CHƢƠNG III CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 101 - 108)

A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn)

CHƢƠNG III CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 23.

Một quốc gia thành viên, tại thời điểm ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập, có thể tuyên bố không thi hành thƣ yêu cầu đƣợc ban hành nhằm mục đích thu thập tài liệu trƣớc phiên tòa nhƣ đƣợc biết đến ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật thông pháp.

Đề xuất:

(Nội dung điều này không phù hợp với Luật tương trợ tư pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại và thực hiện ủy thác tư pháp cần phải được thực hiện tại Tòa án, chúng ta sẽ tuyên bố không thực hiện thư yêu cầu thu thập chứng cứ trước khi thực hiện tố tụng dân sự).

Điều 24.

Các quốc gia thành viên có thể chỉ định cơ quan khác ngoài cơ quan trung ƣơng và sẽ quyết định phạm vi thẩm quyền của các cơ quan đó. Tuy

nhiên, trong tất cả mọi trƣờng hợp thƣ yêu cầu vẫn phải đƣợc gửi cho cơ quan trung ƣơng.

Các quốc gia liên bang sẽ tự do chỉ định nhiều cơ quan trung ƣơng.

Điều 25.

Các quốc gia thành viên có nhiều hơn một hệ thống pháp luật có thể chỉ định cơ quan có thẩm quyền của một trong số các hệ thống đó, cơ quan này sẽ có thẩm quyền độc quyền để thi hành thƣ yêu cầu theo Công ƣớc này.

Điều 26.

Các quốc gia thành viên, nếu đƣợc yêu cầu thực hiện quy định đó do những hạn chế mang tính hiến định, có thể yêu cầu sự bồi hoàn bởi quốc gia yêu cầu các khoản chi phí liên quan đến việc thi hành thƣ yêu cầu, đối với các dịch vụ cần thiết để buộc sự có mặt của ngƣời cung cấp chứng cứ, chi phí do sự tham dự của ngƣời đó, và chi phí đối với việc sao các bản chứng cứ đó.

Khi một quốc gia đã đƣa thƣ yêu cầu theo điều khoản trên, thì bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu quốc gia đó hoàn lại các khoản phí và chi phí tƣơng tự.

Điều 27.

Các quy định của Công ƣớc này sẽ không cản trở các quốc gia thành viên:

a)Tuyên bố thƣ yêu cầu có thể đƣợc chuyển cho cơ quan tƣ pháp thông qua các kênh khác ngoài kênh đã đƣợc quy định trong Điều 2;

b)Cho phép, theo luật hoặc thực tiễn của quốc gia, bất kỳ hành vi nào đƣợc quy định trong Công ƣớc này đƣợc thực hiện theo các điều kiện ít nghiêm ngặt hơn;

c)Cho phép, theo luật hoặc thực tiễn của quốc gia, các biện pháp thu thập chứng cứ ngoài các biện pháp đƣợc quy định trong Công ƣớc này.

Công ƣớc này sẽ không cản trở thỏa thuận giữa hai quốc gia thành viên nào bất kỳ để làm tổn hại đến:

a)Các quy định của Điều 2 liên quan đến các biện pháp chuyển giao thƣ yêu cầu;

b)Các quy định của Điều 4 liên quan đến ngôn ngữ có thể đƣợc sử dụng;

c)Các quy định của Điều 8 liên quan đến sự hiển diện của cán bộ Tòa án tại thời điểm thi hành thƣ yêu cầu;

d)Các quy định của Điều 11 liên quan đến các đặc quyền và nghĩa vụ của nhân chứng để từ chối cung cấp chứng cứ;

e)Các quy định của Điều 13 liên quan đến các biện pháp trả lại thƣ yêu cầu đã đƣợc thi hành cho cơ quan yêu cầu;

f)Các quy định của Điều 14 liên quan đến các khoản phí và chi phí; g)Các quy định của Chƣơng II.

Điều 29.

Các bên của Công ƣớc này cũng là các bên của một hoặc cả Công ƣớc về thủ tục tố tụng dân sự đã đƣợc ký kết tại La Hay ngày 17/7/1905 và ngày 01/3/1954, Công ƣớc này sẽ thay thế các Điều 8-16 của các Công ƣớc trƣớc.

Điều 30.

Công ƣớc này sẽ không ảnh hƣởng đến việc áp dụng Điều 23 Công ƣớc năm 1905, hoặc Điều 24 Công ƣớc năm 1954.

Điều 31.

Các thỏa thuận bổ sung giữa các bên đối với Công ƣớc năm 1905 và Công ƣớc năm 1954 sẽ coi là đƣợc áp dụng tƣơng tự nhƣ đối với Công ƣớc này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Không làm tổn hại đến các quy định của Điều 29 và 31, Công ƣớc này sẽ không làm giảm hiệu lực của các công ƣớc có chƣa quy định về lĩnh vực đƣợc bao hàm bởi Công ƣớc này đối với các quốc gia thành viên là hoặc sẽ trở thành thành viên.

Điều 33.

Một quốc giá, tại thời điểm ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập có thể tuyên bố việc áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định của khoản 2 Điều 4 và của Chƣơng II. Không cho phép bất kỳ sự bảo lƣu nào.

Mỗi quốc gia thành viên ở bất kỳ thời điểm nào có thể rút khỏi sự bảo lƣu mà quốc giã đó đã đƣa ra; sự bảo lƣu sẽ đƣợc chấm dứt trong vòng 60 ngày sau ngày thông báo rút

Khi một quốc gia đƣa ra sự bảo lƣu, thì bất kỳ quốc gia nào khác bị ảnh hƣởng bởi sự bảo lƣu đó có thể áp dụng quy định tƣơng tự để chống lại quốc gia đƣa ra sự bảo lƣu đó.

Điều 34.

Một quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào rút hoặc sửa đổi lại một tuyên bố.

Điều 35.

Một quốc gia thành viên, ở bất kỳ thời điểm phê chuẩn hay gia nhập nào, hoặc sau đó, thông báo cho Bộ ngoại giao Hà Lan về cơ quan đƣợc chỉ định theo các điều 2, 8, 24, và 25.

Tƣơng tự, một quốc gia thành viên sẽ thông báo cho Bộ ngoại giao Hà Lan, trong trƣờng hợp thích hợp những thông tin sau:

a)Cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ định mà theo đó thông báo phải đƣợc gửi đến, sự cho phép của cơ quan đó có thể đƣợc yêu cầu, và hỗ trợ của cơ quan đó có thể đƣợc viện dẫn trong việc thu thập chứng cứ bởi quan chức ngoại giao và lãnh sự theo điều 15, 16 và 18 một cách tƣơng ứng;

b)Việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan mà sự cho phép của nó có thể đƣợc yêu cầu trong việc thu thập chứng cứ bởi những ngƣời đƣợc ủy quyền theo Điều 17 và của những ngƣời có thể cung cấp sự hỗ trợ đƣợc quy định trong Điều 18;

c)Các tuyên bố theo các điều 4, 8, 11, 15, 16, 17, 18, 23, và 27;

d)Bất kỳ một sự hủy bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ một sự chỉ định hoặc tuyên bố nào đƣợc đề cập ở trên;

e) Hủy bỏ bất kỳ sự bảo lƣu nào.

Điều 36.

Bất kỳ khó khăn nào có thể nảy sinh giữa các quốc gia thành viên liên quan đến hoạt động của công ƣớc sẽ đƣợc giải quyết thông qua các kênh ngoại giao.

Điều 37.

Công ƣớc này sẽ đƣợc để ngỏ cho việc ký kết bởi các quốc gia có mặt tại phiên họp thứ 11 của Hội nghị La Hay về tƣ pháp quốc tế.

Công ƣớc này sẽ đƣợc phê chuẩn, và các văn kiện phê chuẩn sẽ đƣợc nộp cho Bộ ngoại giao Hà Lan.

Điều 38.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 sau khi văn kiện phê chuẩn thứ ba đƣợc đề cập trong khoản 2 của Điều 37 đƣợc nộp.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực thi hành đối với mỗi quốc gia ký kết mà sau đó quốc gia này đã phê chuẩn Công ƣớc vào ngày thứ 60 khi nộp văn kiện phê chuẩn của mình.

Điều 39.

Bất kỳ quốc gia nào không có mặt tại phiên họp thứ 11 Hội nghị La Hay về tƣ pháp quốc tế là thành viên của Hội nghị này hoặc là thành viên của Liên Hiệp quốc hoặc của một cơ quan chuyên môn nào của tổ chức này, hoặc

là thành viên của Quy chế của Tòa án công lý quốc tế có thể gia nhập Công ƣớc này sau khi nó đã có hiệu lực thi hành phù hợp với đoạn 1 của Điều 38.

Văn kiện gia nhập sẽ đƣợc nộp cho Bộ ngoại giao Hà Lan.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia gia nhập vào Công ƣớc vào ngày thứ 60 sau khi nộp văn kiện gia nhập.

Việc gia nhập sẽ có hiệu lực chỉ liên quan đến mối quan hệ giữa quốc gia gia nhập và các quốc gia thành viên có tuyên bố về việc chấp thuận sự gia nhập đó. Tuyên bố nhƣ vậy sẽ đƣợc nộp cho Bộ Ngoại gia Hà Lan; Bộ Ngoại gia Hà Lan sẽ chuyển đi, thông qua kênh ngoại giao, bản sao có xác nhận cho mỗi quốc gia thành viên.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực giữa quốc gia gia nhập và quốc gia đã tuyên bố chấp thuận sự gia nhập đó vào ngày thứ 60 sau khi nộp tuyên bố chấp thuận.

Điều 40.

Bất kỳ quốc gia nào, vào thời điểm ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập, có thể tuyên bố rằng Công ƣớc này sẽ đƣợc mở rộng tới tất cả các vùng lãnh thổ đối với các mối quan hệ quốc tế mà nó chịu trách nhiệm, hoặc đối với một hoặc nhiều hơn các vùng lãnh thổ đó. Một tuyên bố nhƣ vậy sẽ có hiệu lực vào ngày Công ƣớc có hiệu lực đối với quốc gia liên quan đó.

Bất cứ thời điểm nào sau đó, sự mở rộng nhƣ vậy sẽ đƣợc thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực đối với các vùng lãnh thổ đƣợc đề cập trong sự mở rộng đó vào ngày thứ 60 sau thông báo đã đƣợc chỉ ra ở khoản trên.

Công ƣớc này sẽ có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày Công ƣớc có hiệu lực thi hành theo quy định với đoạn 1 Điều 38, thậm chí đối với các quốc gia đã phê chuẩn Công ƣớc đó hoặc sau đó đã gia nhập Công ƣớc.

Nếu nhƣ không có khiếu nại, thì Công ƣớc sẽ đƣợc gia hạn 5 năm một lần mà không cần nói ra.

Bất kỳ một khiếu nại nào sẽ đƣợc thống báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan ít nhất trong vòng 6 tháng trƣớc khi hết thời hạn 5 năm.

Công ƣớc cũng có thể đƣợc giới hạn đối với vùng lãnh thổ cụ thể mà Công ƣớc này áp dụng.

Khiếu nại sẽ có hiệu lực chỉ đối với quốc gia đã thông báo về khiếu nại. Công ƣớc sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực đối với các quốc gia thành viên khác.

Điều 42.

Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ đƣa ra thông báo cho các quốc gia đã đƣợc đề cập trong Điều 37, và cho quốc gia đã gia nhập theo Điều 39, nhƣ sau:

a)Ký kết và phê chuẩn đƣợc đề cập trong Điều 37;

b)Ngày mà theo Công ƣớc này sẽ có hiệu lực theo quy định của đoạn 1 Điều 38;

c)Sự gia nhập đƣợc đề cập trong Điều 39 và ngày mà gia nhập đó có hiệu lực;

d)Sự mở rộng đƣợc đề cập trong Điều 40 và ngày mà sự mở rộng đó có hiệu lực thi hành;

e)Sự chỉ định, bảo lƣu và tuyên bố đƣợc đề cập trong Điều 33 và 35 Công ƣớc này.

Làm tại La Hay, ngày 18/3/1970, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai có hiệu lực nhƣ nhau, một bản sao sẽ đƣợc lƣu tại cơ quan lƣu trữ của Chính phủ Hà Lan, và một bản sao đƣợc chứng thực sẽ đƣợc gửi cho mỗi quốc gia

có mặt tại phiên họp thứ 11 Hội nghị La Hay về tƣ pháp quốc tế, thông qua kênh ngoại giao.

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 101 - 108)