Kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 55 - 57)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.3.3. Kinh phí đào tạo

Kinh phí đào tạo được chia thành 2 loại: • Kinh phí đào tạo nội bộ

• Kinh phí đào tạo ngoại bộ

Kinh phí đào tạo nội bộ:

Đây là nguồn kinh phí sử dụng để trả cho thời gian đào tạo của nhân viên trong nội bộ công ty, bao gồm:

• Chi phí giờ công cho nhân viên phòng nhân sự đào tạo cơ bản 2 ngày đầu khi nhân viên nhận việc.

• Chi phí giờ công cho nhân viên trong quá trình hướng dẫn cho nhân viên mới trong 2 tháng đầu thử việc.

• Chi phí giờ công cho nhân viên đào tạo công nhân mới tại các phân xưởng. • Chi phí giờ công cho công nhân cũ trong thời gian vừa làm vừa kèm nhân

viên mới học việc.

• Chi phí giờ công cho nhân viên kỹ thuật đào tạo quy trình sử dụng các công nghệ, thiết bị mới cho công nhân viên toàn công ty

• Chi phí giờ công cho nhân viên của các phòng ban khi đào tạo các hạng mục liên quan đến an toàn – môi trường

• Chi phí giờ công soạn thảo tài liệu • Kinh phí in tài liệu tài liệu đào tạo

Bảng 2.11 : Bảng kinh phí đào tạo nội bộ trong năm 2011 và 2012

(Đơn vị tính: Việt Nam đồng)

Chi phí 2011 2012

Chi phí giờ công nhân

viên đào tạo 1.460.000.000 1.278.000.000

Chi phí giờ công soạn

thảo tài liệu 96.000.000 73.000.000

Chi phí in tài liệu 438.568.000 483.188.500

Tổng cộng 1.994.568.000 1.834.188.500

(Nguồn: Phòng Nhân Sự)

Qua bảng tóm tắt kinh phí đào tạo nội bộ của công ty năm 2011-2012, ta thấy công ty rất chú trọng đến việc đào tạo tay nghề và các kỹ năng liên quan đến công việc cho công nhân viên. Kinh phí dành cho việc đào tạo của công ty năm 2011 chiếm 18,08%, và năm 2012 chiếm 17,99% so với tổng lợi nhuận kế toán sau thuế. Năm 2012 do công ty đưa vào in ấn và phát hành “Sổ tay hướng dẫn lái xe an toàn” cho toàn công ty, nên chi phí in ấn tăng 44.620.500 triệu đồng so với năm 2011.

Kinh phí đào tạo bên ngoài công ty:

Ngoài việc đào tạo cơ bản, cũng như đào tạo tay nghề tại chỗ cho công nhân viên, công ty còn thường xuyên cử công nhân viên đi học các lớp đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, học hỏi khoa học kỹ thuật mới và mời các trung tâm đào tạo về dạy ngay tại công ty.

Đầu năm tài chính, công ty sẽ họp ban giám đốc để lập dự toán kinh phí đào tạo ngoại bộ. Nguồn kinh phí này được dự toán dựa trên bình quân kinh phí đào tạo của 2 năm trước đó, cộng thêm 10% dự trù cho việc đào tạo đột xuất.

Bảng 2.12 : Bảng kinh phí đào tạo bên ngoài Công ty năm 2011, 2012 và dự toán năm 2013

(Đơn vị tính: Việt Nam đồng)

2011 2012 Trung bình kinh

phí 2011-2012 Dự toán 2013

1.269.695.200 1.275.650.000 1.272.672.600 1.399.939.860

Các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý ngoại bộ do Nhà nước tổ chức đều được công ty cử nhân viên phụ trách đi học đầy đủ. Sau lớp đào tạo, nhân viên đều phải báo cáo lại cho trưởng phòng phụ trách kết quả đào tạo, cũng như những thay đổi mới trong nghiệp vụ quản lý để kịp thời thay đổi và áp dụng vào công việc điều hành của công ty. Mỗi 2 năm, công ty đều mời các kỹ sư, chuyên gia từ các trung tâm về đào tạo kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên đứng chuyền, mục đích là để nâng cao tay nghề, cũng như truyền đạt lại những kinh nghiệm trong quá trình đào tạo lại cho công nhân sản xuất.

Việc đào tạo được công ty hết sức quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tay nghề và kỹ năng của công nhân viên, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, trước mỗi lớp đào tạo tại công ty, dù là nội bộ hay ngoại bộ, phòng nhân sự của công ty và phòng ban liên quan đến nội dung đào tạo cũng đều kết hợp với giáo viên xem xét kỹ lưỡng giáo trình đào tạo, nhằm soạn ra một giáo trình đầy đủ nhất, chính xác nhất, dễ hiểu nhất và truyền đạt tốt nhất nội dung cần đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)