Ẩm không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 52 - 56)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.2.3. ẩm không khí

Độ ẩm t−ơng đối trung bình của Hoàng Su Phì khá cao: 80%, từ đầu mùa m−a đến tháng 6, độ ẩm trung bình tháng dao động trong khoảng 80- 84%, thời kỳ cuối mùa khô vào các tháng 3,4 độ ẩm không khí thấp nhất trong năm, trung bình tháng chỉ vào khoảng 77%, nh−ng có tháng độ ẩm trung bình đo đ−ợc chỉ khoảng 10 - 36% vào các tháng mùa khô [27].

1469.3 69.3 62.2 32.8 371.5 364.3 316.3 156 0.8 13.1 13.6 46.1 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng l−ợng m−a (mm)

Bảng 4.3. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2005

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩm (%) 81 80 77 77 76 80 83 84 83 82 82 82

Biểu đồ 4.3: Độ ẩm trung bình năm 2005 4.1.3. Địa hình, địa mạo

Vòm sông Chảy có hình dạng ôvan. Địa hình Hoàng Su Phì thể hiện kiến trúc hình thái vòm sông Chảy với các quá trình ngoại sinh phức tạp, kéo dài theo h−ớng Đông Bắc - Tây Nam. Thuộc vùng th−ợng nguồn của hệ thống sông Chảy với địa hình núi dốc, chia cắt mạnh, thung lũng sâu, nhiều ghềnh thác.

Có thể chia vòm sông Chảy thành 2 hệ thống dãy núi:

- Hệ thống dãy núi cao phần phía Đông Bắc vòm sông Chảy. Hệ thống đỉnh của dãy này kéo dài theo h−ớng Tây Bắc, Đông Nam. Phần trung tâm là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao trên 2.400 m, giảm dần về phía Tây Bắc đến các đỉnh cao 1.800 - 2000; 2.300 m. Phần phía Đông Nam của dãy chia thành 3 dãy phụ: dãy kéo dài theo h−ớng Bắc - Đông Bắc giảm dần đến độ cao 2.000 m, dãy kéo dài theo h−ớng Đông giảm dần đến độ cao 2.000 m, còn dãy kéo dài

8477 77 77 80 81 80 76 83 83 82 82 82 72 74 76 78 80 82 84 86 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tháng Độ ẩm (% )

theo h−ớng Đông Nam giảm dần đến độ cao 1.900 m. Phần s−ờn phía Bắc và Đông của hệ thống này rất dốc, độ cao giảm đột ngột từ độ cao 2.000 m đến 200 m trên khoảng cách 6 - 7 km (trung bình 1 km chênh cao 300 m).

Hệ thống núi phía Tây Nam vòm sông Chảy kéo dài theo h−ớng Đông Bắc - Tây Nam, gần vuông góc với hệ thống núi phía Đông Bắc. Nhánh kéo dài theo h−ớng Đông Bắc giảm dần đến độ cao 1.200 m. Nhánh kéo dài theo h−ớng Tây Nam giảm dần xuống độ cao 1.300 m, còn nhánh kéo dài theo h−ớng Đông Nam giảm dần xuống độ cao 1.300 m. Các s−ờn của hệ thống núi này độ dốc kém hơn hệ thống núi phía Đông Bắc (trung bình 1 km chênh cao 200 - 250 m).

Giữa 2 hệ thống núi nói trên là một bề mặt bình sơn nguyên đã bị chia cắt khá mạnh mẽ, tạo thành các dãy đồi và núi có các đ−ờng đỉnh kéo dài chủ yếu theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam. Độ chênh cao của các dãy đồi và núi khoảng 300 - 400 m (từ các đỉnh 1.000 - 1.100 đến 1.300 - 1.600 m).

Vòm sông Chảy bị chia cắt bởi một hệ thống đứt gãy rất phức tạp. Hệ thống đứt gãy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, chia cắt vòm sông Chảy thành 3 vùng: vùng núi cao phía Đông Bắc, vùng núi cao phía Tây Nam và vùng Bình Sơn nguyên ở phần trung tâm. Hoàng Su Phì thuộc vùng núi cao phía Tây Nam của vòm sông Chảy.

Hoàng Su Phì có địa hình rất phức tạp th−ờng bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và trung bình (có độ cao từ 600 - 2.400m), theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam và thấp dần theo h−ớng của dòng chảy (Sông Chảy và Sông Bạc). Về cơ bản có thể chia ra 3 dạng địa hình chính:

Địa hình núi cao và trung bình: có diện tích khoảng 55.000 ha. Bao gồm hầu hết các xã của huyện, địa hình này đ−ợc tạo bởi các dãy núi có độ cao trên 900m và có độ dốc trên 25o, nhìn chung các dãy núi này đều chạy theo hai h−ớng: một h−ớng bao gồm các dãy núi chạy dài theo đ−ờng địa giới tiếp giáp với các huyện và đ−ờng biên giới Quốc gia tạo thành một vòng cung lớn bao quanh huyện. H−ớng thứ hai gồm các dãy núi cao cắt ngang từ phía Tây sang

phía Đông huyện (từ xã Hồ Thầu tới xã Tả Sử Choóng). Trên dạng địa hình này chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng, tạo thành khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn sông Chảy, và cải thiên môi sinh cho vùng.

Địa hình đồi núi thấp: có diện tích khoảng 1.500 ha, đ−ợc tạo bởi các dãy đồi núi có độ cao d−ới 900 m. Phân bố tập trung ở vùng giữa dọc theo sông Chảy và suối Nậm Khoà. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Địa hình thung lũng hẹp: có diện tích khoảng 1.000 ha gồm các dải đất bằng hoặc l−ợn sóng dọc theo các triền sông, khe suối thuận lợi cho việc trồng lúa n−ớc và hoa màu.

Diện tích các loại đất phân theo cấp độ dốc của huyện Hoàng Su Phì nh− sau: Đất có độ dốc cấp I (từ 0 – 3o): 21 ha. Đất có độ dốc cấp II (từ 3- 8o): 161 ha. Đất có độ dốc cấp III (từ 8 – 15o): 46 ha. Đất có độ dốc cấp IV (từ 15 – 20o): 807 ha. Đất có độ dốc cấp V (từ 20 – 25o): 4.520 ha. Đất có độ dốc cấp VI (trên 25o): 55.499 ha.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Giang)

Tóm lại, Hoàng Su Phì là huyện có địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh và độ dốc lớn nên về mùa m−a khả năng tập trung dòng chảy rất nhanh và tốc độ dòng chảy rất lớn vì vậy việc trồng và bảo vệ rừng dầu nguồn có nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện[7],[32].

4.1.4. Thuỷ văn

Huyện Hoàng Su Phì có hai hệ thống sông chính: sông Chảy và sông Bạc. Hệ thống sông Chảy: bắt nguồn từ dãy núi cao Tây Côn Lĩnh, chảy qua huyện Xín Mần, qua tỉnh Lào Cai, Yên Bái, cuối cùng đổ vào sông Lô (tại Đoan Hùng). Do bắt nguồn từ dãy núi cao nên độ dốc lòng sông lớn, hai bên bờ là núi cao, lòng sông dạng hẻm vực. Vì vậy đầu t− sử dụng nguồn n−ớc này rất khó khăn.

Hệ thống sông Bạc: bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc địa phận xã Nậm Ty chảy qua Thông Nguyên, Nậm Khoà, Tiên Nguyên, Xuân Minh và đổ ra sông Con. Hệ thống sông Bạc có độ dốc lòng sông lớn, đầu t− khai thác sử dụng nguồn n−ớc cũng rất hạn chế.

Hai hệ thống sông này có l−ợng dòng chảy hàng năm lớn: 50- 70lit/s/km2 ; hệ số dòng chảy năm từ 0,8 – 0,87; hệ số biến động dòng chảy từ 0,11 - 0,16. Đây là vùng bị xâm thực mạnh với l−ợng xâm thực từ 400 – 500 tấn/km2/năm [7].

Ngoài hai hệ thống sông trên huyện Hoàng Su Phì còn có nhiều khe suối, chủ yếu có n−ớc vào mùa m−a, các khe suối nhỏ này chính là nơi cung cấp cung cấp n−ớc t−ới cho vụ mùa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)