A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn)
THU THẬP CHỨNG CỨ BỞI CÁC QUAN CHỨC NGOẠI GIAO, LÃNH SỰ QUÁN VÀ NGƢỜI ĐƢỢC ỦY QUYỀN
QUÁN VÀ NGƢỜI ĐƢỢC ỦY QUYỀN
Điều 15.
Trong các vụ việc dân sự và thƣơng mại, một quan chức ngoại giao hoặc lãnh sứ quán của một quốc gia thành viên, trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác và trong phạm vi khu vực mà ngƣời đó thực thi chức năng của mình, có thể thu thập chứng cứ mà không bị trói buộc bởi quốc tịch của quốc gia mà ngƣời đó đại diện trong việc trợ giúp vụ kiện đã đƣợc khởi kiện ở Tòa án của quốc gia mà ngƣời đó đại diện.
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rằng, chứng cứ có thể đã đƣợc thu thập bởi quan chức ngoại giao hoặc lãnh sứ quán nếu sự cho phép theo đơn đƣợc ngƣời đó hoặc nhân danh ngƣời đó đƣa ra đối với cơ quan thích hợp đƣợc chỉ định bởi quốc gia tuyên bố.
Đề xuất:
(Để phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước và đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chúng ta sẽ tuyên bố việc thu thập chứng cứ theo điều này phải được sự cho phép của cơ quan đầu mối là Tòa án Tối cao hoặc Bộ Tư pháp).
Điều 16.
Quan chức ngoại giao hoặc lãnh sứ quán của một quốc gia thành viên, trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác hoặc trong phạm vi khu vực mà ngƣời đó thực thi chức năng của mình, cũng có thể thu thập chứng cứ, không bị ràng buộc bởi quốc tịch của quốc gia mà ngƣời đó thực thi chức năng của mình hoặc của quốc gia thứ ba, trong việc trợ giúp vụ kiện đã đƣợc khởi kiện ở Tòa án của quốc gia mà ngƣời đó đại diện, nếu:
a) Cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ định bởi quốc gia mà ngƣời đó thực thi chức năng của minh đã đƣợc cho phép một cách chung chung hoặc trong từng trƣờng hợp cụ thể, và
b) Ngƣời đó phải tuân thủ các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền đã đƣợc liệt kê trong sự cho phép đó.
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rằng chứng cứ đƣợc thu thập theo quy định của Điều này không cần phải có sự cho phép trƣớc đó.
Đề xuất:
(Để phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước và đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chúng ta sẽ tuyên bố việc thu thập chứng cứ theo điều này phải được sự cho phép của cơ quan đầu mối là Tòa án Tối cao hoặc Bộ Tư pháp).
Điều 17.
Trong các lĩnh vực dân sự và thƣơng mại, một ngƣời thích hợp đƣợc bổ nhiệm nhƣ là ngƣời đƣợc ủy nhiêm nhằm mục đích này có thể, không bắt buộc, thu thập chứng cứ trong lãnh thổ của quốc gia thành viên nhằm trợ giúp lĩnh vực đã đƣợc khởi kiện ở một quốc gia thành viên khác, nếu:
a) Cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ định bởi quốc gia nơi chứng cứ đã đƣợc thu thập đã cho phép cơ quan đó một cách chung chung hoặc trong từng trƣờng hợp cụ thể; và
b) Ngƣời đó tuân thủ các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền đã liệt kê trong giấy phép.
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố chứng cứ đƣợc thu thập theo quy định của Điều này không cần có sự cho phép từ trƣớc.
Đề xuất:
(Để phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước và đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chúng ta sẽ tuyên bố việc thu thập chứng cứ theo điều này phải được sự cho phép của cơ quan đầu mối là Bộ Tư pháp).
Điều 18.
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố quan chức ngoại giao, lãnh sự hoặc ủy viên đƣợc ủy quyền thu thập chứng cứ theo các Điều 15, 16 hoặc 17, có thể áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ định bởi quốc gia tuyên bố đối với sự hỗ trợ thích hợp để thu thập chứng cứ bằng biện pháp bắt buộc. Tuyên bố này có thể bao gồm những điều kiện mà quốc gia tuyên bố có thể thấy phù hợp để áp đặt,
Nếu nhƣ cơ quan đó chấp nhận đơn thì nó sẽ áp dụng bất kỳ biện pháp bắt buộc nào mà cơ quan đó thấy thích hợp và đƣợc quy định bởi luật pháp của quốc gia đƣợc sử dụng đối với các vụ kiện ở trong quốc gia.
Điều 19.
Cơ quan có thẩm quyền, trong việc cấp phép đƣợc đề cập trong các Điều 15, 16 hoặc 17, hoặc trong việc chấp nhận đơn đƣợc đề cập đến trong Điều 18, có thể đặt ra các điều kiện mà cơ quan đó cho rằng phù hợp, ngoài những thứ khác, nhƣ thời gian và địa điểm thu thập chứng cứ. Tƣơng tự, cơ quan có thẩm quyền đó cũng có thể yêu cầu cần đƣợc thông báo trƣớc về thời
gian, ngày và địa điểm thu thập chứng cứ từ trƣớc một cách hợp lý; trong trƣờng hợp đó đại diện của cơ quan có thẩm quyền này sẽ đƣợc quyền có mặt tại nơi thu thập chứng cứ.
Điều 20.
Trong việc thu thập chứng cứ theo bất kỳ điều nào của Chƣơng này thì ngƣời có liên quan có thể đƣợc đại diện một cách hợp pháp.
Điều 21.
Khi một quan chức ngoại giao, lãnh sự hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền đƣợc ủy quyền theo các Điều 15, 16, hoặc 17 để thu thập chứng cứ thì:
a) Ngƣời đó có thể thu thập tất cả các loại chứng cứ mà những chứng cứ này không tƣơng thích với luật pháp của quốc gia nơi chứng cứ đƣợc thu thập hoặc trái với bất kỳ giấy phép nào đã đƣợc ban hành theo quy định của các điều nói trên, và sẽ có quyền hạn trong phạm vi những giới hạn đó để thực hiện việc tuyên thệ hoặc nhận đƣợc sự xác nhận;
b) Yêu cầu đối với ngƣời có mặt hoặc đƣa ra chứng cứ, trừ ngƣời nhận là công dân của một quốc gia nơi vụ kiện đang chờ giải quyết, sẽ đƣợc đƣa ra bằng ngôn ngữ của địa điểm nơi chứng cứ đƣợc thu thập hoặc đƣợc kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ đó;
c) Yêu cầu sẽ thông báo về ngƣời có thể đƣợc đại diện một cách hợp pháp và ở bất kỳ quốc gia nào mà quốc gia đó không đƣa ra tuyên bố theo Điều 18, cũng sẽ thông báo cho ngƣời đó rằng ngƣời đó không bị ràng buộc phải có mặt hoặc đƣa ra chứng cứ;
d) Chứng cứ có thể đƣợc thu thập theo cách đƣợc quy định bởi pháp luật đƣợc áp dụng ở Tòa án nơi vụ kiện đang chờ giải quyết, tuy nhiên, cách đó không bị cấm bởi luật pháp của quốc gia nơi chứng cứ đƣợc thu thập;
e) Một ngƣời đƣợc yêu cầu cung cấp chứng cứ có thể viện dẫn các đặc quyền và trách nhiệm từ chối cung cấp chứng cứ đƣợc quy định trong Điều 11.
Điều 22.
Nếu một cố gắng để thu thập chứng cứ theo thủ tục đƣợc quy định trong Chƣơng này mà thất bại, do sự từ chối của ngƣời cung cấp chứng cứ, sẽ không cản trở việc nộp đơn sau đó để yêu cầu thu thập chứng cứ theo quy định của Chƣơng I.