Các tác nhân tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 76)

- Nhóm đất xám: Ký hiệu X (Acrisols AC) [32]

4.2.1. Các tác nhân tự nhiên

4.2.1.1.Xói mòn

Xói mòn là một quá trình ngoại sinh có vai trò quan trọng nhất trong việc làm suy thoái đất đồi núi, xói mòn đất gây ra những tác hại nhiều mặt không chỉ cho môi tr−ờng đất tại chỗ mà còn ảnh h−ởng đến đất đai và nguồn n−ớc các vùng thấp.

Tr−ớc hết, xói mòn cuốn trôi lớp đất mặt là lớp đất tập trung nhiều chất dinh d−ỡng và có các đặc tính sinh học tốt nhất. Do quá trình tích luỹ sinh học, lớp đất trên cùng chứa đại bộ phận khối l−ợng chất mùn, đạm và một l−ợng đáng kể l−ợng lân và kali, ngoại trừ lân và kali một phần đ−ợc tạo ra trong đất do phong hoá đá mẹ còn các chất mùn và đạm hầu nh− do thực vật tổng hợp và để lại d−ới dạng tàn d− ở lớp đất mặt. Do đó, tầng đất mặt bị xói mòn đã làm cho đất mất một l−ợng chất dinh d−ỡng. Đối với đất canh tác bị xói mòn mạnh nếu không đ−ợc bón phân để bù đắp lại chất dinh d−ỡng mất đi thì cây trồng nhanh chóng giảm năng suất.

Tác động của xói mòn do m−a và dòng chảy mặt còn làm mất các phần tử sét và các hạt mịn, khiến cho đất trở nên mất kết cấu hoặc trai cứng trên bề mặt, khả năng thấm n−ớc của đất giảm rõ rệt. Tốc độ xói mòn cao hơn tốc độ hình thành đất làm tầng đất mỏng dần và cuối cùng dẫn tới trơ ra tầng đá mẹ. Hậu quả của việc suy giảm các đặc tính vật lý và đặc tính thấm n−ớc của đất cũng làm tầng dầy dẫn đến một loạt các tác động có hại nh−: làm giảm khả năng nảy mầm của hạt gieo và việc phát tán của thực vật, ngăn cản sự phát triển của rễ, tăng mức độ khô hạn vào những thời kỳ không m−a.

Đồng ruộng d−ới các s−ờn dốc bị xói mòn mạnh có nguy cơ bị bồi lấp của cát và đất đá cuốn trôi từ trên xuống dẫn đến nhiều trở ngại cho sản xuất và gây thiệt hại mùa màng.

Ngoài ra, quá trình xói mòn làm suy giảm một chức năng quan trọng của môi tr−ờng đất là điều hoà nguồn n−ớc và bảo vệ chất l−ợng n−ớc. Các l−u vực đầu nguồn bị xói mòn mạnh và có khả năng điều tiết n−ớc kém có xu h−ớng tăng dòng chảy mùa lũ, sự bồi lắng của bùn cát gây bồi lắng hồ chứa và kênh m−ơng.

Đặc điểm và c−ờng độ xói mòn đất phụ thuộc vào một loạt các yếu tố nh−: m−a (l−ợng m−a và c−ờng độ m−a), dòng chảy mặt (l−ợng dòng chảy, tốc độ dòng chảy), đất (các đặc tính vật lý, kết cấu và tính thấm của đất), địa hình (độ dốc và chiều dài s−ờn dốc, hình dạng và vị trí của địa hình), thảm phủ thực vật (độc che phủ và chất l−ợng che phủ), kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất, kỹ

thuật canh tác (làm đất, xây dựng các công trình chống xói mòn).

Các yếu tố tự nhiên ảnh h−ởng mạnh đến quá trình xói mòn đ−ợc tóm tắt nh− sau:

- M−a và dòng chảy mặt.

L−ợng m−a và khả năng xuất hiện dòng chảy mặt ở huyện Hoàng Su Phì lớn, theo tính toán môđun dòng chảy của huyện là (32,2lít/s/km2).

L−ợng m−a tập trung các tháng mùa m−a và cao nhất vào tháng 6,7,8, các tháng này l−ợng m−a trung bình từ 243,1mm đến 467,8 mm (số liệu của Trạm Khí t−ợng thuỷ văn Hoàng Su Phì từ năm 2001 đến năm 2005) nên c−ờng độ và nguy cơ xói mòn rất lớn [27].

- Địa hình và ảnh h−ởng của các yếu tố địa hình đến xói mòn [8].

+ Độ dốc quyết định thế năng của hạt đất và dòng chảy phát sinh trên bề mặt, do vậy nó là yếu tố quyết định đến l−ợng xói mòn. Năng l−ợng gây xói mòn của dòng chảy bề mặt gia tăng khi độ dốc gia tăng. Giữa l−ợng đất bị xói mòn và độ dốc có quan hệ hàm số mũ.

M = Sa

Trong đó: M: l−ợng đất bị mất do xói mòn.

S: độ dốc,

A: hệ số mũ (a = 1,35).

+ Dạng hình học của s−ờn dốc có ảnh h−ởng khác nhau đến xói mòn. L−ợng đất bị mất do xói mòn ở s−ờn dốc phẳng lớn hơn so với s−ờn dốc có dạng lõm và nhỏ hơn trên s−ờn dốc có dạng lồi.

Cũng nh− độ dốc, chiều dài s−ờn dốc (L) có t−ơng quan thuận đối với xói mòn, tổn thất mất đất tăng mạnh trên s−ờn dốc có độ dài lớn hơn.

Nhân tố địa hình là tổng hoà của hai yếu tố độ dốc và chiều dài s−ờn dốc (LS). Để tìm hiểu sự phân bố của đất đai theo địa hình, tôi đã tiến hành điều tra diện tích đất đai phân bố theo độ dốc của từng xã trên địa bàn huyện (bảng 4.8).

Bảng 4.8. Phân cấp độ dốc theo đơn vị hành chính

Cấp độ dốc TT Tên xã Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI 1 Đản Ván 120 1645 2 Bản Luốc 23 2824 3 Bản Máy 27 27 6 2696 4 Bản Nhùng 25 24 1661 5 Bản Péo 21 58 1149 6 Bản Phùng 49 1689 7 Chiến Phố 146 2835 8 Hồ Thầu 61 24 39 4917 9 Nàng Đôn 60 1281 10 Nam Sơn 21 9 288 318 2286 11 Nậm Dịch 73 1773 12 Nậm Khoà 21 143 4097 13 Nậm Ty 54 162 189 3835 14 Ngậm Đăng Vài 1079 15 Pố Lồ 25 2537 16 Pờ Ly Ngài 88 2020 17 Sán Sả Hồ 30 1293 18 Tân Tiến 30 619 1044 19 Tả Sử Choóng 98 2315 20 Thông Nguyên 46 10 209 42 3764 21 Thàng Tín 8 2096 22 Thèn Chu Phìn 2024 23 Thị trấn Vinh Quang 460 460 24 Tụ Nhân 1758 452 25 Túng Sán 144 4596 Tổng 21 161 46 807 4520 55.499

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Giang)

- Tác động của thảm thực vật: Thảm thực vật có tác dụng rất lớn ngăn chặn xói mòn nhờ làm tắt năng l−ợng của hạt m−a, làm chậm tích tụ n−ớc vào đất, tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm lá rụng...Thảm cây trồng không

thể nào so sánh đ−ợc với thảm thực vật rừng tự nhiên nhiệt đới về công năng giữ n−ớc, giữ đất.

Đáng l−u ý thảm thực vật là biện pháp hữu hiệu và khả thi, nông dân dễ tiến hành.

- ảnh h−ởng của biện pháp canh tác: Biện pháp canh tác chống xói mòn nhằm giảm nhẹ mất đất, n−ớc trong quá trình canh tác, chủ yếu đó là:

Canh tác theo đ−ờng đồng mức. Trồng cây theo băng.

Luân canh, đa canh,trồng xen, trồng gối. Tạo đai rừng.

Phủ gốc, phủ đất bằng vật liệu hữu cơ và không hữu cơ. Sử dụng các chất kết dính và tạo màng bọc đất.

Bón phân đúng cách để tạo tán che kịp thời và bộ rễ phát triển. - ảnh h−ởng của biện pháp công trình.

Các biện pháp công trình trong canh tác có tác động cơ lý trong việc cắt dòng, nắn dòng, điều tiết tốc độ dòng chảy để cuối cùng là giảm xói mòn đến mức thấp nhất. Trong thực tế đã sáng tạo ra rất nhiều cách làm nh−:

Làm hồ, ao, đập giữ n−ớc. Tạo m−ơng, bờ, ngang dốc. Làm hó hình vẩy cá.

Làm bồn quanh gốc cây. Làm ruộng bậc thang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)