Bức tranh hiện thực đa dạng, sinh động về những kiếp người 1 Từ những kiếp người lầm than

Một phần của tài liệu bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của nguyễn công hoan và nam cao những tương đồng và dị biệt (Trang 35)

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ NAM CAO

2.1 Bức tranh hiện thực đa dạng, sinh động về những kiếp người 1 Từ những kiếp người lầm than

2.1.1 Từ những kiếp người lầm than . . .

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 với sự góp mặt của nhiều cây bút tài năng thực sự đã gặt hái được những thành công nhất định. Thành công bởi các văn sĩ đã xác định được con đường đi của mình và dùng hết tâm huyết để sáng tác và để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Nó trở thành một khuynh hướng văn học chủ lực trên văn đàn văn học ở giai đoạn đầy biến động và căng thẳng về mặt chính trị, xã hội. Hiện thực cuộc sống chính là mục đích cuối cùng của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa. Vì thế, đề tài mà họ lựa chọn, những hình tượng nhân vật họ xây dựng, những vấn đề họ đặt ra, những sự việc mà họ phản ánh tất nhiên phải mang hơi thở của cuộc sống, phải là tấm gương phản chiếu thời đại. Điều tất yếu, đề tài sẽ là mảnh đất chung mà nhiều nhà văn có thể sẽ cùng gặp gỡ, từ đó sẽ có những kiểu nhân vật mà thoạt nhìn ta sẽ thấy hao hao nhau. Song, điều tạo nên thành công, tạo nên tên tuổi và khắc đậm dấu ấn của mỗi nhà văn trong trái tim người đọc không phải ở cái chung đó. Điều quan trọng là từ những cái chung, mỗi nhà văn phải tìm tòi, khám phá, thể hiện được tiếng nói nghệ thuật riêng của mình. Nguyễn Công Hoan được coi như một trong những người mở đường đầu tiên thành công cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ở địa hạt truyện ngắn và Nam Cao được đánh giá là vị chủ soái cuối cùng của dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Là kẻ trước, người sau song cả hai đều chung bước trên một con đường, cùng lao động cật lực trên mảnh đất hiện thực mêng mông, cùng tìm tòi, sáng tạo ở một đề tài, cùng xây dựng những hình tượng nhân vật lầm than trong xã hội đương thời. Bởi những cái chung ấy nên những trang viết, những tác phẩm của họ cũng đều đã khắc họa được những nhân vật cùng khổ và những nhân vật phản diện, thống trị. Song, dấu ấn của hai nhà văn để lại trong lòng người đọc là những nét riêng sâu sắc. Tìm hiểu, khảo sát, phân tích những nét chung, điểm riêng ấy, người viết muốn khẳng định mạnh mẽ hơn tài năng sáng tạo của hai nhà văn và tìm hiểu thêm về bút pháp xây dựng nhân vật theo chủ nghĩa hiện thực.

Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của văn học là con người. Vì thế “con người” - nhân vật trong tác phẩm văn học là một “linh kiện” quan trọng bậc nhất. Nhân vật vừa là phương tiện vừa là đối tượng phản ánh để nhà văn thể hiện được tư tưởng và bộc lộ được phong cách nghệ thuật của mình. Một nhà văn có tài năng hay không chính là nhà văn ấy có biết lựa chọn nhân vật và thể hiện nhân vật một cách độc đáo hay không. Một ngòi bút có dấu ấn riêng trong lòng người đọc chính là ngòi bút đã xây dựng được một thế giới nhân vật đặc sắc, có nét riêng biệt, không lẫn với ai được. Thế giới nhân vật ấy bao gồm những ai, tính cách ra sao chính là điều mà nhà văn phải hướng tới và xây dựng được. Tất nhiên, nhân vật văn học chỉ là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ qua lăng kính nghệ thuật từ những điểm nhìn của nhà văn chứ không phải là những con người được sao chụp hoàn toàn trong cuộc sống. Nhân vật là yếu tố hàng đầu không thể thiếu trong các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện. Bởi lẽ, nó là phương tiện cơ bản nhất để nhà văn thể hiện được nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, hay về một hiện tượng, vấn đề nào đó trong cuộc sống, qua một quá trình bắt gặp một kiểu mẫu người trong cuộc sống, nhào nặn, sáng tạo thành một nhân vật, kiểu mẫu của riêng mình. Từ đó có thể nói thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn học thể hiện được thế giới quan, tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ về hiện thực cuộc sống. Một nhà văn lớn là một nhà văn mà thế giới nhân vật họ tạo ra phải vừa là những con người của hiện thực cuộc sống nhưng cũng có những nét cá biệt, gây ấn tượng độc đáo. Nhân vật trong tác phẩm văn học vừa thể hiện được cái tâm, vừa bộc lộ được cái tài của người viết. Con người là cá thể sống, vận động trong một quá trình phát triển lâu dài. Vậy nhà văn hiện thực sẽ chọn lọc “đoản khúc” nào trong quá trình phát triển ấy để khắc họa sao cho việc phản ánh là hiệu quả nhất, nhà văn sẽ chọn lựa giai đoạn nào để tô đậm, giai đoạn nào sẽ bỏ qua trong quá trình phát triển ấy của nhân vật? Sự lựa chọn chính xác sẽ mang đến thành công trong việc xây dựng những nhân vật điển hình; ngược lại, nhân vật sẽ mờ nhạt và chẳng mang lại giá trị nào cho tác phẩm. Bên cạnh đó, nhân vật mà nhà văn khắc họa có chuyển tải được tư tưởng lớn của người viết hay không, người viết gửi thông điệp gì qua những số phận nhân vật, bày tỏ điều gì qua những bức chân dung con người mà họ sáng tạo ra. Làm được những điều đó là nhà văn thể hiện cái tài, cái tâm của mình và cũng là sự tạo dựng thành công vị thế của họ trên văn đàn và trong lòng người đọc. Nghĩa là, khảo sát về thế giới nhân vật được xây dựng trong các tác phẩm truyện của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao chính là tìm tòi, phân tích và đánh giá

để khẳng định tài năng trong bút pháp xây dựng truyện và tấm lòng của hai nhà văn ẩn đằng sau những số phận, những nhân vật mà họ khắc họa nên.

Qua khảo sát 57 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và 40 truyện ngắn của Nam Cao, người viết thấy rằng 22/57 (chiếm 38,6%) truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và 26/40 (chiếm 65%) truyện của Nam Cao viết về hiện thực đời sống của những con người dưới đáy xã hội. Hiển hiện trên những trang viết của hai nhà văn là những con người có số phận nghiệt ngã, có cuộc sống nghèo đói, khổ sở vô cùng. Nguyễn Công Hoan và Nam Cao bằng những tác phẩm của mình, họ đã khắc họa được hình ảnh của những con người vật vã với cái đói, bần cùng bởi cái đói và lưu manh tha hóa, cũng vì đói.

Ở sáng tác của Nguyễn Công Hoan, đó là tên ăn mày trong Răng con chó của nhà tư sản. Hắn “đội cái nón toạc tung cả cạp, đã đóng khố, lại mặc cái áo rách cụt cả tay (...). Chân tay khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng. Cái bị lép há hốc miệng, nằm chờ bên cạnh cái dạ dày lép kẹp”. Đó là tên ăn mày đang phải khổ sở, vật vã vì đói. Và dường như không thể cưỡng lại cái thèm ăn vì đói quá nên hắn tranh luôn phần ăn của con chó nhà giàu. “Hắn tưởng con chó chê cơm nhạt, không thèm ăn, thì hắn muốn đánh đổi số phận hắn cho con chó nhà giàu!” và “đĩa cơm ở giữa, người tiến thì chó cũng tiến, người lui thì chó cũng lui. Hai bên hầm hè nhau người lườm chó, chó lườm người, đều cùng giữ miếng nhau như hai kẻ thù không đội trời chung vậy”. Rõ ràng, cái đói đã làm cho con người đã bớt “người” hơn và dưới mắt tên tư sản nhà giàu thì tên ăn mày ấy có giá trị không hơn một con chó nhà giàu: “À, mày đánh gẫy răng chó ông, ông chỉ kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng!”. Các chi tiết ấy cho thấy con người trong xã hội thực dân nửa phong kiến ấy luôn vật lộn với cái đói, cái ăn. Nghèo khổ luôn bám riết họ, sống nhưng không làm gì khác ngoài việc làm cho cái bụng no. Và họ đôi khi buộc phải bán luôn đứa con rứt ruột của mình để nó không bị chết đói và mình cũng được no: “Của chìm của nổi đã không còn gì, nhịn cơm từ sáng nhường con đã lả cả dạ dày. Nếu mai cũng thế này nữa, thì bố chết đói, con chết đói” và bác Lan trong Hai thằng khốn nạn đã đau lòng bán đứa con trai với giá hai hào tám để cái bụng được no. Hay như cái “thằng ăn cắp” trong truyện ngắn cùng tên cũng bị một trận đòn tơi tả cũng vì quá đói mà ăn quịt hai xu bún riêu. Rồi đến “nó” trong “Cái vốn để sinh nhai” đi ăn mày nhưng không được ai bố thí vì còn lành lặn. Thật trớ trêu, “nếu nó chết đói là chỉ vì tội nó lành lặn. Nghĩ đến thế, nó đâm chán, ghét, thù hai chân tay nó. Nếu nó còn hai chân tay, thì nó sẽ chết đói thật chứ chẳng phải cầu đâu!” Lành lặn là hạnh phúc của mọi người khi được sống trên cuộc đời này, song vì cái

đói, lành lặn lúc này lại là bất hạnh. Nguyễn Công Hoan cho ta thấy rõ cái xã hội đương thời với những kiếp người phải quằn quại vì nghèo đói. Cái nghèo vây bủa làm cuộc sống của con người tối tăm, ngột ngạt và bế tắc. Để có những bữa no, người ta buộc phải làm liều và no bụng chưa xong thì no đòn đã đến. Bữa no... đòn đã khắc họa một con người gầy trơ xương, hình thù thì ghê tởm: “đầu nó chỉ còn hình cái sọ cấp trên cái cổ dai ngoách, mà luồng gân kheo khư kéo nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa nhiều, nó nhăn nheo lại mà những đường nhăn chi chít như vết rạn của cái men cái lọ cổ. Tóc nó chịu nằm ẹp trên đầu, không dậy được, như những ngọn lúa bị bão, mà chảy cả xuống, quắp vào trán, vào gáy vào mang tai”. “Nó là một con ma đói, con quỷ gian”. Và nó đã có một trận đòn nhừ tử vì tội ăn cắp một củ khoai lang. Nguyễn Công Hoan có biệt tài miêu tả hành động nhân vật trong những thời khắc căng thẳng nhất bằng những câu có cấu trúc ngắn: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”. Người ta quyết liệt đánh. Nó quyết liệt bỏ cho kì hết củ khoai vào miệng. Trận đánh kéo dài. Và thực lạ, trong những giây phút này, cái đói có sức mạnh làm quên cả cái đau. Và khi cái đói đã được thỏa mãn, nó mới chực nhớ đến cái đau. Rõ là no - đòn, đối với nó luôn đi song song nhau.

Trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, không phải một mà là rất nhiều lần cái đói làm cho con người ta phải khổ sở, phải đau đớn như thế. Nhân vật trong các truyện ngắn của ông luôn phải đối đầu với nghèo đói và hành động vì nghèo đói, bị bỏ tù vì nghèo đói: “Nó vẫn không rõ cái sức mạnh nào đã ấn tay nó giơ ra để cướp tấm bánh đó của bà hàng. Nó chỉ còn nhớ là lúc đó bụng nó réo, mắt nó hoa. Cho nên nó đã làm như một cái máy” (Thế cho nó chừa). Qua lời của nhân vật “nó”, Nguyễn Công Hoan cho ta thấy sức mạnh ghê gớm của cái đói. Cái đói khiến người ta mất lí trí và không biết tại sao mình trở thành ăn cắp, mình bị bỏ tù: “Cái đói biến người ta trở thành những hình dạng quái dị, ghê tởm. Cái đói hành hạ thân xác, biến họ không ra người nữa mà chỉ là của “sự đói khát, kinh tởm, kết thành hình” (Hai cái bụng). “Nó có cái sọ đếm được tóc... Nó có một cái mặt - mẹ ơi! Không biết có gọi được là mặt không đấy! - Mặt gì mà mắt lại thế kia, mà miệng lại vô dụng thế được. Phải mắt đâu có thứ mắt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt trơ đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột nhãn non choèn, vàng ễnh. Còn cái miệng thì đỏ ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng, lúc nào cũng cầm cập, hục hặc với nhau”, “Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó lòa. Nó nằm vật ở lề đường. Miệng nó há hốc ra vì đói. Nó chỉ thèm được ăn”. Rõ là cái đói

làm con người ta trở nên xấu xí, thê thảm ra, ghê tởm đến thế ấy. Khắc họa nhân vật bị cái đói hành hạ, Nguyễn Công Hoan càng cho thấy được hiện thực cuộc sống đương thời. Nó là một bức tranh với gam màu tối, lạnh. Các nhân vật mà Nguyễn Công Hoan xây dựng nên phần lớn là những hạng người dưới đáy xã hội, là những con người bần cùng, đáng thương. Họ quần quật quanh năm với nghèo đói. Anh Tư Bền trong Kép Tư Bềncũng vì cái nghèo, cũng vì đồng tiền mà phải ra sức cười đùa bông lơn để mang niềm vui cho mọi người ngay cả khi trong lòng đang đau đớn khôn nguôi vì cha chết. Rõ thật là, khi người ta nghèo khổ thì đồng tiền có sức mạnh vạn năng. Nó có thể bắt ta cười ngay cả khi ta muốn khóc, bởi cái cười ấy đã được hợp đồng, đã được trả tiền để mua rồi. Cái nghèo khó, đói kém làm cho con người ta trở thành những kiếp người tội nghiệp, đáng thương. Ngựa người - và người ngựa

là một câu chuyện đáng buồn khác. Đó là sự đụng độ của anh phu xe và cô gái giang hồ. Cả hai cùng ế khách. Niềm hi vọng có thêm tiền đêm giao thừa tiếp thêm sức mạnh để anh kéo xe suốt đêm mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng là sụp đổ, là thất vọng não nề. Khi anh phu biết mình bị lừa, cay đắng cả cõi lòng, anh lủi thủi kéo xe về trong tiếng pháo giao thừa. Mỗi nhân vật là một cảnh đời, mỗi nhân vật là mỗi kiểu người khổ cực, lao đao vì nghèo đói. Khắc họa nhân vật thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, Nguyễn Công Hoan trong một số truyện có bật lên tiếng cười nhưng đó là tiếng cười đau đớn, cay đắng, đằng sau tiếng cười ấy là niềm cảm thương, chua xót của nhà văn với những số phận kẻ nghèo - kẻ đói.

Cùng nói về cái đói, Nam Cao cũng giống như Nguyễn Công Hoan, khắc họa rõ nét hơn bức tranh hiện thực của xã hội lúc bấy giờ. Nhưng nếu như cái đói của Nguyễn Công Hoan phần nhiều nói về những con người bần cùng, nghèo hèn ở thành thị thì cái đói của Nam Cao lại quấn riết, bao phủ ở những mái tranh sau lũy tre làng, chủ yếu trong cuộc đời và số phận của tầng lớp nông dân. Cũng như trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, nhân vật trong những truyện ngắn của Nam Cao cũng triền miên ngập sâu trong cái đói. Nam Cao cũng tập trung miêu tả, khắc họa những nhân vật khổ sở vì cái đói, cái nghèo. Trong Nghèo, các nhân vật trong một gia đình đều khổ vì nghèo đói. Đó là những đứa trẻ tội nghiệp khóc đòi ăn. Đó là người mẹ đau xót lòng vì không có gạo thổi cơm cho con, phải nhìn những đứa con hi vọng được ăn chè nấu bằng cám. Đó là người cha - anh đĩ Chuột bệnh tật, không thuốc thang nhưng được đặc cách ăn cơm cũng đang lo lắng, xót xa khi nhìn cảnh nhà túng thiếu, con không có cơm ăn, nhà thì nợ nần vây bủa. Xót thay khi người cha phải dành tiền thuốc thang của mình để mua gạo cho các con. Rồi, như để giải thoát gánh nặng cho vợ con, để nhà bớt một miệng ăn, anh đĩ Chuột tự tử. Nhân vật của Nam Cao làm

cho người đọc phải đau thắt lòng. Cái nghèo đói khiến cảnh nhà phải tan nát, vợ xa chồng, con xa cha. Nhưng cái chết của anh đĩ Chuột cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa khi ngoài sân, “mẹ con chị Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyện nhất định bắt mẻ gạo mới đong để

Một phần của tài liệu bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của nguyễn công hoan và nam cao những tương đồng và dị biệt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)