Tiêu chuẩn số giờ làm việc và nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 36 - 38)

4. Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài

2.3.2Tiêu chuẩn số giờ làm việc và nghỉ ngơi

- Trong Tiêu chuẩn này các thuật ngữ sau được hiểu là:

• Số giờ làm việc: là lượng thời gian trong đó thuyền viên phải thực hiện nhiệm vụ của mình trên tàu;

• Số giờ nghỉ ngơi: là lượng thời gian bên ngoài giờ làm việc; thuật ngữ này không bao gồm các quãng nghỉ giải lao

- Mỗi nước thành viên phải giới hạn số giờ làm việc trong phạm vi giới hạn của Tiêu chuẩn này hoặc ấn định số giờ làm việc tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định.

- Mỗi nước thành viên cần biết rằng số giờ làm việc thông thường của thuyền viên, giống như mọi người lao động khác, sẽ dựa trên khung 8h/ngày với 1 ngày nghỉ

trong tuần và nghỉ vào các ngày lễ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nước thành viên không được phép đăng ký một thoả ước tập thể về số giờ làm việc thông thường của thuyền viên, nhưng không được vượt quá mức quy định trong Tiêu chuẩn này.

- Khi quy định các Tiêu chuẩn quốc gia, nước thành viên cần xem xét đến những nguy cơ khi thuyền viên bị làm việc quá sức, nhất là đối với những người đảm trách công việc liên quan tới an toàn hàng hải và an toàn trong vận hành con tàu. - Giới hạn giờ làm việc và nghỉ của thuyền viên được quy định như sau:

• Giờ làm việc tối đa không được vượt quá: o 14 giờ làm việc trong 24 tiếng liên tục o 72 giờ làm việc trong 7 ngày làm liên tục • Số giờ nghỉ tối thiểu được quy định như sau:

o 10 giờ trong 24 giờ liên tục o 77 giờ trong 7 ngày liên tục

- Số giờ nghỉ sẽ chia thành nhiều nhất là 2 khoảng thời gian, trong đó mỗi khoảng không ít hơn 6 tiếng, và khoảng thời gian giữa 2 khoảng giờ nghỉ liên tiếp không vượt quá 14 giờ.

- Các giờ tập luyện cứu hoả, cứu hộ theo quy định của luật quốc tế nên được sắp xếp sao cho tối thiểu hoá làm ảnh hưởng tới giờ nghỉ ngơi của thuyền viên và không kiễn họ quá mệt mỏi.

- Đối với những thuyền viên phải trực ca trong giờ nghỉ thông thường thì họ phải được nghỉ bù thích đáng.

- Nếu không có một thoả ước tập thể hay một cách thức phân xử nào hoặc nếu các cơ quan chức năng cho rằng các hướng dẫn nêu trên chưa thoả đáng thì các cơ quan này có thể xây dựng các điều khoản tương đương để đảm bảo thuyền viên có đủ thời gian nghỉ.

- Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu rằng trên tàu phải có 1 bảng lịch trình làm việc được đặt ở vị trí dễ thấy và trên đó ghi những nội dung có mọi vị trí công việc:

• Lịch trình tàu trên biển và ghé cảng

• Số giờ làm việc tối đa hoặc số giờ nghỉ tối thiếu do luật quốc gia hoặc thoả ước tập thể quy định.

• Một bảng lịch trình như trên phải có một mẫu chuẩn quốc tế và ghi bằng thứ tiếng mà mọi thuyền viên làm việc tàu biết và ghi thêm bằng tiếng Anh.

- Mỗi nước thành viên cũng có quyền yêu cầu trên tàu phải có bảng theo dõi số giờ làm việc hoặc giờ nghỉ trong ngày của thuyền viên để đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ của tàu với quy định tại khoản từ 5 đến 11 của Tiêu chuẩn này. Bảng theo dõi đó cũng phải theo mẫu chuẩn theo cơ quan chức năng quy định trong đó có tuân thủ các hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế hoặc các mẫu khác do tổ chức này quy định. Ngôn ngữ của bảng cũng theo ngôn ngữ quy định ở khoản trên. Các

thuyền viên sẽ có được 1 bản của bản theo dõi này trên đó có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền giám sát và chữ ký của thuyền viên.

- Các quy định tại khoản 5 và 6 của Tiêu chuẩn này không ngăn cấm nước thành viên có các luật, quy định quốc gia, quy trình do cơ quan chức năng hoặc thoả ước tập thể xây dựng trong đó tạo ra các ngoại lệ với các quy định trên. Nhưng những ngoại lệ đó vẫn phải tuân theo tinh thần của Tiêu chuẩn càng nhiều càng tốt, song có thể xem xét việc cho phép những kì nghỉ thường xuyên hơn hoặc lâu hơn hoặc cho phép các thuyền viên làm việc trên tàu trong chuyến đi ngắn hơn.

- Các quy định trong Tiêu chuẩn này không làm ảnh hưởng tới quyền của thuyền trưởng được yêu cầu các thuyền viên hoàn thành bất kỳ giờ làm việc nào cần thiết cho sự an toàn khẩn cấp cho con tàu, của người hoặc hàng hoá trên tàu, hoặc vì mục đích hỗ trợ các tàu hoặc người gặp nạn trên biển. Theo đó, thuyền trưởng có quyền tạm gác số giờ làm việc và nghỉ ngơi thông thường của thuyền viên lại để làm việc khẩn cấp cho tới khi tình trạng bình thường và phải đảm bảo rằng các thuyền viên đã làm việc trong giờ nghỉ của mình sẽ được nghỉ bù thích đáng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu điều kiện sinh hoạt tối thiểu của thuyền viên theo công ước mlc 2006 (Trang 36 - 38)