5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.3.2. Loại hình đào tạo
Đào tạo cơ bản cho công nhân viên mới nhận việc:
Công nhân viên sau khi nhận việc sẽ được học tập trung tại lớp đào tạo cơ bản trong vòng 2 ngày.
Nội dung đào tạo bao gồm: • Tham quan toàn công ty
• Giới thiệu vị trí và chức năng của từng xưởng, phòng ban • Vị trí đặt tủ cá nhân của mỗi nhân viên
• Quy định sử dụng thẻ nhân viên và cách quẹt thẻ tại máy quẹt thẻ • Giờ giấc làm việc và giải lao
• Nội quy lao động
• Quy định giờ giấc và nơi ăn uống trong công ty • Quy định về nơi hút thuốc
• Quy định về an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh lao động • Quy định về việc ra vào cổng công ty
• Quy định về giờ trả đồ công ty cấp phát trong trường hợp nghỉ việc • Các quy tắc về an toàn – môi trường trong công ty
• Cách nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc
• Cách phân loại rác thải trong công ty
Bảng 2.10 : Số lượng các lớp đào tạo cơ bản năm 2011-2012
(Đơn vị tính: Lớp)
Năm Năm 2011 Số lượng
nhân viên 2012 Số lượng nhân viên Quý 1 6 218 3 98 Quý 2 6 196 3 102 Quý 3 6 193 3 92 Quý 4 6 201 2 61 Tổng cộng 24 808 11 353 (Nguồn: Phòng Nhân Sự)
Năm 2011, mỗi quý công ty tiến hành mở 6 lớp đào tạo cơ bản, tương ứng với số lượng nhân viên mới được tuyển dụng trung bình là khoảng 200 người. Mỗi lớp có
số lượng học viên tối đa là 40 người nhằm đảm bảo đào tạo có hiệu quả. Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên lượng đơn hàng giảm, kéo theo việc công ty phải giảm số lượng công nhân đầu vào. 3 quý đầu năm 2012, mỗi quý chỉ còn tuyển trung bình khoảng 100 công nhân viên, tương ứng với 6 lớp đào tạo mỗi quý. Đến quý cuối của năm 2012 thì số lượng lớp học chỉ còn 2 lớp do trong thời gian này công ty vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời tiến hành cải cách nhân sự, đa năng hóa toàn bộ lực lượng lao động nên công ty hạn chế đến mức tối đa việc tuyển dụng thêm công nhân viên mới.
Đào tạo công việc cụ thể cho nhân viên sau khi được phân về phòng ban:
Công nhân viên sau 2 ngày đào tạo cơ bản sẽ được phân về phòng ban theo từng vị trí công việc.
Nhân viên văn phòng sẽ được cấp trên trực tiếp đào tạo và hướng dẫn công việc ngay tại bàn làm việc và sẽ được hướng dẫn và phổ biến những tài liệu về quy tắc làm việc an toàn tại nơi làm việc.
Đối với nhân viên phụ trách nhóm an toàn – môi trường của công ty thì sẽ tiếp tục được tham gia các lớp:
• Cách đánh giá các khía cạnh tác động lên môi trường • Quy cách đi patrol an toàn trong công ty
• Quy cách quản lý hồ sơ môi trường
• Các yêu cầu pháp luật liên quan đến an toàn – môi trường • Đánh giá viên nội bộ ISO/OHSAS
• ...
Đối với công nhân sản xuất:
Tại mỗi phân xưởng sẽ có một nhóm nhân viên kỹ thuật phụ trách đào tạo tay nghề cho công nhân. Công nhân nào có tay nghề cứng thì sẽ được đưa vào xưởng trực tiếp làm việc dưới sự giám sát của chuyền trưởng. Công nhân nào tay nghề chưa vững thì sẽ được đào tạo lại trong vòng 1 tuần trước khi làm việc trong xưởng. Do trong quá trình tuyển dụng, tay nghề của công nhân được sát hạch khá kỹ lưỡng nên chỉ có một số ít công nhân mới cần được đào tạo lại tay nghề trước khi vào xưởng. Năm 2011, số lượng công nhân được đào tạo lại là 183 người (chiếm 22,65 %); năm 2012, số lượng công nhân được đào tạo lại là 68 người (chiếm 19,26%).
Tại xưởng, ngoài giờ học việc, công nhân còn được đào tạo thêm các hướng dẫn an toàn khi sử dụng kéo cắt, máy may, ổ cắm điện, máy nước uống nóng lạnh, cửa tự động… nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc trong công ty. Các lớp
hướng dẫn này do nhân viên phụ trách an toàn – môi trường của các xưởng tiến hành. Trước khi được đứng lớp đào tạo cho công nhân, những nhân viên phụ trách này phải tham gia các lớp đào tạo do nhân viên phụ trách nhóm an toàn môi trường của công ty đào tạo. Các lớp đào tạo do nhóm an toàn – môi trường phụ trách được tiến hành 1 lần/ 1 năm đối với mỗi tài liệu đào tạo. Thời gian tiến hành tái đào tạo tài liệu phụ thuộc vào thời gian tài liệu được phát hành. Ví dụ: nếu tài liệu được phát hành và đào tạo lần đầu vào ngày 1 tháng 3 thì đúng ngày 1/31 tháng 3 hàng năm, sẽ tiến hành đào tạo lại. Bên cạnh đó, nếu tài liệu được sửa đổi cho phù hợp thì cũng sẽ được đào tạo lại ngay khi chỉnh sửa xong, và nguyên tắc tái đào tạo cũng áp dụng tương tự như đào tạo tài liệu mới. Năm 2012, nhóm an toàn – môi trường đã tiến hành mở 25 lớp, tương ứng với 15 lớp tái đào tạo tài liệu cũ, 7 lớp đào tạo tài liệu mới phát hành và 3 lớp đào tạo tài liệu được sửa đổi
Đào tạo nghiệp vụ nâng cao:
Hàng năm, công ty đều tổ chức lớp đào tạo cán bộ quản lý và mời trung tâm về đào tạo. Bên cạnh đó, công ty rất quan tâm đến vấn đề an toàn – môi trường tại nơi làm việc nên hàng năm đều mời chuyên gia từ Công ty thẩm định ISO/OSHAS – Công ty Bereau Veritas Certification sang dạy lớp “Đánh giá viên” và cấp bằng cho nhân viên phụ trách an toàn – môi trường của mỗi phòng ban, mỗi phân xưởng.
Ngoài ra, khi có thông báo mở lớp đào tạo từ các cơ quan Nhà nước, công ty đều cử nhân viên phụ trách đi học:
• Lớp kỹ năng quản lý nhân sự (1 lớp – 2 nhân viên phòng nhân sự)
• Kỹ năng thuyết trình (1 lớp – 2 nhân viên bộ phận hành chánh – nhân sự, 1 nhân viên bộ phận Marketing – kinh doanh và 1 nhân viên phòng ứng dụng công nghệ).
• Khai thuế điện tử (1 lớp - 1 nhân viên phụ trách thuế)
• Các quy định và cách khai hải quan điện tử (1 lớp – 2 nhân viên phòng xuất nhập khẩu)
• Lớp tập huấn “Kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp” (1 lớp – 2 nhân viên phòng IT, 1 nhân viên bộ phận Marketing – kinh doanh)
…
Ngoài ra, hiện tại công ty đang tiến hành cải tiến chất lượng và năng suất làm việc của công nhân viên toàn công ty. Công ty ký hợp đồng đào tạo với Trung tâm đào tạo Techno của Nhật Bản để thực hiện đề án cải tiến này mang tên “Project thay đổi – Thay đổi hiện tại”. Mỗi tháng 2 lần, đều có chuyên gia từ công ty Techno sang dạy và truyền đạt kinh nghiệm, cũng như cùng học viên tìm ra giải pháp nhằm cải
thiện chất lượng, tháo gỡ những khó khăn, rút ngắn thời gian thao tác và nâng cao năng suất công việc.
Những công việc thực hiện để mở lớp đào tạo: • Đề cương mục tiêu đào tạo
• Nội dung đào tạo • Thời gian đào tạo • Chương trình đào tạo
• Lịch trình giảng dạy hàng tuần
• Kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho đào tạo • Kế hoạch đánh giá đào tạo
• Giáo trình hoặc bài giảng về kĩ năng, về kiến thức • Các bài tập thực hành ở xưởng
• Giảng dạy và hướng dẫn hằng ngày • An toàn lao động
• Đánh giá đào tạo