Quy định về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế về dân sự theo pháp luật một số nƣớc:

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 53 - 59)

số nƣớc:

2.4.1. Nhật Bản:

Nhật Bản hiện tham gia hai Công ƣớc La Hay về tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ (Công ƣớc năm 1965 và Công ƣớc năm 1970). Mỗi năm Nhật Bản thực hiện khoảng 1400 bộ hồ sơ uỷ thác tƣ pháp của toà án và các cơ quan có thẩm quyền gửi.

Trình tự, thủ tục thực hiện uỷ thác tống đạt và thu thập chứng cứ của nước ngoài:

Toà án Nhật Bản thực hiện uỷ thác do Toà án và các cơ quan tƣ pháp có thẩm quyền của nƣớc ngoài gửi: Việc thực hiện các yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp của toà án nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật về tƣơng trợ tƣ pháp. Theo quy định của Luật này, cơ quan đầu mối thực hiện là Ban Các vấn đề về dân sự, Toà án tối cao và cơ quan thực hiện là toà án khu vực có thẩm quyền đối với địa điểm nơi việc tƣơng trợ tƣ pháp này đƣợc thực

hiện. Sau khi nhận đƣợc yêu cầu của phía nƣớc ngoài, Toà tối cao sẽ xem xét từng vụ việc cụ thể, nếu thấy hồ sơ uỷ thác không đƣợc lập rõ ràng, chƣa hoàn thiện thì Toà án tối cao sẽ gửi lại nơi gửi đề nghị hoàn thiện; nếu hồ sơ đã hoàn thiện thì gửi cho toà khu vực để thực hiện. Số ngƣời làm việc trong lĩnh vực này của Toà án tối cao là 7 ngƣời.

Trình tự, thủ tục uỷ thác của Toà án Nhật Bản gửi ra nước ngoài:

Uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản ở nƣớc ngoài thực hiện: Việc tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân Nhật Bản ở nƣớc ngoài, các Toà án có thể uỷ thác cho Lãnh sự Nhật Bản để thực hiện. Toà án khu vực Nhật Bản thụ lý vụ việc sau khi lập xong hồ sơ uỷ thác theo mẫu quy định sẽ gửi lên Toà án tối cao. Toà án tối cao sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ rồi chuyển đến Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán Nhật Bản tại nƣớc có đƣơng sự cần tống đạt hồ sơ hoặc lấy lời khai. Thời hạn thực hiện uỷ thác đối với loại vụ việc này thƣờng từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những trƣờng hợp khẩn cấp, Toà án tối cao Nhật Bản có thể đề nghị Bộ Ngoại giao thực hiện theo chế độ khẩn, thời hạn rút ngắn xuống khoảng 2 tháng. Hồ sơ không phải dịch ra tiếng nƣớc ngoài.

Trình tự, thủ tục và cách thực hiện uỷ thác loại này tƣơng đối giống với nƣớc ta, chỉ khác cơ quan đầu mối trong của Việt trong trƣờng hợp này là Bộ Tƣ pháp còn đối với Nhật Bản là Tòa án nhân dân tối cao.

Uỷ thác cho Toà án và cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài để thực hiện: Trong trƣờng hợp tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ đối với công dân nƣớc ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện là Toà án nƣớc ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ định của nƣớc ngoài. Đối với trƣờng hợp này, hồ sơ uỷ thác sẽ đƣợc dịch ra tiếng nƣớc sẽ thực hiện yêu cầu hoặc sang tiếng Anh, Pháp đối với các nƣớc là thành viên của Công ƣớc Lahay. Sau khi nhận đƣợc hồ sơ của Toà án khu vực hoặc cơ quan có thẩm quyền đƣợc chỉ

định (theo quy định của Công ƣớc song phƣơng hoặc đa phƣơng), Toà án tối cao sẽ chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao tại nƣớc đƣợc yêu cầu thực hiện uỷ thác. Đại sứ quán Nhật Bản sẽ có trách nhiệm làm việc với Bộ Ngoại giao nƣớc ngoài để có thể tiến hành thực hiện yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp. Cơ quan trực tiếp tiến hành các hành vi tố tụng đƣợc uỷ thác nhƣ tống đạt giấy tờ, lấy lời khai… thƣờng là Toà án nƣớc ngoài nơi đƣơng sự cần tống đạt hoặc lấy lời khai cƣ trú. Sau khi có kết quả, qua kênh ngoại giao Toà án tối cao sẽ nhận lại và chuyển cho Toà án khu vực đã yêu cầu uỷ thác để giải quyết vụ việc.

Việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp là quan hệ hợp tác giữa hai nhà nƣớc. Do vậy, về nguyên tắc, đối với các nƣớc chƣa có quan hệ ngoại giao với Nhật Bản thì không thể tiến hành tƣơng trợ tƣ pháp. Đối với trƣờng hợp này, nếu phát sinh việc cần tống đạt thì Toà án Nhật Bản sẽ cho niêm yết tại trụ sở Toà án trong thời hạn 6 tuần. Hết thời hạn trên mà đƣơng sự vẫn không đến làm việc với Toà án thì coi nhƣ trƣờng hợp không tìm thấy đƣơng sự và vụ việc sẽ đƣợc đƣa ra giải quyết.

Khi không xác định đƣợc địa chỉ của đƣơng sự, các cơ quan thực hiện việc tống đạt giấy tờ và lấy lời khai sẽ tiến hành niêm yết (tại trụ sở lãnh sự quán hoặc trụ sở toà án) trong thời hạn 6 tuần. Hết thời hạn niêm yết mà đƣơng sự vẫn không đến, Lãnh sự quán hoặc Toà án Nhật Bản sẽ lập biên bản việc niêm yết và gửi cho Toà án thụ lý vụ việc để giải quyết theo thẩm quyền. Nhƣ vậy, quy trình thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp của Nhật Bản không có bƣớc tham gia của Bộ Tƣ pháp và với số lƣợng việc yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp rất lớn (1400 việc/năm) và chỉ với 7 ngƣời tại Tòa án tối cao thực hiện cho thấy mô hình của Nhật Bản rất hiệu quả.

Thụy Điển có một văn bản pháp luật riêng quy định về tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế, trong đó có quy định về việc thực hiện ủy thác tƣ pháp quốc tế đối với các nƣớc chƣa ký Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp với Thụy Điển hoặc chƣa cùng tham gia công ƣớc quốc tế về các vấn đề liên quan. Đối với các nƣớc này, Thụy Điển theo thông lệ chung là thông qua kênh ngoại giao để thực hiện ủy thác. Bộ Ngoại giao Thụy Điển là cơ quan đầu mối đối với các ủy thác loại này.

Khác với Việt Nam, để đảm bảo thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp, Thụy Điển chú trọng đến việc tham gia các Công ƣớc đa phƣơng về lĩnh vực này hơn là đàm phán và ký kết các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng. Hiện nay, Thụy Điển đã tham gia 11 công ƣớc của Hội nghị LaHay về Tƣ pháp quốc tế cũng nhƣ một số công ƣớc khác của Liên Hợp Quốc liên quan đến lĩnh vực tƣơng trợ tƣ pháp quốc tế. Có thể kể đến những công ƣớc quan trọng đƣợc nhiều nƣớc tham gia nhƣ:

Công ƣớc La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại.

Công ƣớc La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thƣơng mại

Công ƣớc New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nƣớc ngoài.

2.4.3. Cộng hòa liên bang Đức:

Cộng hòa liên bang Đức đã ký kết, tham gia 11 công ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp, trong đó có các công ƣớc quan trọng nhƣ: Công ƣớc La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại; Công ƣớc La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thƣơng mại; Công ƣớc La Hay

năm 1961 về miễn yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp của nƣớc ngoài.

Quy trình thực hiện ủy thác tƣ pháp dân sự từ Đức ra nƣớc ngoài đƣợc thực hiện nhƣ sau: Tòa án khu vực có yêu cầu ủy thác tƣ pháp gửi yêu cầu đó đến Tòa án cấp cao của bang, Tòa án cấp cao của bang xem xét, kiểm tra hồ sơ và chuyển hồ sơ ủy thác lên Bộ Tƣ pháp bang. Sau khi đƣợc kiểm tra một lần nữa, Bộ Tƣ pháp bang chuyển hồ sơ lên Bộ Tƣ pháp liên bang. Bộ Tƣ pháp liên bang kiểm tra lại và chuyển hồ sơ đến Bộ Ngoại giao liên bang để gửi cho Đại sứ quán CHLB Đức tại nƣớc nơi yêu cầu ủy thác tƣ pháp cần thực hiện. Đại sứ quán CHLB Đức tại nƣớc cần thực hiện sẽ chuyển hồ sơ đó đến Bộ Tƣ pháp nƣớc sở tại và Bộ Tƣ pháp nƣớc sở tại sẽ thực hiện yêu cầu ủy thác tƣ pháp theo quy định của pháp luật nƣớc mình. Sau khi cơ quan có thẩm quyền của nƣớc sở tại thực hiện xong ủy thác, thì kết quả sẽ đƣợc gửi trả lại Tòa án đã yêu cầu theo trình tự ngƣợc lại nhƣ trên.

Đối với các yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp từ nƣớc ngoài đến CHLB Đức đƣợc thực hiện theo quy định tại các Công ƣớc về tƣơng trợ tƣ pháp tƣơng ứng mà CHLB Đức đã tham gia. Đối với các nƣớc chƣa ký kết hoặc tham gia công ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp với Đức thì cơ quan đầu mối thực hiện ủy thác tƣ pháp là Bộ Tƣ pháp liên bang.

Hiện tại giữa Việt Nam và CHLB Đức chƣa ký Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng. Việc thực hiện tƣơng trợ tƣ pháp giữa hai bên đƣợc thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên để có cơ chế thực hiện rõ ràng, có sự ràng buộc trách nhiệm cao hơn, giữa hai nƣớc Việt Nam cần sớm đàm phán ký kết hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp song phƣơng với CHLB Đức hoặc tham gia một số công ƣớc về tƣơng trợ tƣ pháp đa phƣơng quan trọng mà CHLB Đức đã tham gia.

2.4.4. Đánh giá chung:

Qua tìm hiểu pháp luật một số nƣớc quy định về tƣơng trợ tƣ pháp dân sự trên cho thấy quy trình thực hiện việc tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự của các nƣớc trên là tƣơng đối thống nhất: Tòa án có yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp lập hồ sơ yêu cầu và gửi đến cơ quan đầu mối của tòa án (hoặc gửi đến Bộ Tƣ pháp), tiếp theo hồ sơ đƣợc chuyển đến Bộ Tƣ pháp để kiểm tra(hoặc gửi đến Bộ Ngoại giao); sau đó hồ sơ đƣợc chuyển đến Bộ Ngoại giao và chuyển đến Cơ quan đại diện ngoại giao tại nƣớc ngoài và chuyển cho cơ quan tƣ pháp nƣớc ngoài thực hiện. Sau khi có kết quả thì quy trình trả kết quả đƣợc thực hiện theo chiều ngƣợc lại. Quy trình này về cơ bản là giống với quy định của pháp luật Việt Nam về tƣơng trợ tƣ pháp dân sự, tuy nhiên qua so sánh có thể thấy quy trình của chúng ta còn rƣờm rà, hồ sơ phải chuyển qua nhiều cơ quan hơn dẫn đến tốn kém về thời gian và tiền bạc và hiệu quả không cao, cần xem xét để lƣợc bỏ một số khâu không cần thiết.

Tòa án có yêu cầu tƣơng trợ tƣ pháp

Tòa án Tối cao

Bộ Tƣ pháp

Nhiều nƣớc đã gia nhập các công ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp, đặc biệt là hai công ƣớc: Công ƣớc La Hay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tƣ pháp và ngoài tƣ pháp nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại; Công ƣớc La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thƣơng mại. Và đều cam kết thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại các công ƣớc này. Do vậy, việc tham khảo các nƣớc và gia nhập các công ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp là con đƣờng ngắn nhất để chuẩn hóa và nâng cao hiệu quả của việc tƣơng trợ tƣ pháp, góp phần hội nhập và tăng cƣờng các giao lƣu dân sự quốc tế.

Một phần của tài liệu Tương trợ tư pháp quốc tế về dân sự trong hoạt động tại Tòa án và định hướng hoàn thiện (Trang 53 - 59)