5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Nhiệm vụ của công tác quản trị nhân sự
Để thực hiện các chức năng của tổ chức nhân sự, các nhà quản lý phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
• Tổ chức tuyển dụng nhân sự: Mục đích là nhằm duy trì chức năng hoạt động của công tác nhân sự trong doanh nghiệp. Muốn hoạt động tuyển dụng đạt kết quả cao cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Khi cần tuyển dụng ta phải xác định được một khối lượng công việc đáng kể và cần đến sự chuyên trách lâu dài thì mới cần tuyển nhân viên.
Người được tuyển phải có đủ khả năng trình độ đảm trách được yêu cầu công việc.
• Bố trí nhân sự: đây là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Để đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong việc bố trí nhân sự các nhà lãnh đạo cần chú ý:
Chức năng nhiệm vụ của doanh ngiệp và của từng bộ phận trong doanh nghiệp, trong từng giai đoạn.
Căn cứ vào số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự dự kiến.
• Thực hiện chính sách tiền lương: Tiền lương là nguồn thu nhập chính của nhân viên. Nó được xác định bởi số lượng, chất lượng lao động và được tính theo thời gian, theo khối lượng công việc hoặc theo sản phẩm. Việc trả lương phải công bằng và tuân theo nguyên tắc trả lương bằng nhau cho các công việc giống nhau còn công việc khác nhau sẽ được hưởng những mức lương khác nhau.
• Thực hiện các chế độ phụ cấp cho người lao động. Phụ cấp có thể được tính theo lương.
• Tăng cường củng cố lòng tin người lao động bằng các đảm bảo an ninh cho nhân viên, đảm bảo sự công bằng tuyệt đối giữa các bộ phận với nhân viên. • Củng cố địa vị nhân viên trong quá trình tham gia hoạt động nhằm thực hiện
mục tiêu của tổ chức.
• Thăng tiến nhân viên, bố trí, sắp xếp nhân viên vào các vị trí khác nhau với những yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn.
• Tổ chức huấn luyện, đào tạo nhân viên theo yêu cầu công việc và theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
• Tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên làm việc để đảm bảo yêu cầu về năng suất, chất lượng công việc.