KIỂM TRA KHU VỰC SINH HOẠT VÀ TIỆN NGHI GIẢI TRÍ CHO THUYỀN VIÊN

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 44 - 45)

4. Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài

3.1KIỂM TRA KHU VỰC SINH HOẠT VÀ TIỆN NGHI GIẢI TRÍ CHO THUYỀN VIÊN

Cơ quan thanh tra hàng hải của quốc gia tàu treo cờ và Cơ quan kiểm tra của cảng tiến hành việc kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm việc tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và các biện pháp thực thi các yêu cầu của MLC 2006 được xác định cụ thể theo 14 điểm:

1. Tuổi tối thiểu

2. Giấy chứng nhận y tế 3. Năng lực thuyền viên 4. Hợp đồng lao động

5. Việc sử dụng dịch vụ cung cấp và tuyển dụng lao động tư nhân được cấp phép và chứng nhận

6. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

7. Trình độ thuyền viên cung cấp cho tàu 8. Chỗ ăn ở

9. Các trang thiết bị sinh hoạt, làm việc trên tàu 10. Lương thực, thực phẩm

11. Sức khỏe, an toàn và phòng chống tai nạn 12. Hệ thống chăm sóc y tế trên tàu

13. Quy trình khiếu nại trên tàu 14. Việc chi trả lương

Các tổ chức, cá nhân cần phải thực thi các yêu cầu của MLC 2006 bao gồm: - Chính phủ, chính quyền hàng hải

- Cơ quan thanh tra hàng hải - Cơ quan đăng kiểm tàu

- Các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu

- Các công ty tuyển chọn và cung ứng thuyền viên - Thuyền viên.

Phạm vi Đề tài chỉ nêu ra việc kiểm tra của PSC và Quốc gia mang cờ về chỗ ăn ở, các trang thiết bị sinh hoạt, thực phẩm bữa ăn, thời gian làm việc và nghỉ ngơi trên tàu.

3.1 KIỂM TRA KHU VỰC SINH HOẠT VÀ TIỆN NGHI GIẢI TRÍ CHOTHUYỀN VIÊN. THUYỀN VIÊN.

* Miễn trừ và áp dụng Quy định và tiêu chuẩn về phòng ở sinh hoạt và tiện nghi giải trí

Mục đích của các yêu cầu tối thiểu trong quy định 3.1 và tiêu chuẩn A3.1 là đảm bảo rằng người đi biển có chỗ ăn ở và tiện nghi giải trí phù hợp trên tàu. Trong rất nhiều trường hợp, các yêu cầu được hướng dẫn ảnh hưởng đến thiết kế và kết cấu của tàu ( ví dụ như kích thước Cabin, vị trí, …..) và thiết bị. Quy định trong phần này của MLC 2006 được quy định rất chi tiết và nhận thấy là, trong một số trường hợp, việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định này có thể không thể thực hiện trên các tàu đã tồn tại hoặc dưới một kích cỡ nhất định hoặc các loại tàu nhất định. Ngoài ra, nó được nhận thấy rằng cần thiết phải lấy biên bản, không có sự phân biệt đối xử, của những người đi biển với sự khác nhau về tôn giáo và thông lệ xã hội. Miễn trừ hoặc thay đổi chỉ có thể

chấp nhận sau khi tham vấn các tổ chức chủ tàu và thuyền viên. Các miễn trừ phải được chú ý trong phần I của Bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải (DMLC).

* Áp dụng đối với các tàu đã tồn tại trước ngày MLC 2006 có hiệu lực cho quốc gia mang cờ

Quy định 3.1, đoạn 2, MLC 2006 chỉ ra rằng các yêu cầu trong Bộ luật mà liên quan đến kết cấu tàu và trang thiết bị chỉ áp dụng đối với tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước MLC 2006 có hiệu lực đối với quốc gia mang cờ.

Đối với các tàu được đóng trước ngày Công ước đi vào hiệu lực, các yêu cầu liên quan đến kết cấu tàu và các thiết bị được áp dụng theo các Công ước về khu vực sinh hoạt của Thuyền viên (sửa đổi), 1949 (số 92), và khu vực sinh hoạt của Thuyền viên (quy định bổ sung) Công ước 1970 (số 133), áp dụng trong phạm vi mà tàu đã áp dụng, theo luật hoặc thực tế các tại quốc gia thành viên liên quan. Một hoặc cả hai Công ước này có thể đã có hiệu lực áp dụng thông qua việc phê chuẩn của các Quốc gia thành viên liên quan. Một hoặc cả hai Công ước này có thể được áp dụng thông qua việc phê chuẩn của các quốc gia liên quan. Hoặc các phần của Công ước này có thể được áp dụng thông qua việc Quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước tàu thương mại (Tiêu chuẩn tối thiểu), 1976 (số 147), và/hoặc Nghị định thư năm 1996 của Công ước số 147; cũng có thể có trường hợp các Công ước số 92 và 133 vẫn chưa được phê chuẩn nhưng đã được áp dụng theo luật của quốc gia.

Tất cả các yêu cầu trong MLC 2006 bao gồm cả tiêu chuẩn A3.1 không liên quan đến kết cấu tàu và trang thiết bị thì sẽ vẫn áp dụng đối với các tàu này.

* Áp dụng đối với các tàu nhỏ hơn và các loại tàu đặc biệt

Tiêu chuẩn A3.1, đoạn 20 và 21, MLC 2006 cho phép Quốc gia mà tàu mang cờ, trong chừng mực có thể, cho phép các tàu nhỏ hơn 200 GT miễn một số yêu cầu trong tiêu chuẩn liên quan đến chỗ ở và tiện nghi giải trí.

Tiêu chuẩn A3.1 cũng có quy định cụ thể, cho phép sửa đổi các yêu cầu về tàu khách và các tàu có công dụng đặc biệt. Ngoài ra, có thể miễn giảm một số yêu cầu đối với tàu có dung tích toàn phần nhỏ hơn 3000 GT. Kiểm tra viên Quốc gia tàu mang cờ phải xem xét cẩn thận luật hoặc quy định quốc gia hoặc các quy định khác liên quan đến việc thực hiện MLC, 2006 nhằm xác định các yêu cầu này có được áp dụng tại Quốc gia tàu mang cờ.

Tàu có công dụng đặc biệt là các tàu đang thực hiện việc huấn luyện hoặc các tàu được đóng phù hợp với Bộ luật của IMO về an toàn đối với tàu có công dụng đặc biệt ( IMO Code of Safety for Special Purpose Ships 2008 ) năm 2008 hoặc các phiên bản mới hơn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 44 - 45)