Kết quả thực hiện và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự tại Tòa án:

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 48 - 53)

tƣ pháp về dân sự tại Tòa án:

2.3.1. Kết quả thực hiện:

Theo thống kê tại Báo cáo tƣơng trợ tƣ pháp của Bộ Tƣ pháp, trong thời gian gần đây, mỗi năm Bộ Tƣ pháp đã nhận và chuyển trên dƣới 3.000 hồ sơ ủy thác tƣ pháp đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nƣớc ngoài để giải quyết; trong đó, hơn 80% là các hồ sơ do toà án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị uỷ thác ra nƣớc ngoài; khoảng 20% còn lại là số hồ sơ ủy thác do các cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài chuyển đến, chủ

yếu là từ các nƣớc Ba Lan, Séc, Pháp, Hàn Quốc. Trong số các hồ sơ của Việt Nam đề nghị uỷ thác tƣ pháp ra nƣớc ngoài thì hồ sơ do Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gửi đến chiếm đa số (khoảng trên 65%) tiếp sau đó là Toà án nhân dân các tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Tây Ninh.

Trong số đó, những nƣớc đƣợc yêu cầu thực hiện nhiều hồ sơ ủy thác tƣ pháp thƣờng là các nƣớc chƣa ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Việt Nam nhƣ: Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Canada, CHLB Đức, Hàn Quốc, Đài Loan- (Trung Quốc). Số lƣợng hồ sơ ủy thác tƣ pháp giữa Việt Nam và các nƣớc đã ký Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp chiếm tỷ lệ không nhiều, chỉ vài trăm bộ trên tổng số trên dƣới 3000 bộ hồ sơ một năm, chủ yếu là Séc, Ba Lan, Pháp.

Bảng 2.3

Bảng số liệu tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự trong thời gian gần đây (theo quốc tịch của đương sự): [4]

Năm Tổng số

Trả lại hồ

Quốc tịch

Việt Nam Quốc tịch nƣớc có hiệp định

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Pháp Tỷ lệ % Trung Quốc Tỷ lệ % Khác (Nga, Belarus, Lào…) Tỷ lệ % 2008 837 59 7.0 393 47.0 21 2.5 8 1.0 5 0.6 2009 2567 115 4.5 740 28.8 93 3.6 19 0.7 7 0.3 2010 648 4 0.6 80 12.3 18 2.8 4 0.6 3 0.5 Năm Tổng số Trả lại

Số lƣợn g Tỷ lệ % Hoa Kỳ Tỷ lệ % TQ (Đài Loan) Tỷ lệ % Úc Tỷ lệ % Can ada Tỷ lệ % Hàn quốc Tỷ lệ % Kh ác Tỷ lệ % 2008 837 59 7.0 46 5.5 131 15.7 3 0.4 76 9.1 44 5.3 51 6.1 2009 2567 115 4.5 919 35.8 257 10.0 131 5.1 112 4.4 57 2.2 11 7 4.6 2010 648 4 0.6 293 45.2 77 11.9 37 5.7 25 3.9 9 1.4 98 15. 1

Thống kê tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho thấy:

Năm 2009 (từ ngày 01.01.2009 đến ngày 31.12.2009, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã uỷ thác tƣ pháp về tống đạt văn bản tố tụng và uỷ thác thu thập chứng cứ 136 lƣợt, đã nhận đƣợc kết quả 12 vụ việc. Thực hiện 27 vụ việc uỷ thác tƣ pháp của Toà án nƣớc ngoài do Bộ Tƣ pháp chuyển đến.

Năm 2010 (từ ngày 01.01.2010 đến ngày 31.12.2010, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã uỷ thác tƣ pháp về tống đạt văn bản tố tụng và uỷ thác thu thập chứng cứ 118 lƣợt, đã nhận đƣợc kết quả 9 vụ việc. Thực hiện 24 vụ việc uỷ thác tƣ pháp của Toà án nƣớc ngoài do Bộ Tƣ pháp chuyển đến.

Năm 2011 (từ ngày 01.01.2011 đến ngày 31.12.2011, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã uỷ thác tƣ pháp về tống đạt văn bản tố tụng và uỷ thác thu thập chứng cứ 116 lƣợt, đã nhận đƣợc kết quả 29 vụ việc. Thực hiện 16 vụ việc uỷ thác tƣ pháp của Toà án nƣớc ngoài do Bộ Tƣ pháp chuyển đến [5]

Thực tế triển khai công tác tƣơng trợ tƣ pháp cho thấy khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi hồ sơ yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp ra nƣớc ngoài thì hầu nhƣ chỉ nhận đƣợc kết quả từ các nƣớc có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Việt Nam. Trong khi đó, trong số các nƣớc chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Việt Nam, nhiều quốc gia có đông công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học tập nhƣ: Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Ca-na-đa, Cộng hòa

Liên bang Đức… Số lƣợng các yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự (chủ yếu là yêu cầu của Tòa án Việt Nam) gửi tới các quốc gia này là rất lớn. Đặc biệt, theo quy định của một số quốc gia (nhƣ Ấn Độ chẳng hạn), các yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp của một nƣớc sẽ không đƣợc thực hiện nếu giữa nƣớc đó và Ấn Độ chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp. Trên thực tế, các ủy thác tƣ pháp của Việt Nam gửi đến Hoa Kỳ, Ôx-trây-lia, Ca-na-đa, Cộng hòa liên bang Đức đều rơi vào tình trạng “gửi đi nhƣng không trả về”.

Kết quả uỷ thác tƣ pháp thƣờng rất chậm, thời hạn tố tụng dân sự lại ngắn, nhiều trƣờng hợp uỷ thác không có kết quả, đã gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ, việc dân sự tại Toà án. “Theo ông Bùi Hoàng Danh, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì trong hầu hết trƣờng hợp ủy thác tƣ pháp là không có kết quả; không nhận đƣợc sự trả lời của đƣơng sự liên quan, không có hồi âm của Bộ Tƣ pháp và Đại sứ quán Việt Nam đã thực hiện việc chuyển hồ sơ ủy thác tƣ pháp… Vì vậy, hồ sơ vụ - việc dân sự chỉ có bản lƣu của hồ sơ ủy thác tƣ pháp đã gửi đi, các biên nhận của bƣu điện về việc đã chuyển hồ sơ của Tòa án cho Bộ Tƣ pháp... Tòa án lấy đó làm căn cứ để giải quyết vụ - việc dân sự”. [26]

Thực tế tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hiện nay, sau khi gửi hồ sơ uỷ thác tƣ pháp đến Bộ Tƣ pháp, Toà án đều nhận đƣợc công văn của Bộ Tƣ pháp thông báo đã gửi hồ sơ uỷ thác tƣ pháp của Toà án đến đến Bộ ngoại giao và cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài. Ngoài một số trƣờng hợp nhận đƣợc kết quả uỷ thác, các trƣờng hợp còn lại Toà án không nhận đƣợc kết quả cũng nhƣ không nhận đƣợc thông báo về việc không có kết quả uỷ thác, lý do không thực hiện đƣợc của Bộ Tƣ pháp?.

Tiến độ ủy thác tƣ pháp còn chậm so với yêu cầu, kết quả thực hiện thấp do nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan:

Nguyên nhân khách quan:

Các quy định của pháp luật trong nƣớc còn thiếu và có nhiều nội dung chƣa đầy đủ: Luật Tƣơng trợ tƣ pháp, Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22.8.2008, Thông tƣ liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15.9.2011 hƣớng dẫn thi hành Luật Tƣơng trợ tƣ pháp và các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm và thời hạn thực hiện ủy thác của cơ quan tƣ pháp nƣớc ngoài cũng nhƣ xử lý trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao, tƣ pháp.

Số lƣợng các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng về dân sự đã ký kết ít về số lƣợng và thiếu về nội dung: còn quá nhiều nƣớc chƣa có Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Việt Nam đặc biệt là một số nƣớc có đông ngƣời Việt sinh sống và có nhiều mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, nên yêu cầu thực hiện ủy thác tƣ pháp còn rất khó khăn, thƣờng chậm, bị ách tắc nhiều, các Hiệp định đã ký kết chủ yếu là đối với các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây đến nay nhiều nội dung không còn phù hợp..

Nhân lực thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng: Những năm gần đây, các vụ việc uỷ thác do Toà án nƣớc ta đề nghị Toà án nƣớc ngoài hỗ trợ thực hiện các hành vi tƣ pháp ngày càng nhiều, nhất là đối với các nƣớc chƣa ký kết Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp nhƣ Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Malayxia..trong khi đó nhân lực của các cơ quan ngoại giao ở nƣớc ngoài còn ít.

Quy trình, thủ tục thực hiện ủy thác tƣ pháp nhƣ sơ đồ đã phân tích ở trên còn thể hiện sự dƣờm dà, phức tạp không cần thiết.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến kết quả thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp không cao nhƣ: nhiều vụ việc do không thể tìm

đƣợc đƣợc địa chỉ của đƣơng sự, hoặc đƣơng sự đã chuyển nơi ở, thậm chí có nhiều trƣờng hợp đƣơng sự vẫn đang sống bất hợp pháp tại nƣớc có Toà án gửi uỷ thác, hoặc đã trốn sang tỵ nạn tại các nƣớc khác;

Nguyên nhân chủ quan:

Chất lƣợng xây dựng hồ sơ yêu cầu uỷ thác chƣa cao, hồ sơ uỷ thác còn thiếu giấy tờ theo hƣớng dẫn, nội dung yêu cầu không rõ ràng, biên bản tống đạt giấy tờ không đƣợc lập theo quy định;

Nhiều toà án chƣa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện uỷ thác tƣ pháp: không bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện công việc tƣơng trợ tƣ pháp, không có cơ chế đãi ngộ, đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm công tác tƣơng trợ tƣ pháp.

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 48 - 53)