A: Accession(gia nhập) R: Ratification(phê chuẩn)
CHƢƠNG I– GIẤY TỜ TRONG TỐ TỤNG
Điều 2
Mỗi Nƣớc ký kết sẽ cử một Cơ quan Trung ƣơng chịu trách nhiệm nhận yêu cầu tống đạt từ các Nƣớc ký kết khác và xử lý theo quy định tại các Điều 3 và 6.
Mỗi Nƣớc tổ chức Cơ quan Trung ƣơng theo quy định của pháp luật nƣớc đó.
Cơ quan hoặc cán bộ tƣ pháp có thẩm quyền theo pháp luật của Nƣớc ban hành giấy tờ sẽ chuyển cho Cơ quan Trung ƣơng của Nƣớc nơi giấy tờ cần đƣợc tống đạt đến, yêu cầu theo mẫu trong phụ lục của Công ƣớc này mà không phải hợp pháp hoá hay qua một thủ tục khác tƣơng tự.
Giấy tờ đƣợc tống đạt hoặc bản sao của giấy tờ đó sẽ đƣợc gắn thành phụ lục trong yêu cầu. Yêu cầu và giấy tờ đều phải lập thành hai bản.
Điều 4
Trong trƣờng hợp Cơ quan Trung ƣơng cho rằng yêu cầu không đúng với các quy định của Công ƣớc này thì phải báo ngay lập tức cho ngƣời yêu cầu và chỉ rõ sự từ chối đối với yêu cầu đó.
Điều 5
Cơ quan Trung ƣơng của nƣớc có địa chỉ tống đạt giấy tờ sẽ tự mình tống đạt giấy tờ hoặc sắp xếp để giấy tờ đó đƣợc tống đạt bởi một cơ quan phù hợp, bằng –
a) một phƣơng thức về tống đạt giấy tờ đƣợc quy định trong pháp luật quốc gia đối với các hoạt động ở trong nƣớc cho ngƣời trong phạm vi lãnh thổ nƣớc mình, hoặc
b) một phƣơng thức cụ thể do ngƣời yêu cầu đề nghị, trừ khi phƣơng thức đó không phù hợp với pháp luật của nƣớc có địa chỉ tống đạt giấy tờ. Với trƣờng hợp nêu ở điểm b) đoạn 1 Điều này, giấy tờ có thể luôn luôn đƣợc tống đạt bằng cách giao cho ngƣời nhận nếu ngƣời đó tự nguyện nhận.
Khi giấy tờ đƣợc tống đạt theo đoạn 1 nêu trên, Cơ quan Trung ƣơng có thể yêu cầu rằng giấy tờ phải đƣợc lập bằng hoặc đƣợc dịch sang ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Nƣớc có địa chỉ tống đạt.
Phần yêu cầu đó, theo mẫu gắn liên với Công ƣớc này, bao gồm tóm tắt của giấy tờ đƣợc tống đạt sẽ đƣợc tống đạt cùng với giấy tờ.
Đề xuất:
(Quy định tại điểm b phù hợp với cách thức tống đạt quy định trong Bộ luật tố dụng dân sự và Luật Tương trợ tư pháp, chúng ta sẽ thông báo thực hiện theo điểm b và yêu cầu giấy tờ phải được lập bằng tiếng Việt)
Điều 6
Cơ quan Trung ƣơng của Nƣớc có địa chỉ tống đạt hoặc bất cứ cơ quan nào có thể đƣợc chỉ định để thực hiện mục đích đó, sẽ cấp một giấy chứng nhận theo mẫu trong phụ lục của Công ƣớc này.
Giấy chứng nhận đó khẳng định rằng giấy tờ đã đƣợc tống đạt và bao gồm phƣơng thức, địa điểm và ngày tống đạt và ngƣời giấy tờ đƣợc tống đạt đến. Nếu giấy tờ không đƣợc tống đạt, giấy chứng nhận sẽ chỉ ra nguyên nhân ngăn cản việc tống đạt.
Ngƣời yêu cầu có thể đề nghị rằng một giấy chứng nhận không do một Cơ quan Trung ƣơng hoặc một cơ quan tƣ pháp cấp phải đƣợc phê chuẩn bởi một trong các cơ quan này.
Giấy chứng nhận đƣợc gửi thẳng cho ngƣời yêu cầu.
Đề xuất:
(Theo quy định của pháp luật trong nước, Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối thực hiện việc này, chúng ta sẽ thông báo cơ quan thực hiện điều này là Bộ Tư pháp)
Điều 7
Các điều khoản tiêu chuẩn của mẫu trong phụ lục của Công ƣớc này trong mọi trƣờng hợp sẽ đƣợc lập bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Các điều khoản này cũng có thể đƣợc lập bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của nƣớc xuất xứ của giấy tờ.
Các chỗ trống tƣơng ứng sẽ đƣợc điền bằng ngôn ngữ của nƣớc có địa chỉ tống đạt hoặc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Điều 8
Mỗi Nƣớc ký kết đƣợc tự do thực hiện tống đạt giấy tờ trong tố tụng đến những ngƣời ở nƣớc ngoài trực tiếp thông qua đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự, không áp dụng bất cứ sự cƣỡng chế nào.
Bất cứ Nƣớc nào có thể tuyên bố rằng nƣớc đó sẽ từ chối việc tống đạt giấy tờ nhƣ vậy trong phạm vi lãnh thổ nƣớc mình trừ khi giấy tờ đƣợc tống đạt cho công dân của nƣớc xuất xứ của giấy tờ.
Đề xuất:
(Nội dung điều này không phù hợp với Luật tương trợ tư pháp, vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chúng ta sẽ tuyên bố bảo lưu điều này).
Điều 9
Thêm vào đó, mỗi Nƣớc ký kết đƣợc tự do sử dụng kênh lãnh sự để gửi giấy tờ để tống đạt cho các cơ quan của Nƣớc ký kết khác đƣợc Nƣớc đó chỉ định vì mục đích đó.
Trong trƣờng hợp ngoại lệ cần thiết, mỗi Nƣớc ký kết có thể sử dụng kênh ngoại giao vì cùng mục đích nêu trên.
Điều 10
Nếu Nƣớc đến không phản đối, Công ƣớc này sẽ không can thiệp vào –
a) tự do gửi giấy tờ tố tụng trực tiếp tới ngƣời ở nƣớc ngoài qua đƣờng bƣu điện,
b) tự do của các cán bộ, quan chức tƣ pháp hoặc những ngƣời có thẩm quyền khác của Nƣớc gốc thực hiện tống đạt giấy tờ trực tiếp qua các cán bộ, quan chức ngoại giao và những ngƣời có thẩm quyền khác của Nƣớc đến.
c) Tự do của bất cứ ai quan tâm đến thủ tục tố tụng tƣ pháp thực hiện tống đạt giấy tờ trong tố tụng trực tiếp qua cán bộ, quan chức tƣ pháp hoặc những ngƣời có thẩm quyền khác của Nƣớc đến.
Đề xuất:
(Nội dung điều này không phù hợp với Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tương trợ tư pháp quy định về cách thức, trình tự tống đạt, chúng ta sẽ tuyên bố bảo lưu điều này).
Điều 11
Công ƣớc này không ngăn cản môt hoặc nhiều Nƣớc ký kết thoả thuận cho phép chuyển giấy tờ, nhằm mục đích tống đạt, qua các kênh khác ngoài các kênh nêu trong các Điều ở trên và, đặc biệt là trực tiếp thông tin giữa các cơ quan tƣơng ứng
Điều 12
Tống đạt giấy tờ trong tố tụng từ một Nƣớc ký kết không làm phát sinh bất kỳ sự thanh toán hay bồi hoàn cho các khoản thuế hoặc chi phí nào cho việc tống đạt do Nƣớc có địa chỉ tống đạt giúp đỡ. Ngƣời yêu cầu chỉ phải trả hoặc hoàn trả chi phí do –
a) việc thuê mƣớn của cán bộ tƣ pháp hoặc ngƣời có thẩm quyền theo pháp luật của Nƣớc đến,
b) việc sử dụng một biện pháp tống đạt đặc biệt
Điều 13
Khi một yêu cầu tống đạt tuân thủ các điều khoản của Công ƣớc này, Nƣớc có địa chỉ tống đạt chỉ có thể từ chối tuân thủ với điều đó nếu việc tuân thủ có thể xâm phạm chủ quyền hoặc an ninh của nƣớc đó
Nƣớc đó không thể từ chối tuân thủ chỉ vì lý do rằng, theo pháp luật của nƣớc đó, lĩnh vực của hành động không thuộc lĩnh vực tƣ pháp hoặc pháp luật trong nƣớc không cho phép hành động dựa trên cơ sở mà ngƣời yêu cầu đã sử dụng.
Trong trƣờng hợp từ chối, Cơ quan Trung ƣơng thông báo ngay lập tức cho ngƣời yêu cầu và nêu rõ nguyên nhân từ chối.
Điều 14
Các khó khăn phát sinh liên quan đến việc chuyển giấy tờ tố tụng để tống đạt sẽ đƣợc giải quyết bằng kênh ngoại giao.
Điều 15
Khi một lệnh triệu tập hoặc một giấy tờ tƣơng tự đã đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài để tống đạt theo quy định của Công ƣớc này, và bị đơn không có mặt, phán quyết chỉ đƣợc đƣa ra khi
a) giấy tờ đã đƣợc tống đạt theo một phƣơng thức quy định trong pháp luật của nƣớc có địa chỉ tống đạt giấy tờ trong các hoạt động trong nƣớc đối với ngƣời trong lãnh thổ nƣớc đó, hoặc
b) giấy tờ thực tế đã đƣợc giao cho bị đơn hoặc nơi cƣ trú của bị đơn bằng phƣơng thức quy định trong Công ƣớc này, và rằng trong một trong hai trƣờng hợp này việc tống đạt hoặc chuyển giấy tờ đƣợc thực hiện trong thời gian hợp lý để bào chữa.
Mặc dù các quy định của đoạn 1 của Điều này, mỗi Nƣớc ký kết đƣợc tự do tuyên bố rằng thẩm phán có thể đƣa ra phán quyết thậm chí nếu không có chứng nhận giấy tờ tống đạt đã đƣợc nhận nếu đáp ứng đƣợc tất cả các điều kiện sau –
a) giấy tờ đƣợc chuyển bằng một trong các phƣơng thức quy định trong Công ƣớc này,
b) một khoảng thời gian tối thiểu 6 tháng, đƣợc thẩm phán coi là thích hợp trong từng vụ việc cụ thể, đã trôi qua tính từ ngày chuyển giấy tờ,
c) không nhận đƣợc bất kỳ giấy chứng nhận nào, kể cả đã thực hiện mọi nỗ lực hợp lý để có đƣợc chứng nhận thông qua các cơ quan có thẩm quyền của Nƣớc có địa chỉ tống đạt.
Bất kể các quy định của các khoản nêu trên, trong trƣờng hợp khẩn cấp, thẩm phán có thể ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc các biện pháp bảo vệ.
Đề xuất:
(Việt Nam có tỷ lệ yêu cầu tống đạt đi lớn hơn nhiều số yêu cầu tống đạt đến, Tòa án Việt nam có thể xét xử vắng mặt bị đơn trong một số trường hợp nêu tại điều này và nội dung này đã được quy định tại Thông tư 15/2011/TTLT – BTP – BNG – TANDTC, chúng ta sẽ tuyên bố chấp nhận đoạn 2 điều này)
Điều 16
Khi một lệnh triệu tập hoặc một giấy tờ tƣơng đƣơng phải đƣợc chuyển ra nƣớc ngoài để tống đạt, theo quy định của Công ƣớc này, và một bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với bị đơn vắng mặt, thẩm phán có quyền cho phép không áp dụng thời hiệu kháng cáo đối với bản án nếu đáp ứng đƣợc các điều kiện sau –
a) bị đơn, không có lỗi, không biết về giấy tờ đó trong thời gian cần thiết để bào chữa, hoặc không biết về bản án trong thời hạn thích hợp để kháng cáo, và
b) bị đơn đã tiết lộ sự bào chữa sơ bộ về hành động đang xem xét.
Đơn xin không áp dụng thời hiệu kháng cáo phải đƣợc hoàn tất trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi bị đơn biết về bản án.
Mỗi Nƣớc ký kết có thể tuyên bố rằng đơn sẽ không đƣợc xem xét nếu nó đƣợc hoàn tất khi đã hết hạn nêu trong tuyên bố, nhƣng trong mọi trƣờng hợp không quá 1 năm sau ngày phán quyết.
Điều này không áp dụng với các bản án liên quan đến địa vị hoặc năng lực của ngƣời nào đó.
(Điều này không phù hợp với quy định về kháng cáo trong Bộ luật tố tụng dân sự, chúng ta sẽ tuyên bố bảo lưu điều này)