CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO
3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật
• Trong sáng, giản dị, mang hơi thở của cuộc sống
Nét giống nhau cơ bản trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là trong sáng, giản dị, mang hơi thở cuộc sống. Điều đó góp phần làm cho các tác phẩm văn chương của họ có sức sống lâu bền. Văn là đời. Vậy còn gì thích hợp khi chất liệu tạo nên các tác phẩm là những ngôn ngữ bắt nguồn từ trong nhân dân, từ trong đời sống hằng ngày. Như ta đã biết, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trước hết là nghệ thuật sử dụng từ ngữ. Ở phương diện này, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có điểm tương đồng là họ đã dùng từ ngữ từ trong đời sống nhân dân, mang hơi thở của thời đại. Với Nguyễn Công Hoan, ta thấy đó là một bước đột phá. Giai đoạn Nguyễn Công Hoan xuất hiện là giai đoạn mà chữ quốc ngữ còn là một hiện tượng vẫn còn mới mẻ. Trước đó, trong một thời gian dài, người ta đã chấp nhận, đã quen hơi với lối văn mang tính biền ngẫu, từ ngữ ước lệ,
tượng trưng của thi pháp trung đại. Và Nguyễn Công Hoan đến với làng văn mang theo những cách đặt câu hoàn toàn mới, những chữ dùng lạ mà quen. Lạ vì trước đây ít ai dùng nhưng quen vì ta bắt gặp những từ ngữ ấy, những câu nói ấy qua cửa miệng của nhân dân trong đời sống hằng ngày. Nguyễn Công Hoan với cách đặt câu ngắn, dùng từ giản dị, bình dân, mang tính khẩu ngữ, xa rời lối văn cầu kì, uyên bác, nhiều rườm rà với nhịp điệu cân đối, nhịp nhàng trước đây đã tạo được phong vị mới cho ngôn ngữ truyện ngắn đương thời. Lời văn của Nguyễn Công Hoan có sức sống bền lâu là vì nó có gốc rễ từ trong nhân dân, rất bình dân và “rất đời”. Đây là một cảnh chợ đời thường được Nguyễn Công Hoan miêu tả đúng với cái bát nháo, lộn xộn, mất trật tự như nó vốn có: “Người ta chen nhau, đẩy nhau, cản nhau. Một tốp người đi. Một tốp người lại, tranh nhau đi rồi lại mắc ngẵng ở lối hẹp. Ùn lại. Người ta đẩy nhau. Một bà đương chổng mông, mặc cả bìa đậu, bị giúi ngã sấp xuống mẹt hàng. Một chuỗi của chẳng ngon bày ngay ra để hiến các ông bà ông vải. Nheo nhéo. Những người khôn ngoan, làm lơ, tay giữ túi, chân bước đi. Cho được việc. Người tò mò, hiếu sự, đứng lại, tủm tỉm cười, hùn cho đám chửi nhau vui hơn. Vòng trong, vòng ngoài, người ta kéo đến xem và nghe. Đông như đám hội” (Bữa no... đòn). Khi miêu tả không khí nóng bức và sự khó chịu của con người đang phải chịu đựng cái oi bức đó, Nguyễn Công Hoan cũng sử dụng những từ ngữ cũng hết sức linh hoạt và bình dân: “Mấy hôm nay, nhờ trời, dân Việt Nam ta không phải phàn nàn rằng nước ta kém nực. Gớm ghiếc! Nóng đâu lại có cái nóng thế! Suốt ngày, ánh nắng rọi xuống làm cho đất trắng xóa, nẻ kẽ, lá cây gục lả như sắp chết khát. Thỉnh thoảng, trận gió tây nổi lên, hắt hơi lửa vào mặt. Buổi tối thì im gió, nên khí nóng cứ lẩn quất một nơi. Quạt đến rã cánh tay, chẳng qua chỉ đổi hơi bức chỗ này lấy hơi bức chỗ khác. Bởi vậy, ai kia, chứ bà thì thấy khổ lắm. Bà bứt rứt, khó chịu nhiều lúc muốn vứt phăng cả chân tay đi, tưởng chừng như thế thì đỡ vướng víu. Bà bới tóc ngỏng lên tận đỉnh đầu, ngồi ngửa bụng ra, chống hai tay lại đằng sau mà thở. Nhiều lúc, ngó thấy trời xanh ngăn ngắt, bà phịu cả đôi môi dày và ướt, cau có nói:
- Lạy bố, thế này thì đến chảy mỡ ra mất!”
(Phành Phạch)
Có thể nói ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nó mang đậm vị bình dân vì Nguyễn Công Hoan len lỏi vào những cảnh sống đời thường với những cái hằng ngày dù là vụn vặt. Đó là những cảnh chợ, người mua người bán xôn xao, có cả sự hồi hộp khi phải vừa bán hàng vừa trông chừng kẻ cắp (Bữa no... đòn, Thằng ăn cắp); cảnh ế khách não ruột của một anh xẩm trong buổi chiều tối rét mướt (Anh xẩm), cảnh nháo nhát, trốn tránh, truy
lùng ở thôn quê khi có trát quan đòi dân đi xem bóng (Tinh thần thể dục)... Vì Nguyễn Công Hoan tập trung vào những cảnh đời, miêu tả như nó vốn có nên ngôn ngữ cũng rất tự nhiên, mộc mạc. Ở điểm này, Nguyễn Công Hoan có nét tương đồng với Nam Cao. Nam Cao xuất hiện sau Nguyễn Công Hoan vào thời điểm chữ quốc ngữ đã khá phát triển. Ở các truyện ngắn của Nam Cao, ta bắt gặp một lối văn với câu, từ dùng cũng giản dị, mộc mạc, trong sáng và hơn hết là gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Nam Cao có tác phẩm đi vào lòng người, bám rễ cùng thời gian cũng vì lối văn giản dị, trong sáng, đời thường này. Chính vì đề tài Nam Cao hướng đến trong các tác phẩm của mình thường là những lát cắt trong đời sống hằng ngày, là những mẫu chuyện xoay xung quanh cuộc đời những con người nông dân nhỏ bé sống bao bọc bỡi lũy tre làng nên ngôn ngữ của ông cũng trong sáng, giản dị, mang hơi thở cuộc sống. Ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nam Cao là ngôn ngữ của lớp quần chúng nhân dân lao động nghèo, là tiếng nói cất lên từ cửa miệng của những kiếp người lao khổ. Tương đồng nhưng có sự phát triển hơn so với Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ của truyện ngắn Nam Cao thật sự đã có những bước phát triển vượt bậc. Tiếng nói dân tộc được nhà văn sử dụng thoát khỏi hoàn toàn lối văn biền ngẫu, đưa đẩy, kiểu cách, trước đây mà trong một vài tác phẩm của Nguyễn Công Hoan ta vẫn còn cảm nhận thấp thoáng dư vị của nó. Ngôn ngữ đời sống được Nam Cao đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên, thuần thục. Và vì nó là ngôn ngữ của nhân dân, của những cái đang diễn ra trong đời nên sức sống của nó lâu dài theo thời gian. Nam Cao tả cảnh, tả việc tự nhiên như nó vốn có, không khoa trương, không xa lạ mà rất gần với đời, với người. Như trong Làm tổ, Nam Cao đã kể chuyện, tả cảnh bằng ngôn ngữ rất tự nhiên, ngôn ngữ của người nông dân nơi thôn quê: “Ai dám ngờ sang tháng chín rồi mà còn có bão to? Thấy trời trở heo may, người ta tưởng đấy là thu. Những người giàu lấy áo mặc thêm. Những người nghèo mơ ước một nồi ngô bung để ăn cho chắc dạ trước khi đi ngủ. Trời lạnh lại càng khỏe đói. Nếu có mà ăn, người ta có thể ăn suốt ngày. Trong lúc người ta rất yên lòng nghĩ đến mặc và ăn, gió cứ mỗi lúc một thêm to. Gió suốt đêm. Hình như lại có mưa. Đến gần sáng thì những cái nhà tre đã bắt đầu chuyển kêu răng rắc. Người ta giật mình choàng dậy. Gió đã hung hăng lắm. Lấn át những tiếng kêu rên của lá, gió chồm lên hồng hộc”. Rõ ràng, ngôn ngữ của Nam Cao trong đoạn văn trên là ngôn ngữ của người nông dân mộc mạc, chân quê. Không có sự bóng bẩy, hào nhoáng của từ ngữ, song đoạn văn lại kể việc một cách tự nhiên và tả cảnh một cách tinh tế. Tiếng Việt trong tác phẩm của Nam Cao đã thật sự mới, thật sự đạt đến đỉnh cao của sự phát triển trong quá trình hiện đại hóa của nó. Những câu
như: “gió đã hung hăng lắm”, “lấn át những tiếng kêu rên của lá, gió chồm lên hồng hộc” chính là những dẫn chứng hết sức thuyết phục cho khả năng sử dụng từ ngữ của Nam Cao: điêu luyện, tinh tế, giàu hình ảnh. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao gần với đời bởi nó vẽ ra được những cảnh sống đời thường của những con người nông dân chân chất, lam lũ. Qua ngôn ngữ của tác phẩm, ta cảm nhận được hương vị của cuộc sống đồng quê, cảm nhận được hơi thở của cuộc đời đang diễn ra mỗi ngày và hiểu được tâm sự của những con người nhà quê chất phác. Đó là cuộc sống bình dị của đôi vợ chồng trẻ: “Chồng hiền, vợ cũng hiền. Cả hai cùng chăm chỉ làm ăn. Vợ sẻn so, chồng không đánh bạc, không nghiện ngập, không hay họp hành, đánh đụng. Nói cho thật thì một đôi khi anh Tẻ cũng thèm uống rượu. Uống rượu rồi nói khoác là thú nhất. Còn gì khoái cho bằng giết con gà nấu cháo rồi mua độ nửa cây Văn Điển. Cháo được rồi, gà gỡ ra bỏ vào một cái đĩa tây to. Rót rượu ra! Múc cháo ra! Bê cái mâm hẳn lên giường. Chồng ngồi xếp bằng, uống rượu, rung đùi. Vợ ngồi tiếp một bên. Uống được độ ba chén rồi bắt đầu vừa uống, vừa gặm xương vừa nói chuyện cổ kim để vợ nghe. Vợ nghe và tủm tỉm cười. Lúc bấy giờ thì... ôi thôi! Ông tiên chỉ là ta! Ông trời cũng là ta! Đứa nào bảo một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp, dốt như bò”.
Có thể thấy, ngôn ngữ truyện ngắn của Nam Cao mang đặc điểm mộc mạc, giản dị, trong sáng và có tính gợi hình cao. Đây cũng là một đặc điểm tương đồng với ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Ngôn ngữ nó có sức mạnh gợi tả những đường nét tinh tế, những khoảnh khắc đặc biệt mà bất kỳ một phương tiện nào khác khó có khả năng chuyển tải. Và Nguyễn Công Hoan cũng như Nam Cao đã khai thác triệt để sức mạnh gợi hình, gợi tả này của ngôn ngữ. Tuy tương đồng, nhưng giữa hai nhà văn vẫn có điểm khác biệt cơ bản. Nguyễn Công Hoan thường sử dụng từ tượng hình để miêu tả đối tượng và qua đó khắc họa chân dung đối tượng. Do vậy, ngôn ngữ tạo hình là một yếu tố quan trong trong hệ thống ngôn ngữ mà Nguyễn Công Hoan sử dụng khi sáng tác. Với Nam Cao, từ ngữ tượng hình chỉ để góp phần miêu tả một phần đối tượng bởi mục đích cuối cùng nhà văn hướng tới là phía bên trong những hành động ấy, những nét ngoại hình ấy. Đó là nội tâm. Vì mục đích khác nhau nên phương pháp sẽ có sự khác biệt. Nguyễn Công Hoan thường hướng vào mục đích lật tẩy, phê phán những nhân vật phản diện. Những câu, những chữ của ông đều nhằm vỗ vào mặt những kẻ xấu xa, thô bỉ trong xã hội. Chính vì điều này mà trong sáng tác, ông dùng nhiều ngôn từ tượng hình để miêu tả ngoại hình, hành động nhằm khắc họa đậm nét vẻ ngoài của nhân vật. Bằng ngôn từ tượng hình, Nguyễn Công
Hoan khắc họa hành động, ngoại hình của nhân vật một cách tinh tế. Nhân vật hiện ra rõ nét phần nhiều qua những nét vẽ bên ngoài. Qua đó, bản chất của nhân vật được bộc lộ.
- “Nó thu một tay vào bọc, méo mồm, nhăn mặt để gãi quai hàm, sai mắt đi do thám” (Bữa no... đòn)
- “Người ta ghì chặt lấy nó. Nó oằn oài, cố cựa. Rồi gò miệng vào gần tay, co tay vào gần miệng, nó đưa bật được miếng khoai nát bét, lẫn cả đất cát vào mồm. Phóm phém, nó nhai. Rồi nuốt xong, nó nằm yên lặng nhăn mặt để cho tiêu... trận đòn càng dữ dội”. (Bữa no... đòn)
- “Cứ kể ra, chị Tam trông cũng tình thực! Cái quần sồi đen nhánh, cái áo cánh hồ lơ, cái thắt lưng lẳng đập vào đùi [...] Mỗi khi chi gánh hai thùng nước nặng mà đi qua trại, thì mắt cố nhìn thẳng, mũi cố cầm hơi, tay nguẩy đằng sau, đầu nghiêng bên cạnh, cố kéo cái hò áo cho kín ngực” (Thật là phúc)
Ngoài ra, Nguyễn Công Hoan còn dùng ngôn từ vẽ nên những bức biếm họa thành công. Vậy nên, ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Công Hoan ngoài tính hình tượng còn mang tính giễu nhại, bỡn cợt khi ông nhằm tập trung miêu tả những chân dung thô bỉ, hợm hĩnh với những đường nét ấn tượng được tô đậm: “Hai ông bà cùng béo tốt, đẹp đẽ. Nhất là ông, cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng thẳng như cái hộp. Tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo lĩnh úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa. Khéo như vẽ. Miệng lúc nào cũng chực tóe ra một chuỗi cười” (Báo hiếu: trả nghĩa cha). Tư tưởng Nguyễn Công Hoan thể hiện trong các truyện ngắn thường là tập trung phanh phui, lột trần cái xấu, cái đểu cáng còn lẩn quất trong xã hội, ông hướng đến việc mỉa mai, châm biếm những hạng người xấu xa trong xã hội nên ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan sử dụng cũng không phải là thứ văn chương đạo mạo, sang trọng và hào nhoáng, bóng bẩy. Ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ đùa tiếu, bình dân. Ông viết như đang tán chuyện, cười cợt. Có thể thấy rõ điều này qua đoạn đầu của truyện Thịt người chết: “Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu, nên chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên báo. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông các bà, thân bằng cố hữu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tông táng mới mong chóng được.
Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch.
Nhất là anh Xích, một anh dân quê vô học, nên càng ngu dại nữa. Anh đã vô lý mà chết đuối ngay vào đêm thứ bảy vừa rồi”.
Với Nam Cao, từ ngữ gợi hình được Nhà văn có chủ ý sử dụng với tần suất cao qua hệ thống các từ láy để miêu tả dáng vẻ, điệu bộ, hành động của nhân vật, hay miêu tả một cảnh vật, một sự việc nhằm làm rõ hơn một chân dung, một tính cách nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng. Trong Rình trộm, miêu tả một thái độ khoái chí của anh Tẻ khi được vợ mang về cho một nửa chai rượu cùng một cái đùi gà, Nam Cao viết: Anh co chân Unhảy tótU lên giường, ngồi Uchồm chỗmUnhư một anh cóc rình mồi. Chị Tẻ Utủm tỉmUcười đặt rượu và cái đùi gà trước mặt chồng. Rồi chị đi lấy mâm bát dọn cơm. Anh Tẻ rót rượu ra uống ngay. Bởi vậy khi chị Urểng rangU bưng được nồi cơm lên, thì mắt anh đã Ulừ đừU. Anh vừa Ungồm ngoàmUnhai một miếng thịt gà, vừa giơ cái xương còn lại lên, chỉ vào mặt vợ Ulè nhèU”. Chỉ trong một đoạn ngắn, Nam Cao đã sử dụng một ngữ động từ gợi hình tạo cảm xúc “nhảy tót” và đến sáu từ láy tượng hình để kể việc. Hay như đoạn trích sau trong truyện Điếu văn,
Nam Cao đã tập trung miêu tả cảnh vật giàu hình ảnh, sinh động, đầy màu sắc, âm thanh tươi vui. Với hàng loạt từ ngữ gợi hình: “Bên ngoài trời rất đẹp. Nắng tưng bừng. Một đàn sẻ chí chóe cãi nhau như một lũ trẻ con tập làm người lớn: chúng xỉa xói, chúng chanh chua, chúng cướp lời nhau một cách vui vẻ và ầm ĩ. Chim đực, chim cái gọi nhau. Những con chim non cũng đua đòi. Một con ve lanh lảnh này trả lời một con ve lanh lảnh khác. Ôi chao! Đời vui quá! Muôn loài sống mạnh mẽ và sung sướng. Không gian là một đám hội xôn xao và rực rỡ”. Cảnh vật được Nam Cao miêu tả vô cùng sống động. Nhưng Nam Cao không ngừng ở đó. Miêu tả cảnh đẹp, cảnh vui để qua đó tạo sự đối lập với tình trạng yếu ớt, tàn lụi và cô độc của anh Phúc. Cảnh càng vui thì người càng thêm xót xa, đau đớn. Những câu văn giàu hình ảnh đã tạo cảm xúc thẩm mỹ nhất định cho người đọc. Có một điểm lưu ý là tuy cùng sử dụng nhiều từ ngữ tượng hình trong khi miêu tả, kể việc nhưng từ