Tiêu chuẩn về thực phẩm và chế biến bữa ăn

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 34 - 35)

4. Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài

2.2.2 Tiêu chuẩn về thực phẩm và chế biến bữa ăn

BỮA ĂN CHO THUYỀN VIÊN

2.2.1 Quy định về Thực phẩm và chế biến bữa ăn

Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được cung cấp các thực phẩm và đồ uống

có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh.

- Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các tàu treo cờ nước mình có đầy đủ thực phẩm và nước uống đảm bảo về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, số lượng để phục vụ được các thuyền viên trên tàu, đặc biệt cần xét tới sự khác biệt về cách ăn uống xuất phát từ sự khác biết về văn hoá, dân tộc và hoàn cảnh xuất thân.

- Trong quá trình làm việc trên tàu các thuyền viên được cung ứng thực phẩm và đồ uống miễn phí.

- Các thuyền viên làm việc trong bộ phận bếp trên tàu cần được đào tạo và có đủ năng lực để đảm đương nhiệm vụ trên tàu của mình.

2.2.2 Tiêu chuẩn về thực phẩm và chếbiến bữa ăn biến bữa ăn

- Các nước thành viên được áp dụng các luật, quy định hoặc các biện pháp khác nhằm để ra các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng thực phẩm và nước uống cũng như tiêu chuẩn cho các bữa ăn dành cho thuyền viên trên các tàu treo cờ nước mình, đồng thời

các nước này cần có các hoạt động giáo dụng nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện các tiêu chuẩn đã đề ra.

- Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các tàu treo cờ nước mình đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau:

• Thực phẩm và đồ uống trên tàu phải đủ số lượng thuyền viên làm việc trên tàu, đáp ứng được các yêu cầu về thói quen ăn uống cơ bản và sự khác biệt về văn hoá có liên quan tới ăn uống của thuyền viên, đủ cho độ dài của mỗi chuyến đi, đảm bảo về giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự phong phú;

• Cách tổ chức và các trang thiết bị cho bộ phận hậu cần trên tàu cần đảm bảo cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú, đủ giá trị dinh dưỡng, hợp vệ sinh.

Hình 3: Khu vực bếp thỏa mãn yêu cầu của MLC 2006 trên tàu

- Các chủ tàu có trách nhiệm đảm bảo các thuyền viên làm việc trong bộ phận bếp trên tàu phải được đào tạo, đủ trình độ, năng lực để đảm đương vị trí của mình, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong luật và quy định của nước thành viên có liên quan.

- Các yêu cầu nói đến ở khoản 3 nói trên có thể là thuyền viên đó phải hoàn thành một khoá đào tạo hoặc được một cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về cách thức nấu ăn, làm bếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, dự trữ và bảo quản thực phẩm, thực phẩm an toàn và bảo vệ sức khoẻ.

- Trên các tàu mà đội ngũ thuyền viên chỉ dưới 10 người, có thể do quy mô đội thuyền viên hoặc do đặc điểm của thương mại của tàu, thì cơ quan chức năng có thể không yêu cầu phải có bộ phận bếp đầy đủ và trình độ cao, mà những thuyền viên này chỉ cần được đào tạo về các lĩnh vực như vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân, duy trì bảo quản, chế biến thực phẩm trên tàu.

- Trong một số trường hợp ngoại lệ thực sự cần thiết, các cơ quan chức năng có thể cấp lệnh cho phép 1 đầu bếp chưa hoàn toàn đủ trình độ làm việc trên 1 con tàu nhất định trong 1 khoảng thời gian nhất định, cho tới khi tàu cập 1 cảng thuận tiện tiếp theo hoặc tới kì tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian 1 tháng, với điều kiện là thuyền viên đó phải được đào tạo về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân cũng bảo quản chế biến thực phẩm trên tàu.

- Theo các quy định đang áp dụng nêu ra ở Đề mục 5 trong công ước, các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu việc kiểm tra thường xuyên trên tàu thuộc thẩm quyền của thuyền trưởng hoặc cấp thấp hơn, về các vấn đề sau:

• Nguồn thực phẩm và nước uống trên tàu

• Các không gian và thiết bị sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm và nước uống trên tàu.

• Bếp và các trang thiết bị phục vụ việc chuẩn bị các bữa ăn.

- Các thuyền viên dưới 18 tuổi không được phép làm việc trong bộ phận bếp trên tàu.

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w