Nhóm đất mùn alít trên núi cao 1316

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 67)

III.1 Đất mùn Alít núi cao tầng đá sâu 1316 1316

17 Đất mùn Alít núi cao tầng đá sâu 1316 1316

Tổng 62004 21 161 46 807 4520 55499

Hình thái phẫu diện đặc tr−ng kiểu A (B), C hoặc AC trong đó tầng B nếu có, chủ yếu là tầng biến đổi về màu sắc hoặc cấu trúc, đ−ợc tạo ra do quá trình thoát huỷ, do sự di chuyển của n−ớc ngầm, hoặc do một số yếu tố tác nhân khác, dẫn tới sự biến đổi về mức độ bão hoà n−ớc trong đất, về trạng thái ôxi hoá khử và quá trình biến đổi hình thái các lớp đất phù sa ban đầu. Các quá trình rửa trôi, tích tụ sét, sắt, nhôm và quá trình phá huỷ khoáng sét để tạo ra tầng tích tụ B xảy ra còn yếu.

ở địa hình thấp, trồng 2 vụ lúa, th−ờng xuyên bị ngập n−ớc, đất có màu xám xanh, cấu trúc đất không phát triển mang đặc tính glây đ−ợc phân biệt ở cấp III (đơn vị đất phụ).

ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa hoặc hoa màu, đất ít bão hoà n−ớc, quá trình tích luỹ vật chất từ n−ớc ngầm theo mao quản lên tầng trên đ−ợc thực hiện, hình thành tầng có màu loang lổ có kết von non: tầng chẩn đoán Plinthic. ở địa hình trung bình có dao động mực n−ớc ngầm giữa mùa m−a và mùa khô, tầng tích tụ đốm rỉ, đất đã phát triển cấu trúc hình lăng trụ: tầng chẩn đoán Cambic (tầng mới biến đổi).

Tuỳ mức độ điển hình của tầng chẩn đoán để phân loại đất phù sa. Theo phân loại của FAO – UNESCO, đất phù sa không có tầng chẩn đoán gleyic, cambic, plinthic, khi các tầng chẩn đoán trên thể hiện không điển hình thì đ−a vào các tính chất chẩn đoán của đất phù sa.

Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại đơn vị chính và đơn vị phụ, nhóm đất phù sa ở huyện Hoàng Su Phì có 1 đơn vị chính (soil unit) và đ−ợc chia thành 2 đơn vị phụ (sub soil unit).

Đơn vị chính đất phù sa của huyện Hoàng Su Phì vận dụng tiêu chuẩn V% và pHKCl, khi V% cao hơn 50% và (pHKCl> 5) thì xếp vào đất phù sa trung tính ít chua, khi V% thấp hơn 50% và (pHKCl< 5) thì xếp vào đất phù sa chua.

Đất phù sa chua Pc (Dystric Fluvisols – Fld), diện tích 83 ha, phân loại chi tiết đất phù sa chua cho bản đồ tỷ lệ 1/50.000 huyện Hoàng Su Phì

thành 2 đơn vị đất phụ.

Đất phù sa chua điển hình, ký hiệu Pc – h (Hapli Dystric Fluvisols FLd-h)

diện tích 31 ha phân bố chủ yếu ở xã Thông Nguyên và Nậm Ty. Phẫu diện điển hình đào ở bản Tạ Hồ Diên - xã Thông Nguyên trên đất trồng 2 vụ lúa cho thấy: đất phân lớp khá rõ ràng và có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt, đến cát thô hoặc thịt trung bình ở tầng sâu.

Đất chua, tầng canh tác (pHKCL = 4,3), độ bão hoà bazơ thấp (35%), chất hữu cơ tổng số trung bình (2,79%), đạm tổng số tầng mặt trung bình khá (0,17%), tầng d−ới nghèo, lân tổng số các tầng khá (0,11%), kali tổng số giàu (1,44%), lân dễ tiêu khá (12,6mg/100g đất), kali dễ tiêu nghèo (< 7 mg/100g đất), cation kiềm trao đổi thấp (3,4 ldl/100g đất), CEC thấp.

Đất phù sa chua cơ giới nhẹ Pc – a (Areni Dystric Fluvisols FLd – a),

diện tích 52 ha có ở xã Nam Sơn, Bản Máy và Nậm Khoà.

Phẫu diện điển hình tại xã Nậm Khoà trên đất 2 vụ lúa cho thấy, đất chua (pHKCl = 4,39), chất hữu cơ tầng mặt thấp (1,62%) giảm theo chiều sâu, đạm tổng số tầng mặt giàu (0,118%), các tầng d−ới giảm dần theo chiều sâu, lân tổng số nghèo (0,075%), kali tổng số khá (< 0,98%), lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo (< 5mg/100g đất), canxi và magiê trao đổi thấp (< 5mg/100g đất).

Nhìn chung đất phù sa chua có hàm l−ợng chất dinh d−ỡng vào loại trung bình đến thấp. Vì vậy sử dụng loại đất này cần chú ý tăng c−ờng bổ sung chất hữu cơ, bón phân cân đối, luân canh bằng cây trồng cạn để đất thoáng khí và bón vôi cho đất bớt chua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 67)