Những kiến nghị đối với công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 72 - 76)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.1.Những kiến nghị đối với công ty

Công tác quản lý nhân sự

Đối với cán bộ quản lý

• Hình thức hoạt động xuất khẩu của công ty là xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc, do đó đòi hỏi công ty cần có đội ngũ nhân viên tác nghiệp kinh doanh có kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, có đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế và khả năng đáp ứng của công ty.

• Xây dựng chiến lược đào tạo cho cán bộ cấp quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh như: năng lực đàm phán, nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hàng hóa đường biển, thủ tục hải quan... để có thể giành được những điều kiện thuận lợi cho công ty khi đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.

• Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn nâng cao kiến thức cho nhân viên, kích thích nhân viên nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

• Tay nghề của người công nhân liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, do đó công ty phải đẩy mạnh việc đào tạo tay nghề cho công nhân các bậc thợ, đặc biệt là lao động trẻ đang theo học việc.

• Việc nhập và thay đổi các máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến thì việc cần thiết là tổ chức hướng dẫn cách vận hành, thao tác, sửa chữa để nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất ra.

• Trong sản xuất, công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn về số lượng, chất lượng, định mức sản phẩm để tránh lãng phí không cần thiết. Công ty cần

thực hiện biện pháp thưởng phạt phân minh, tạo môi trường thoải mái, sạch sẽ, đoàn kết... nhằm kích thích hơn nữa tinh thần làm việc của công nhân.

• Hàng năm công ty đều tổ chức cuộc thi nâng cấp tay nghề, công nhân có tay nghề giỏi... đó là biện pháp bổ ích có tác dụng kích thích người lao động không ngừng hoàn thiện tay nghề và chuyên môn để đáp ứng tốt nhu cầu "nguồn nhân lực chất lượng cao" hiện nay của công ty. Trong thời gian tới, công ty cần duy trì phương pháp này bằng việc cổ vũ bằng động lực, bằng hiện vật, tinh thần xứng đáng, kịp thời cho những người có tay nghề giỏi, có tinh thần trách nghiệm phấn đấu cao, những người có sáng kiến giúp ích cho hoạt động sản xuất của công ty... với mục đích là tạo dựng môi trường làm việc khoa học hiện đại, đoàn kết, năng động, cạnh tranh công bằng, tạo động lực học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân, tay nghề, phấn đấu không ngừng cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh việc tạo điều kiện nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động và mang lại cho họ một môi trường làm việc tốt nhất, công ty cũng cần chú trọng đến việc xây dựng một chế độ thưởng phạt phân minh.

• Đối với hành vi trộm cắp tài sản: tiến hành kỷ luật và yêu cầu bồi thường số tiền thiệt hại.

• Đối với hành vi vi phạm nội quy thì tiến hành lập biên bản và phạt thẻ tùy theo mức độ vi phạm

• Nhằm đảm bảo giờ giấc làm việc theo đúng quy củ, công ty ra quy định nếu đi trễ 2 lần trong 1 tháng thì sẽ bị trừ lương, đồng thời lập biên bản.

• Giao trách nhiệm quản lý tài sản cho từng cá nhân và nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản công ty.

Công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm

Mặc dù công ty có đầu tư vào công tác nghiên cứu thiết kế sản phẩm, nhưng việc đầu tư này vẫn chưa được đúng mức. Phần lớn công tác nghiên cứu, thiết kế chủ yếu tập trung vào khâu kỹ thuật, tính toán nhằm thực hiện tốt nhất mẫu sản phẩm do khách hàng cung cấp. Để nâng cao khả năng thiết kế sản phẩm, mẫu mã thì công ty cần chăm lo bồi dưỡng kỹ năng của đội ngũ thiết kế, tìm cách săn những tài năng thiết kế trẻ từ các trường đại học...

Các sản phẩm của công ty chưa thực sự đa dạng, mẫu mã và chất liệu kém đặc trưng... vì thế chưa thu hút được khách hàng mới và những khách hàng có yêu cầu cao về thẩm mỹ. Các sản phẩm hiện nay chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của khách, công ty chưa quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng dòng sản phẩm mang thương

hiệu, đặc trưng thiết kế của công ty. Trong tương lai, việc có những sản phẩm đặc trưng sẽ giúp công ty tạo dựng được thương hiệu, chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập thị trường thế giới.

Quy trình công nghệ trong sản xuất kinh doanh

Để nâng cao năng suất, chất lượng, gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, công ty cần không ngừng tiếp cận những công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất cũng như quản lý. Tuy nhiên, công ty cũng cần cân nhắc những lợi ích và triển vọng và công nghệ đó đem lại trong tương lai để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân về việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Nguồn nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, vì thế ngoài việc duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại, công ty nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới trong và ngoài nước. Điều này giúp công ty hạn chế được rủi ro về giá cả, chủ động tìm được nhà cung ứng thay thế kịp thời khi có biến động ngoài ý muốn xảy ra. Để làm tốt điều này, công ty nên chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu năng lực cung cấp, chất lượng nguồn nguyên phụ liệu, cũng như các yếu tố môi trường như địa lý, tập quán thương mại của đối tác cung ứng.

Ngoài ra, công ty nên tiến hành những phân tích nhận định tính chu kỳ biến động giá dựa trên kinh nghiệm hoạt động, kết hợp việc nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình biến động nguồn vật tư trong và ngoài nước, qua đó lập nguồn dự phòng tài chính để phục vụ cho việc mua dự trữ nguồn nguyên phụ liệu, dự trữ ngoại tệ một cách linh hoạt nhằm tận dụng thời cơ khi giá thấp, giảm giá thành đầu vào, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Công tác Marketing và nghiên cứu thị trường.

Đối với những thị trường cũ, công ty nên thường xuyên nghiên cứu và đánh giá lại toàn bộ thị trường, nhu cầu thị trường về hàng may mặc theo từng giai đoạn, từng thời kỳ với những cơ hội, thách thức mới. Đặc biệt, công ty cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, nhu cầu và thị hiếu của người dân

tại nước mà công ty hướng đến để có những thay đổi phù hợp trong sản phẩm của mình.

Công ty cần đánh giá và so sánh một cách trung thực, khách quan những điểm mạnh, điểm yếu của công ty với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra chiến lược đúng đắn cho sản phẩm của mình. Việc nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh như phương hướng hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, giá cả, nguồn nguyên vật liệu... là rất cần thiết để đưa ra những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty phù hợp.

Công ty cần không ngừng tìm kiếm thị trường mới, tiếp cận thông tin về các thị trường tiềm năng...

Công tác xúc tiến sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cần chuyên nghiệp hóa vấn đề thông tin liên lạc như cải tiến Website của công ty sao cho bắt mắt, tiện dụng, dễ dàng cho người sử dụng. Website nên sử dụng nhiều thứ tiếng và thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm để dễ dàng cho người tiêu dùng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài, tìm kiếm các thông tin về sản phẩm. Điều này cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu các thông tin về thị hiếu và tiềm năng phát triển của thị trường nước ngoài. Người phụ trách liên lạc phải thông thạo cả 4 kỹ năng tiếng Anh. Việc trả lời thư điện tử của khách hàng cũng cần nhanh chóng, chuyên nghiệp và chính xác.

Công ty nên chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing: tuyển dụng nhân viên marketing chuyên nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho mình. Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng như áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá, thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của đối thủ cạnh tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa để đưa ra thời hạn tín dụng cũng như mức chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Công ty cần đầu tư hơn nữa để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho nhân viên: tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo nghiệp vụ như các điều kiện trong Incoterm, các quy định, thông tư mới liên quan đến xuất nhập khẩu, tổ chức cho cán bộ nhân viên tham gia những khóa học nâng cao với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn... nhằm nâng cao năng lực đàm phán, đem lại nhiều hợp đồng có lợi cho công ty. Đồng thời công ty cần chú trọng nghiên cứu thị trường, thu thập đầy đủ thông tin về thị trường, công ty đối tác và năng lực của đội ngũ đàm phán của họ, từ đó chủ động và linh hoạt hơn trên bàn đàm phán, đem lại những điều kiện có lợi cho công ty.

Công ty nên xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu bền với nhiều đại lý, trung gian vận chuyển, bảo hiểm, hãng tàu trong và ngoài nước. Điều này giúp công ty chủ động trong việc giành quyền vận tải và bảo hiểm, cải thiện tình trạng ‘mua CIF, bán FOB’, hạn chế rủi ro, đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 72 - 76)