Tình hình nghiên cứu suy thoái đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 26)

Công tác điều tra phân loại, xây dựng bản đồ đất để tiến hành kiểm kê, sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo đất đã đ−ợc Chính phủ quan tâm xem xét và đ−a vào trong kế hoạch xây dựng phát triển của mình từ rất sớm.

Từ những năm 1960, việc điều tra đánh giá đất đã đ−ợc thực hiện ở miền Bắc Việt Nam với tỷ lệ bản đồ 1/1.000 000 cho các tỉnh. Cũng trong thời gian này bản đồ đất phần miền Nam Việt Nam đ−ợc Moorman điều tra thành lập [16].

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, bản đồ đất toàn quốc đ−ợc thành lập ở tỷ lệ 1/1.000 000 và 1/500 000 với hệ thống phân loại và chú dẫn thống nhất.

Tại các tỉnh đã có bản đồ đất tỷ lệ 1/100 000 nh−ng hệ thống phân loại và chú dẫn ch−a đồng bộ, đối với các bản đồ xây dựng vào những năm 1960 hệ thống phân loại và tên đất đã cũ, đồng thời yếu tố độ dốc không đ−ợc đ−a vào trong chú dẫn bản đồ.

ở các huyện, vùng chuyên canh, khu kinh tế mới, nông tr−ờng, trạm trại… các bản đồ tỷ lệ lớn 1/50 000; 1/25 000; 1/10 000; 1/5 000 đ−ợc thành lập. Cùng với những kết quả nghiên cứu về điều tra xây dựng bản đồ đất, các nghiên cứu về canh tác trên đất dốc cùng với những biện pháp chống xói mòn cũng lần l−ợt đ−ợc tiến hành.

Những thay đổi về chất l−ợng đất ở Việt Nam, cụ thể là những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con ng−ời đều gây thoái hóa mạnh đến môi tr−ờng đất. Đất bị suy thoái là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh d−ỡng do bị rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, úng ngập, suy thoái hữu cơ, đất bị tr−ợt lở. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng rửa trôi, xói mòn, suy suy thoái học và vật lý đất, khô hạn và sa mạc hoá, phèn hoá, mặn hoá, ngập úng, ô nhiễm đất do phát triển đô thị và công nghiệp.

M−a với c−ờng độ cao, đặc biệt trên đất đồi núi dốc, m−a tập trung vào mùa hè với trên 20% là m−a rào đã gây tình trạng rửa trôi đặc biệt với đất có khả năng chống xói mòn yếu (nh− đất cát, cát pha, thịt nhẹ lớp mặt nghèo mùn); thảm thực vật tự nhiên th−a thớt. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa SiO2, các cation kiềm trao đổi và chất dễ tan bị rửa trôi, các sesquioxyde đ−ợc tích lũy t−ơng đối và tuyệt đối. Trong điều kiện nh− vậy đa số diện tích đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, cân bằng dinh d−ỡng bị phá vỡ nên đất nghèo

dinh d−ỡng. Chất hữu cơ suy thoái nhanh và bị khoáng hóa mạnh. Quá trình phong hóa diễn ra nhanh, mạnh; các khoáng nguyên sinh bị phá hủy, hình thành các khoáng thứ sinh với dung tích hấp thu thấp ở khí hậu nhiệt đới. Ngập úng, mặn hóa, phèn hóa phổ biến ở đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển) hàng năm gây ra sự mất mát không l−ờng hết. Tình trạng khô hạn cũng rất phổ biến ở một số vùng bán khô hạn. Các ảnh h−ởng tiêu cực về tự nhiên trên đây làm cho đất mất khả năng sản xuất, bất chấp sự can thiệp của con ng−ời.

Các nguyên nhân trực tiếp

Nhiều hoạt động của con ng−ời trực tiếp góp phần làm suy thoái đất. Cụ thể là việc sử dụng đất nông nghiệp không hợp lý và lạc hậu (độc canh cây ngắn ngày trên đất đồi núi dốc, đốt n−ơng làm rẫy), phá rừng và thực vật tự nhiên (đ−ợc trình bày tại biểu đồ 2.1), không áp dụng các giải pháp chống xói mòn, luân canh không hợp lý.

Do mức độ che phủ bằng thực vật tự nhiên bị suy giảm ở đất đồi núi đã đẩy mạnh xói mòn do n−ớc.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến rừng ở Việt Nam

(nguồn: FIPI, 2001)6 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1943 1976 1980 1985 1990 1995 2000

Diện tích (triệu ha)

2025 25 30 35 40 45 Độ che phủ (%) Diện tích Độ che phủ

Tr−ớc đây toàn bộ đất n−ớc Việt Nam có rừng che phủ, nh−ng chỉ mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng tòan quốc đã giảm xuống từ chỗ năm 1943 chiếm 43% thì đến năm 1991 chỉ còn 28% tổng diện tích đất cả n−ớc, trong đó chỉ còn 10% là rừng nguyên thủy. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ của rừng, giảm từ 95% đến 17% trong vòng 48 năm, ở nhiều tỉnh độ che phủ rừng tự nhiên tốt còn lại rất thấp, thí dụ ở Lai Châu chỉ còn 7,88%; ở Sơn La 11,95%; và ở Lao Cai 5,38% (đ−ợc trình bày tại biểu đồ 2.2). Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành vùng đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ l−ợng gỗ thấp và phân cách nhau thành những đám rừng nhỏ cách biệt nhau.

Biểu đồ 2.2: Chất l−ợng rừng ở Việt Nam năm 1990 và năm 2000

(nguồn: FIPI, 2001)0 0 2 4 6 8 10 1990 2000

Diện tích (triệu ha)

Trong mấy năm qua, độ che phủ rừng có chiều h−ớng tăng lên: 28,2% năm 1990, 33,2% năm 2000, 35,8% năm 2002, và đến năm 2004 đã đạt khoảng 37,3%, nh−ng trong đó phần lớn là rừng nghèo, rừng th−a, trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 3,4% (năm 2000) và 4,6% (năm 2004) tổng diện tích rừng cả n−ớc. Phần lớn các loại rừng này chỉ còn sót lại tại các vùng núi cao và hiểm trở. ở các vùng thấp, hầu nh− không còn thấy các khu rừng với tính đa dạng sinh học còn nguyên vẹn . Các cơ hội để phục hồi các rừng giàu đang giảm đi nhanh chóng vì các khu rừng giàu đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ.

Do sử dụng n−ớc t−ới chất l−ợng kém, ví dụ sử dụng n−ớc nhiễm mặn, nhiễm phèn để t−ới ở một vài nơi của Đồng bằng sông Cửu Long đã làm lây lan mặn và phèn. Việc khai thác n−ớc mặt quá mức (để t−ới, sử dụng cho các thành phố, khu công nghiệp) đã làm hạ thấp mực n−ớc sông ở một vài nơi và đẩy mạnh xâm nhập n−ớc biển làm mặn hóa. Nhiều tr−ờng hợp n−ớc sau khi sử dụng đã bị ô nhiễm do các hóa chất dùng trong cây nông nghiệp và chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm đất. Các hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa, chất thải sinh hoạt, giao thông đều gây ô nhiễm đất [4].

Việc lạm dụng cơ giới hóa và đánh giá thấp vai trò sinh học, sử dụng máy canh tác nặng đã phá vỡ cấu trúc lớp đất mặt, trong khi bón phân không đủ.

Các nguyên nhân gián tiếp

Do tình trạng đói nghèo và áp lực tăng nhanh về dân số, đặc biệt là ở vùng miền núi, làm cho ng−ời dân không có khả năng đầu t− thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao độ phì nhiêu đất và tổ chức sản xuất bền vững. Điển hình của tập quán canh tác không hợp lý là du canh ở vùng đồi, núi.

Những cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu dẫn đến việc khuyến khích phát triển nền nông nghiệp th−ơng mại góp phần đẩy mạnh thoái hóa đất. Thí dụ, việc thay thế hệ thống canh tác bền vững bằng độc canh và thâm canh cây ngắn ngày trên quan điểm th−ơng mại đã đẩy mạnh thoái hóa đất. Việc

chuyển dân từ đồng bằng lên trung du miền núi để khai hoang, mở rộng đất nông nghiệp cũng dẫn tới việc phá rừng và thoái hóa đất.

Quy mô của sự thoái hóa đất

Qua quan trắc nhiều năm cho thấy: trên 50% diện tích đất tự nhiên của cả n−ớc (3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị suy thoái. Đặc biệt, cần quan tâm cải tạo đối với 0,82 triệu ha đất phèn nông, 0,54 triệu ha đất cát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đ−ớc và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đất lầy úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng vùng đồi núi [1].

Về chất l−ợng quỹ đất, những số liệu điều tra nghiên cứu từ nhiều năm qua cho thấy: thoái hóa là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quĩ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng hơn cả so với các vùng khác và những nỗ lực cải tạo đất chỉ mới đạt đ−ợc trong phạm vi hẹp.

Các loại hình thoái hóa đất

Xói mòn

Việt Nam với đa số đất đồi núi, địa hình chia cắt mạnh, mạng l−ới sông suối dày đặc, sông ngắn, tiết diện dọc dốc, l−ợng m−a lớn lại tập trung vào mùa hè, do đó xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh. Sự rửa trôi phụ thuộc vào nhiều nhân tố: l−ợng m−a, độ dốc, thực vật, chiều dài s−ờn dốc, mức độ chia cắt địa hình, loại đất.

Diện tích đất dốc của Việt Nam phân bố theo các cấp độ dốc nh− sau: 3 - 15o là: 7.142.000 ha; 15 - 25o là: 3.635.500 ha; > 25o là: 13.136.800 ha Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy có 22,95 triệu hecta, chiếm 69,3% đất tự nhiên của cả n−ớc, xói mòn tiềm năng đạt 50 - 4.500 tấn/ha/năm. Mất đất do xói mòn tiềm năng trên đất dốc −ớc tính 10,141 tỉ tấn/năm (trừ diện tích đất bị mất d−ới 50 tấn/ha/năm). Trên thực tế mất đất do xói mòn trên đất dốc ở Việt Nam −ớc tính khoảng 2 tỉ tấn/năm. Vì Việt Nam hiện có khoảng 9,6 triệu hecta rừng, l−ợng đất mất ở đây giảm rất nhiều so với ở đất trống, đồi núi trọc (theo −ớc tính của nhiều nhà khoa học đất Việt Nam) [5].

Thoái hóa hóa học đất

Điều kiện nhiệt đới ẩm Việt Nam cùng với đặc điểm địa hình dốc, chia cắt, thảm thực vật che phủ th−a thớt và quá trình sử dụng đất không hợp lý (nhất là sử dụng các loại đất có vấn đề); tình trạng đói nghèo, hậu quả tàn phá của chiến tranh là những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình thoái hóa đất.

Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của n−ớc ta, c−ờng độ phong hóa đá mẹ rất mạnh, tác động rửa trôi và bốc hơi xúc tiến quá trình feralit, độ no bazơ của đất thấp, tích lũy t−ơng đối và tuyệt đối sesquioxyde. Nhiều nơi hình thành kết von, đá ong chặt (tập trung ở vùng đất giáp đồi núi có mực n−ớc ngầm gần mặt đất). Đa số đất đồi núi trở nên nghèo, chua, khô, rắn. Mùn ít không đủ để bảo vệ keo đất nên bị phá hủy, tiếp tục giải phóng nhôm di động làm cho đất ngày càng chua. Lân dễ tiêu đã ít lại bị giữ chặt. Kali dễ tiêu rất nghèo. Đất đỏ vàng sau một chu kỳ n−ơng rẫy, l−ợng Al+++ đạt tới 50- 60mg/100g đất phải bỏ hóa không trồng trọt đ−ợc [24].

Sự thoái hóa thể hiện rất rõ ở các chỉ tiêu: đất ngày càng chua hơn; các cation kiềm, độ no bazơ, dung tích hấp thu giảm; hàm l−ợng mùn, các chất dinh d−ỡng tổng số và dễ tiêu, đa l−ợng, trung l−ợng và vi l−ợng trong đất ngày càng giảm. Cân bằng dinh d−ỡng trong hệ thống đất - cây - môi tr−ờng bị phá vỡ; tăng nhiều độc tố nh− Fe, Mn, H2S, SO4--, lân bị cố định [25].

Ô nhiễm

Những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất ở n−ớc ta là:

- Sức ép tăng dân số đòi hỏi l−ơng thực thực phẩm ngày càng nhiều và con ng−ời phải áp dụng những biện pháp để tăng c−ờng khai thác độ phì đất. Các biện pháp phổ biến là:

Tăng c−ờng sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp nh− phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Sử dụng các chất điều khiển sinh tr−ởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch.

- Phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa trong điều kiện đầu t− có hạn và thiếu qui hoạch quản lý môi tr−ờng đã gây ô nhiễm các vùng ven đô thị, nhà máy và KCN. Tác nhân gây ô nhiễm chính là các chất thải khí, n−ớc và rắn có nguồn gốc khác nhau của đô thị và công nghiệp.

- Chất độc hóa học do Mỹ rải ở Việt Nam trong chiến tranh đã gây ô nhiễm môi tr−ờng đất ở nhiều địa ph−ơng miền Nam Việt Nam [2], [3].

Các loại ô nhiễm

- Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học:

ở Việt Nam 80% phân bón hóa học dành cho lúa. L−ợng NPK bón còn thấp, đất lại nghèo dinh d−ỡng. Năm 1997 đã bón 126,1 kg NPK cho 1 ha gieo trồng, xấp xỉ mức trung bình của thế giới, nh−ng so với Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc còn thấp hơn nhiều. Tuy nhiên cũng cần quan tâm ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao. Tình trạng hóa chua ở tầng đất canh tác là phổ biến, do nguyên nhân rửa trôi và sử dụng nhiều phân bón có tính chua. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế : n−ớc của 20% số giếng khoan ven biển chứa NO3- đến 10 mg/lit [11].

- Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ:

Thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc sử dụng ở Việt Nam trong những năm qua thuộc 4 nhóm chính: Clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid, trong đó thuộc nhóm lân hữu cơ chiếm 60%. Khối l−ợng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam không nhiều, tính bình quân trong những năm gần đây đạt 0,3- 0,7 kg hoạt chất/ha.

- Ô nhiễm đất do chất thải và n−ớc thải đô thị và khu công nghiệp:

Các khảo sát về ô nhiễm của n−ớc và trầm tích thải của một số thành phố và KCN (ví dụ vùng nội và ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) cho phép nhận định :

N−ớc thải và trầm tích một số kênh rạch, đoạn sông có dấu hiệu tích tụ một số kim loại nặng nh− Arsen (As), Cadimin (Cd), Crom (Cr), Chì (Pb), Đồng (Cu), Thủy ngân (Hg), Molybden (Mo), Nikel (Ni), Bạc (Ag), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Nhôm (Al), Mangan (Mn) với số l−ợng đáng l−u ý. L−ợng khuẩn coli,

oxy hòa tan, ôxy hóa học (COD), ôxy sinh hóa (BOD5) cũng gần ng−ỡng báo động [15].

- Ô nhiễm đất do chất độc hóa học:

Thuốc diệt cỏ, làm rụng lá trong chiến tranh đã gây hậu quả lâu dài đến con ng−ời, tự nhiên và môi tr−ờng đất trên diện tích đất rừng và đất canh tác rộng lớn ở miền Nam Việt Nam.

Diện tích đất bị thoái hóa nghiêm trọng (những điểm nóng). Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều chiếm 16,7 triệu ha. Đất có độ phì nhiêu rất thấp và tầng đất rất mỏng chiếm 9 triệu ha. Đất khô hạn chiếm 3 triệu ha.

Đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh chiếm 1,9 triệu ha [6].

Tác động

Hậu quả quan trọng nhất của thoái hóa đất ở Việt Nam là mất khả năng sản xuất của đất. Những hậu quả xấu nhất của thoái hóa đất là sự cạn kiệt tài nguyên động, thực vật và giảm đất nông nghiệp trên đầu ng−ời đến mức báo động. Theo −ớc tính, sự mất mát gây ra do xói mòn và rửa trôi, chiếm hơn một nửa những mất mát gây ra do mặn hóa, phèn hóa, khô hạn và ngập úng và do suy giảm độ phì nhiêu đất mất phần còn lại

Những thiệt hại gây ra do ngập lũ và ngập úng là rất nghiêm trọng đối với con ng−ời và tài nguyên thiên nhiên. Thí dụ, hai cơn lũ cuối năm 1999 xẩy ra ở Nam Trung bộ đã làm chết 711 ng−ời; thiệt hại về kinh tế trên 235 triệu đô la; n−ớc cuốn trôi hàng triệu tấn đất từ vùng đồi núi xuống sông, suối và đổ ra biển.

Hạn hán trực tiếp ảnh h−ởng đến độ ẩm và chế độ nhiệt trong đất, sự hình thành và phân huỷ chất hữu cơ, thay đổi cấu trúc đoàn lạp đất và các tổ hợp hữu khoáng của đất. Nó tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng do phá vỡ đa dạng sinh học, giảm hoạt tính sinh học và làm ngừng trệ khả năng sản xuất của đất.

Mặn hóa và phèn hóa cũng là những đe doạ chủ yếu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trên diện tích khoảng 3 triệu hecta, cụ thể là ở đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)