Những kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 76 - 79)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Những kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước

3.2.2.1. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ công tác quản trị nhân sự

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có được nguồn nhân lực đạt chất lượng thì cần phải chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực. Chính vì vậy, các Bộ ngành liên quan cần chú trọng :

• Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn

o Giáo viên : phải có trình độ cao học trở lên, phải có tư duy kinh tế, phương pháp sư phạm vững, có tinh thần trách nhiệm và phải thường xuyên đổi mới và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn.

o Trang thiết bị giảng dạy : liên tục đổi mới và nâng cấp các xưởng thực hành, các thư viện, trang bị đầy đủ tài liệu, sách báo, dụng cụ đồ nghề phù hợp với sự đổi mới công nghệ để phục vụ công tác giảng dạy và thực hành.

o Chương trình giảng dạy : đổi mới nội dung giáo án để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp đào tạo, chương trình giảng dạy phải bám sát chương trình dạy quốc tế để tránh bị lỗi thời, việc thực hành phải đi song song với dạy lý thuyết để người học có thể áp dụng ngay...

o Chế độ tuyển sinh : không vì chạy theo mục tiêu mà hạ thấp điều kiện dự thi, thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ chế độ thi cử và cấp bằng, sàng lọc kỹ trong quá trình dạy học theo tiêu chuẩn quốc tế đối với những ngành nghề kỹ thuật, tổ chức thi tốt nghiệp chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng thực sự của bằng cấp.

o Thường xuyên mở các khóa đào tạo lại cho công nhân ngành may mặc để họ có thể thích nghi với môi trường sản xuất công nghệ mới.

• Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo, tăng cường phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài

o Thành lập các trung tâm đào tạo chất lượng cao để chọn được những người có triển vọng

o Tạo cơ hội cho người lao động có điều kiện tiếp cận trình độ đại học bằng nhiều hình thức khác nhau như liên thông, tại chức, văn bằng hai, vừa học vừa làm...để họ có thể nâng cao trình độ.

3.2.2.2. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ công tác phát triển kinh doanh

Hiện tại ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới, mà Trung Quốc là một đối thủ khổng lồ hơn hẳn chúng ta về mọi mặt như giá thành thấp, đội ngũ nhân viên giỏi, đồng thời ngay từ rất sớm Trung Quốc đã chuẩn bị cho sự phát triển của ngành này. Một đối thủ cạnh tranh lớn nữa là Ấn Độ với ngành dệt may có lịch sử phát triển trên 150 năm và là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành may mặc Việt Nam ngoài lợi thế về chất lượng thì giá thành sản phẩm vẫn chưa thể cạnh tranh được với người hàng xóm Trung Quốc, chính vì vậy, để có thể hạ giá thành xuống thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động được nguồn cung ứng nguyên vật liệu trong nước. Nhưng để có thể cung cấp đủ nguyên vật liệu trong nước cho các doanh nghiệp may mặc thì Chính phủ cần khuyến khích đầu tư tài chính cho ngành dệt, nhuộm và các ngành nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phụ liệu trong nước chưa sản xuất được để các doanh nghiệp may mặc có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn nguyên liệu.

Một điều cần quan tâm nữa là hiện nay các nhà nhập khẩu rất quan tâm đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Nhưng trong thời gian đầu áp dụng hệ thống này, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vì cần phải thay đổ rất nhiều vấn đề, từ cách thức tổ chức đến việc xây dựng lại hệ thống tài liệu, hồ sơ của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tình trạng giảm năng suất, sản lượng và doanh thu. Chính vì vậy Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian đầu tiển khai hệ thống để doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất và đầu tư sâu hơn vào các hoạt động quản lý chất lượng.

KẾT LUẬN

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hòa vào xu thế chung ấy, Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương đã và đang từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao uy tín bằng việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, quy trình sản xuất ngày càng tinh gọn, hiện đại. Bên cạnh đó, công ty còn là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc chăm lo đời sống cho người lao động, thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Dương nói riêng và đất nước nói chung. Những thành tựu hiện tại sẽ là bước đà vững chắc cho sự phát triển lớn mạnh của công ty trong tương lai. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã phần nào nắm bắt được những nét nổi bật trong công tác quản trị nhân sự của công ty, những bước phát triển và những mặt còn hạn chế. Đồng thời, em còn có cơ hội được thực hành những kiến thức đã học, rèn luyện và rút ra nhiều bài học đáng quý cho bản thân. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn và các anh chị trong phòng nhân sự, cũng như công ty đã hết lòng tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Với những kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô và các anh chị để em có được những kiến thức hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Phạm Đức Thành (1998), “Giáo trình quản lý nhân lực”, NXB Giáo dục

2. Nguyễn Hữu Thân (2008), “Quản trị nhân sự”, NXB Lao Động Xã Hội 3. Trần Kim Dung (2010), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Tổng Hợp TP.

HCM

4. PGS. TS Đồng Thị Thanh Phương (2006), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Thống Kê

5. Quản Trị Nhân Sự, Wikipedia, 7/2013,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Quản_trị_nhân_sự

6. Human Resource Management là gì?, Công Ty Phần Mềm Hoàn Hảo, 7,2013,

http://www.perfect.com.vn/hrm-la-gi-human-resource-management-quan-ly- nhan-su.html

7. Quản lý nguồn nhân lực có nghĩa là gì?, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư – Cục Phát Triển Doanh Nghiệp, 8/2013,

http://www.business.gov.vn/tabid/190/catid/641/item/11301/quản-lý-nguồn- nhân-lực-có-nghĩa-là-gì.aspx

8. Trương Hòa Bình, Võ Thị Tuyết.

Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự, AITC., JSC, 8/2013,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)