Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Đối t−ợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 49)

3.1. Đối t−ợng nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Tài nguyên đất đai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều tra đánh giá đặc tr−ng môi tr−ờng đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang Hà Giang - Khí hậu. - Địa hình. - Thuỷ văn. - Địa chất và đá mẹ tạo thành đất. - Thảm thực vật tự nhiên và tình hình sử dụng đất. - Vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nh−ỡng.

- Mô tả hiện trạng sử dụng đất của huyện.

3.2.2. Xác định và đánh giá một số nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái đất

- Tác nhân tự nhiên: + Quá trình xói mòn. + Quá trình sạt lở đất. - Các tác nhân kinh tế, xã hội:

+ Các hoạt động khai thác rừng và đất rừng.

+ Hoạt động trong nông nghiệp (canh tác, bón phân, t−ới n−ớc, sử dụng nông d−ợc).

3.2.3. Xác định và đánh giá các loại hình và mức độ suy thoái đất

+ Mất đất do xói mòn.

+ Suy giảm đặc tính hoá học.

Dự kiến một số chỉ tiêu sau đây làm cơ sở so sánh:

tiêu, Mg++, Ca++,Na+, K+ CEC, thành phần cơ giới.

3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

- Ph−ơng pháp kế thừa: kế thừa, tham khảo có chọn lọc các tài liệu đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

- Ph−ơng pháp phân tích hệ thống: nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất trong mối quan hệ với các yếu tố ngoại cảnh và các quá trình khác.

+ Điều tra theo các đơn vị đất đặc tr−ng.

+ Quan trắc các yếu tố địa hình và độ dốc, đặc điểm và độ che phủ của thực vật, sự có mặt của các cây chỉ thị (ví dụ nh− sim, mua chỉ thị cho đất chua, cây cong queo và th−a thớt chứng tỏ đất bị xói mòn mạnh và có tầng mỏng...), dấu vết của xói mòn và sạt lở đất (sự xuất hiện mật độ và kích th−ớc của m−ơng xói, rãnh xói, dấu vết của sự xói mòn bề mặt thông qua sự xuất lộ của rễ cây, đá lộ, cao trình mặt đất ở nơi bị xói mòn và nơi có vật chắn bảo vệ, sự xuất hiện và độ lớn của khoáng vật, các vạt dốc tụ, các vách sạt lở).

+ Lấy mẫu phân tích đất: việc lấy mẫu phân tích là để hỗ trợ cho các quá trình nhận định quan sát ngoài thực địa. Việc so sánh các kết quả phân tích trên cùng một vị trí sau nhiều năm để đánh giá mức độ suy thoái th−ờng khó thực hiện. Do đó phải lấy ở các điểm t−ơng đối đồng nhất về khí hậu, địa hình, chế độ n−ớc, loại đất và chỉ khác nhau biểu hiện chuẩn đoán bên ngoài. Đất d−ới rừng nguyên sinh: ch−a bị tác động và suy thoái.

Đất sau n−ơng rẫy: bị suy thoái mạnh.

Các loại đất khác có mức độ suy thoái khác nhau th−ờng đ−ợc so sánh với hai loại đất trên làm đối chứng.

- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xây dựng bản đồ, thổ nh−ỡng và hiện trạng sử dụng đất đai, xác định một số loại hình sử dụng đất để phân tích theo các tiêu chí:

+ Phổ biến.

+ Điều kiện nhân học cho phép.

Đối với địa bàn huyện Hoàng Su Phì là một huyện miền núi tôi dự kiến lựa chọn các loại hình sử dụng đất sau để lấy mẫu phân tích.

Rừng tự nhiên.

Rừng trồng sản xuất của Lâm tr−ờng Hoàng su phì. Đất trồng chè.

Đất ruộng bậc thang.

Đất đang canh tác n−ơng rẫy. Đất trồng cỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất sau n−ơng rẫy bỏ hoá 3 năm để kiểm tra sự phục hồi của đất.

Mỗi loại hình sử dụng đất trên dự kiến lấy mẫu ở 2 điểm có độ dốc khác nhau để phân tích.

- Xác định l−ợng đất mất do xói mòn bằng 2 ph−ơng pháp: ph−ơng trình mất đất phổ dụng và xây ô thí nghiệm trên 5 loại hình sử dụng đất khác nhau để so sánh:

+ Đất rừng trồng: khu vực rừng trồng thông đ−ợc khoảng 30 năm tuổi tại thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì (TN 1).

+ Đất trồng cây ăn quả: tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì (TN 2). + Đất trồng chè tại xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì (TN 3).

+ Đất trồng Ngô tại xã Tân Tiến huyện Hoàng Su Phì (TN 4). + Đất trồng cỏ tại xã Bản Buốc huyện Hoàng Su Phì (TN 5).

Mỗi loại hình sử dụng đất này dự kiến đóng cọc và xây 1 ô thí nghiệm có kích th−ớc 20 m*5 m, có đào hố hứng n−ớc, cân l−ợng đất mất và lấy mẫu phân tích đất sau khi m−a để phân tích so sánh.

Ph−ơng pháp phân tích các chỉ tiêu: pHKCl, OM%; N, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, Mg++, Ca++,Na+, K+ CEC, thành phần cơ giới.

- pHKCL: sử dụng máy đo pH và ph−ơng pháp chiết rút bằng KCL 1N. - OM %: ph−ơng pháp Walkley Black

- K2O %: công phá bằng hỗn hợp H2SO4- HCLO4 xác định kali tổng số bằng máy quang kế ngọn lửa.

- P2O5%: công phá bằng hỗn hợp H2SO4 - HCLO4 sử dụng máy quang phổ kế, P2O5 đ−ợc xác định bằng ph−ơng pháp đo màu dạng xanh Molipđen.

- N %: theo ph−ơng pháp Kjendhal. - P2O5 dễ tiêu: ph−ơng pháp Oniani.

- K2O dễ tiêu: quang kế ngọn lửa

- Ca++,Mg++: ph−ơng pháp chuẩn độ bằng TrilonB - CEC: ph−ơng pháp amonaxetat

Chỉ tiêu và các ph−ơng pháp phân tích n−ớc:

- Độ dẫn điện (EC) - đo tại chỗ bằng EC- meter (às/ cm) - pH đo bằng pH - meter

- Oxy hóa học (COD), là l−ợng oxy cần để oxy hóa chất hữu cơ (mg O2/lít), mẫu đ−ợc oxy hóa bằng kalidichromat (K2Cr2O7) với Ag2SO4 làm xúc tác với sự có mặt của H+, sau đó đ−ợc chuẩn độ bằng FeSO4 với chất chỉ thị là Feroin.

- Oxy sinh hóa (BOD) - xác định theo ph−ơng pháp đo độ chêch lệch DO, thời gian ủ 5 ngày đêm ở nhiệt độ 200C.

- Nitơrat (NO3-) - xác định bằng ph−ơng pháp khử nitrat tới nitơrít thuốc thử axit sunfanilic và α- napthylamine.

- P2O5% - theo ph−ơng pháp so màu trên quang kế spectrophotometer - Amoni (NH4+) - xác định bằng thuốc thử Nessler trong môi tr−ờng kiềm mạnh đo trên quang kế spectrophotometer

- Coliform - xác định bằng ph−ơng pháp nuôi cấy trên môi tr−ờng chuyên tính theo dãy pha loãng, tỷ lệ 1/ 10.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 49)