Tiêu chuẩn về kiểm tra và chế tài

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 39 - 40)

4. Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài

2.4.2Tiêu chuẩn về kiểm tra và chế tài

- Mỗi Quốc gia thành viên phải duy trì một hệ thống kiểm tra các điều kiện của thuyền viên trên tàu mang cờ quốc gia của mình bao gồm kiểm tra xác nhận rằng các biện pháp liên quan đến các điều kiện sống và làm việc nêu trong bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, nếu có, được tuân thủ, và rằng các yêu cầu của Công ước này được thỏa mãn.

- Cơ quan có thẩm quyền phải cử đủ số lượng thanh tra viên có chuyên môn để thực hiện các trách nhiệm của mình theo mục 1 của tiêu chuẩn này. Nếu các tổ chức thực hiện kiểm tra phải có trình độ chuyên môn đảm bảo thi hành các nhiệm vụ đó và trao cho họ đủ thẩm quyền pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ.

- Phải có điều khoản thích hợp để đảm bảo rằng các thanh tra viên được đào tạo, đủ khả năng, các điều kiện tham khảo, quyền hạn, vị thế và sự độc lập cần thiết hoặc mong muốn để cho phép họ thực hiện kiểm tra xác nhận và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của mục 1 trong Tiêu chuẩn này.

- Đợt kiểm tra phải được thực hiện theo các khoảng thời gian yêu cầu của tiêu chuẩn A5.1.3(tiêu chuẩn về giấy chứng nhận lao động hàng hải và bản tuyên bố phù hợp lao động hàng hải), nếu phù hợp. Khoảng thời gian giữa hai đợt kiểm tra không quá ba năm.

- Nếu một Quốc gia thành viên nhận được một khiếu nại mà xem xét là có cơ sở hoặc nhận được bằng chứng một tàu mang cờ quốc tịch của mình không tuân thủ các yêu cầu của Công ước hoặc có các khiếm khuyết nghiêm trọng trong khi thực hiện các biện pháp nêu tại bản Tuyên bố phù hợp lao động hàng hải, Quốc gia thành viên phải thực hiện các bước cần thiết điều tra nguyên nhân và đảm bảo hành động khắc phục mọi khiếm khuyết đã phát hiện.

- Có các luật thích hợp thi hành hiệu quả bởi mỗi Thành viên đảm bảo các thanh tra viên có vị thế và điều kiện làm việc độc lập với các thay đổi của chính phủ và các ảnh hưởng không phù hợp bên ngoài.

- Các thanh tra viên, được cung cấp các hướng dẫn rõ ràng khi làm nhiệm vụ và giấy ủy nhiệm phù hợp, có quyền :

• Lên tàu mang cờ của Thành viên ;

• Thực hiện mọi kiểm tra, thử hoặc yêu cầu mà họ coi là cần thiết nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn đã được tuân thủ nghiêm ngặt ;

• Yêu cầu mọi khiếm khuyết phải khắc phục, nếu có bằng chứng các khiếm khuyết cấu thành một vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu của Công ước này (gồm cả các quyền của thuyền viên), hoặc xuất hiện một nguy cơ đáng kể ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe hoặc an ninh của thuyền viên, cấm tàu rời cảng cho đến khi các hành động cần thiết được thực hiện.

- Mọi hành động thực hiện theo mục 7 (c) của Tiêu chuẩn này phải phụ thuộc vào quyền phán quyết của tòa án hoặc cơ quan chính quyền hành chính.

- Các thanh tra viên phải thận trọng đưa ra ý kiến thay cho việc điều tra hoặc lập khuyến nghị nếu không có vi phạm rõ ràng các yêu cầu của công ước này ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe hoặc an ninh của thuyền viên liên quan và nếu không có các vi phạm tương tự trước đó.

- Các thanh tra viên phải xử lý bí mật nguồn tin về mọi cáo buộc hoặc khuyến nghị cho rằng có một nguy cơ hoặc khiếm khuyết liên quan đến các điều kiện làm việc và sống của thuyền viên hoặc một vi phạm pháp luật và các quy định và không báo

cho chủ tàu, đại diện chủ tàu hoặc người khai thác tàu mà đợt kiểm tra được thực hiện bởi cáo buộc hoặc khiếu nại đó.

- Các thanh tra viên không được giao các nhiệm vụ mà có thể, do số lượng hoặc bản chất của chúng, ngăn cản kiểm tra hiệu quả hoặc tổn hại đến ủy quyền của họ hoặc các quan hệ của họ với chủ tàu, thuyền viên và các bên liên quan khác.

• Bị cấm không được có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong mọi hoạt động mà họ được giao nhiệm vụ kiểm tra.

• Tuân thủ nội quy hoặc biện pháp kỉ luật phù hợp, không tiết lộ, kể cả sau khi không còn công tác nữa, mọi bí mật thương mại hoặc các quy trình bí mật hoặc thông tin cá nhân của thuyền viên có thể có được trong khi họ làm nhiệm vụ.

- Các thanh tra viên phải gửi báo cáo mỗi đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền.

Một bản sao báo cáo bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ làm việc trên tàu được gửi cho thuyền trưởng và một bản sao khác được dán trên bảng thông báo của tàu để thuyền viên biết và, nếu được yêu cầu, gửi cho các đại diện của họ.

- Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Quốc gia thành viên phải lưu giữ các báo cáo về các điều kiện của thuyền viên trên tàu mang cờ của mình. Cơ quan có thẩm quyền phải xuất bản báo cáo hàng năm về các hoạt động theo thời điểm phù hợp, không quá sáu tháng sau khi kết thúc năm.

- Trong trường hợp điều tra một vụ tai nạn nghiêm trọng, phải gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt nhưng không quá một tháng sau khi có kết luật điều tra.

- Khi kiểm tra hoặc thực hiện các biện pháp theo tiêu chuẩn này, phải cố gắng tránh làm cho tàu bị lưu giữ trì hoãn một cách vô lý.

- Phải bồi hoàn theo cá luật quốc gia và quy định quốc gia đối với mọi tổn thất hoặc hư hại gây ra bởi cách làm trái với quyền hạn của thanh tra viên. Trách nhiệm dẫn chứng trong mỗi trường hợp phải thông qua khiếu nại.

- Phạt hành chính và các biện pháp khắc phục thích đáng khác cho các vi phạm các yêu cầu của Công ước này ( kể cả các quyền của thuyền viên ) và đối với cản trở thanh tra viên thi hành nhiệm vụ của họ phải được mỗi Quốc gia thành viên quy định và chế tài hiệu quả.

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 39 - 40)