CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO
3.1.2.1 Ngôn ngữ đối thoạ
Cùng với hành động thì ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng trong việc làm rõ tính cách của nhân vật. Qua ngôn ngữ của nhân vật, người đọc cảm nhận được một cách rõ nét hơn về chân dung, diện mạo của nhân vật ấy. Lời nói của nhân vật cũng thể hiện được đời sống ngôn ngữ của xã hội. Nhà văn dùng ngôn ngữ của nhân vật để thể hiện môi trường, giai cấp xuất thân, tầng lớp, nghề nghiệp, tâm lý, lứa tuổi, tâm trạng và cá tính nhân vật. Muốn lời nói của nhân vật thật sự là lời ăn tiếng nói của nhân dân, gần gũi với đời sống thì
nhà văn phải thật sự chú ý, quan sát kỹ càng mới có thể khắc họa một cách chân thực và sống động được. Đó là điểm mới so với các tác phẩm văn học cổ. Trong các tác phẩm văn học cổ, lời của nhân vật được nói lên theo lời, theo điệu của tác giả. Trong văn học hiện đại, nhất là văn học hiện thực chủ nghĩa, lời nói của nhân vật đóng vai trò chủ đạo và có vị trí ưu trội nhất định so với lời của người kể chuyện.
Lời nói trực tiếp của nhân vật bao gồm các chức năng như chức năng phản ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật. Và chỉ đến văn học hiện đại, nhất là văn học hiện thực chủ nghĩa, các chức năng của lời nói nhân vật mới được chú ý. Các nhà văn hiện thực, trong đó có Nguyễn Công Hoan và Nam Cao luôn có ý thức xem việc cá tính hóa lời nói trực tiếp là một nguyên tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội lịch sử của nhân vật. Vì thế, khi xây dựng lời nói của nhân vật, nhà văn phải lựa chọn ngôn ngữ giàu tính biểu hiện. Đây cũng là điểm tương đồng giữa hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Nam Cao trong việc thể hiện ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được hai nhà văn sử dụng nhiều trong các tác phẩm của mình. Như ta đã biết đối thoại là một phương diện tồn tại của con người, nó cho thấy cả một bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực. Hai nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại để thúc đẩy diễn biến truyện, để khắc họa nhân vật, tô đậm cá tính và để tái hiện hiện thực cuộc sống. Điểm chung trong ngôn ngữ đối thoại của hai nhà văn là những lời đối thoại điển hình cho mỗi loại người trong xã hội đương thời. Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ta thấy ngôn ngữ được hai nhà văn lựa chọn luôn tương ứng với tính cách của nhân vật. Với Nguyễn Công Hoan và cả Nam Cao, tính cách nào thì thể hiện ngôn ngữ đó, nhân vật như thế nào thì có một loại ngôn ngữ “hết sức vừa vặn” cho nhân vật ấy.
Nam Cao và Nguyễn Công Hoan có nét tương đồng trong việc thể hiện ngôn ngữ đối thoại nhân vật. Có thể nói, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm của hai nhà văn đã góp phần quan trọng trong việc phản ánh tính cách nhân vật. Qua lời đối thoại giữa các nhân vật, người đọc biết được nhân vật ấy thuộc tầng lớp nào, tính cách ra sao, sẽ có những hành động gì và đặc biệt, đằng sau mỗi lời nói tiêu biểu có phản ánh ít nhiều một hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử cá nhân. Trong Chí Phèocủa Nam Cao, những lời Chí Phèo nói ra khi đến nhà bá Kiến trong đoạn cuối truyện đã cho ta thấy rõ hoàn cảnh xã hội thực lúc bấy giờ, đồng thời nhận rõ chân dung thực của Chí Phèo. Đó là sự khát khao hoàn lương, khát khao lương thiện nhưng cái giá trị cao quý và lẽ tồn tại của con người đã bị tước đoạt - ẩn sau
chân dung con quỷ của làng Vũ Đại: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”. Một sự uẩn ức bộc phát thành những câu hỏi tuyệt vọng. Lời của Chí Phèo cho thấy được một xã hội đang oằn oại vì những tiếng kêu thương, những tiếng kêu cứu của những kiếp người đang bế tắc, tuyêt vọng. Xã hội đương thời đã dìm con người xuống bờ vực tha hóa và chặn lối ra của họ. Để trở thành một con người đúng nghĩa, với họ là không thể. Cái chết, chỉ có cái chết mới có thể giúp họ chấm dứt bi kịch tha hóa của đời mình nhưng đó cũng chỉ là một cách giải thoát trong bế tắc.
Ta cũng thấy tác động tương tự như thế từ ngôn ngữ của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Qua lời nói của nhân vật là tên tư sản nhà giàu (“À, mày đánh gãy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng!” - Răng con chó của nhà tư sản), ta hình dung được hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Đó là một xã hội mà giá trị của con người nhỏ bé, thấp hèn, chỉ đáng giá “ba chục bạc là cùng”. Ở xã hội đó, ta thấy sự hiện diện của đồng tiền với sức mạnh vô địch. Có tiền có thể làm tất cả, kể cả mua sinh mạng của một con người.
Tóm lại, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao đã có những thành công nhất định khi sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật để tạo tính cách, tô đậm tính cách cho nhân vật. Đó là kiểu ngôn ngữ đối thoại rất sinh động. Ta có thể thấy đây là điểm tương đồng của cả hai nhà văn. Nhưng đồng thời cũng có sự khác biệt đáng kể. Ở Nguyễn Công Hoan, hầu hết dung lượng của tác phẩm là những cuộc đối thoại hoặc ngôn ngữ đối thoại. Cuộc đối thoại của các nhân vật thường diễn ra trong thế trao qua, đổi lại liên tục, mà hiếm thấy hoặc đúng hơn là không thấy phần ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Chẳng hạn cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong truyện ngắn Mất cái ví:
“- Anh nghi cho ai lấy tiền của anh. - Kìa! Tiền nong gì thưa ông.
- Tôi nằm đây, tôi thức, tôi nghe hết từ đầu đến cuối. Anh nghi cho ai, anh cứ nói. - Kìa, cậu nói đầu đuôi ông nghe, kẻo chả mấy khi ông ra chơi, ông thấy thế này, ông lại giận.
- Bẩm ông nguyên thế này: Cháu có bốn mươi đồng bạc để vào trong cái ví. Mọi khi bao giờ trước khi đi ngủ, cháu cũng bỏ ví vào tủ có khóa. Vì hôm qua đi xem hát với ông về khuya, nên cháu không muốn vào buồng lấy thìa khóa tủ, cháu cứ để ví trong túi. Nhưng
sau, thấy nằm cứ cộm lên, cháu mới lấy ví ra, kiểm lại số tiền, rồi để gối đầu giường. Lúc ấy ông cũng biết.
- Phải rồi sao nữa.
- Rồi sáng hôm nay, cháu thấy mất. - Phải, sao nữa?
- Bẩm, có thế thôi. - Thế anh nghi cho ai?
- Cháu nghi cho thằng bếp, thằng xe. - Sao anh không nghi cho con vú. - Tại nó thực thà, xưa nay cháu biết nó.
- Anh nghĩ thế là vô lý lắm. Tôi hiểu, chính anh nghi cho tôi!”
Theo đó ta thấy, phần ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ở dạng đối đáp liên tục. Qua việc đối đáp liên tục giữa các nhân vật mà câu chuyện được đẩy đi theo trình tự diễn biến của nó. Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ngôn ngữ nhân vật chủ yếu ở dạng đối thoại còn ngôn ngữ độc thoại không rõ nét. Đây là điểm khác biệc lớn nhất giữa hai nhà văn. Nam Cao cũng sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhưng so với Nguyễn Công Hoan thì ít hơn hẳn. Để làm rõ điều này, người viết có thống kê về lượng ngôn ngữ đối thoại được sử dụng trong các tác phẩm của hai nhà văn như sau:
* Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Stt Tác phẩm Tổng số
dòng
Lời đối
thoại Tỉ lệ
1. Răng con chó của nhà tư sản 135 43 31.9%
2. Hai thằng khôn nạn 110 23 20.9%
3. Ngựa người và người ngựa 234 110 47.0%
4. Thằng ăn cắp 165 46 27.9%
5. Báo hiếu: trả nghĩa cha 167 27 16.2%
6. Báo hiếu: trả nghĩa mẹ 145 31 21.4%
7. Vợ 111 12 10.8%
9. Mất cái ví 187 106 56.7%
10. Kép Tư Bền 196 39 19.9%
11. Cái vốn để sinh nhai 114 22 19.3%
12. Bữa no . . . Đòn 124 4 3.2%
13. Thanh! Da! 164 71 43.3%
14. Thế cho nó chừa 163 39 23.9%
15. Thằng điên 145 60 41.4%
16. Xuất giá tòng phu 183 80 43.7%
17. Thằng Quít (I) 243 79 32.5%
18. Thằng Quít (II) 257 79 30.7%
19. Quyền chủ 165 52 31.5%
20. Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I) 185 62 33.5%
21. Tôi cũng không hiểu tại làm sao (II) 154 54 35.1%
22. Đồng hào có ma 120 20 16.7%
23. Thằng ăn cướp 169 46 27.2%
24. Thịt người chết 212 43 20.3%
25. Sáu mạng người 133 32 24.1%
26. Tôi tự tử 152 8 5.3%
27. Giá ai cho cháu một hào 168 114 67.9%
28. Gánh khoai lang 155 68 43.9% 29. Chính sách thân dân 126 11 8.7% 30. Hé! Hé! Hé! 198 95 48.0% 31. Sáng, Chị Phu mỏ 185 91 49.2% 32. Tinh thần thể dục 137 84 61.3% 33. Tấm giấy một trăm 190 34 17.9%
34. Công dụng của cái miệng 118 51 43.2%
35. Người thứ ba 107 29 27.1%
36. Lại chuyện con mèo 139 17 12.2%
37. Một tin buồn 241 90 37.3%
* Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao Stt Tác phẩm Tổng số dòng Lời đối thoại Tỉ lệ 1. Nghèo 192 62 32.3% 2. Chí Phèo 1005 93 9.3% 3. Dì Hảo 248 9 3.6% 4. Đôi móng giò 174 13 7.5%
5. Trẻ con không được ăn thịt chó 346 61 17.6%
6. Lão Hạc 282 94 33.3%
7. Cái mặt không chơi được 362 57 15.7%
8. Nhỏ nhen 241 127 52.7%
9. Con mèo 123 35 28.5%
10. Trẻ con không biết đói 109 41 37.6%
11. Những truyện không muốn viết 158 32 20.3%
12. Đòn chồng 138 22 15.9%
13. Giăng sáng 263 25 9.5%
14. Mua nhà 209 29 13.9%
15. Thôi, đi về . . . 208 65 31.3%
16. Mua danh 216 67 31.0%
17. Sao lại thế này 199 43 21.6%
18. Một bữa no 282 63 22.3% 19. Từ ngày mẹ chết 195 44 22.6% 20. Làm tổ 262 37 14.1% 21. Tư cách mõ 202 21 10.4% 22. Ở Hiền 283 14 4.9% 23. Rửa hờn 167 31 18.6% 24. Rình trộm 174 32 18.4%
25. Một chuyện Xú - vơ - nia 274 57 20.8%
26. Điếu văn 261 42 16.1%
27. Đón khách 250 89 35.6%
29. Nhìn người ta sung sướng 204 48 23.5% 30. Bài học quét nhà 218 61 28.0% 31. Cười 210 47 22.4% 32. Quên điều độ 283 65 23.0% 33. Xem bói 199 29 14.6% 34. Nước mắt 350 84 24.0% 35. Đời thừa 349 77 22.1% 36. Nửa đêm 853 159 18.6% 37. Mò sâm banh 201 53 26.4% Tổng cộng 10018 2035 20.3%
Qua đối chiếu hai bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Công Hoan có sở trường về sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật để miêu tả khắc họa chân dung nhân vật, đẩy cốt truyện đi tới. Có thể nói truyện của Nguyễn Công Hoan được dẫn dắt bằng những màn đối thoại. Ở Nam Cao, ngôn ngữ đối thoại cũng được chú ý, song ngôn ngữ đối thoại không phải hoàn toàn “độc tôn” mà bên cạnh nó, ngôn ngữ độc thoại cũng được Nam Cao sử dụng khá nhuần nhuyễn. Khi khảo sát các tác phẩm của Nam Cao, người viết nhận thấy ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò là yếu tố mở đường, dẫn dắt cho ngôn ngữ độc thoại. Đối thoại và độc thoại không tách biệt rõ ràng mà chúng xen lẫn nhau, góp phần làm rõ, khắc sâu tính cách nhân vật. Nguyễn Công Hoan thành công với ngôn ngữ đối thoại khi ông đã vẽ được những chân dung nhân vật nhân vật rất rõ nét về hình ảnh, hành vi, hoạt động bên ngoài, từ đó phản ánh được bề mặt của xã hội đương thời. Nam Cao thì khác hơn. Đối với ông, con người ngoài vẻ ngoài đa dạng ấy còn có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Như một bước tiếp nối, Nam Cao từ ngoại hình, lời nói bên ngoài của nhân vật, ông khám phá thêm đời sống tinh thần sâu kín bên trong của nhân vật. Vì vậy, Nam Cao có thêm ngôn ngữ độc thoại nội tâm mà trước đây ở Nguyễn Công Hoan, ta không thấy có.