7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Các mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của
đƣơng sự với các nguyên tắc khác của luật tố tụng dân sự
1.3.2.1. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, có tác dụng bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đƣợc nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy hiệu lực của Nhà nƣớc và bảo đảm công bằng xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nƣớc ta chủ trƣơng quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, hơn lúc nào hết pháp chế xã hội chủ nghĩa càng trở nên quan trọng. Hoạt động TTDS là một dạng hoạt động pháp luật nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, vì vậy bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS yêu cầu mọi hoạt động TTDS của ngƣời tiến hành TTDS, ngƣời tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân theo quy định của pháp luật TTDS; mọi hành vi vi phạm pháp luật trong TTDS đều phải xử lý và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng phải theo đúng quy định của pháp luật.
Trong pháp luật TTDS Việt Nam, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa luôn đƣợc quy định là nguyên tắc cơ bản của luật TTDS. Hiện nay, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTDS đã đƣợc quy định tại Điều 3 BLTTDS. Việc BLTTDS quy định nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong TTDS là bƣớc phát triển mới của pháp luật TTDS Việt Nam, là sự khẳng định pháp lý bảo đảm cho các hoạt động TTDS đƣợc tiến hành đúng đắn.
Thực hiện triệt để nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho đƣơng sự bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong TTDS.
1.3.2.2. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS đƣợc quy định tại Điều 6, BLTTDS và là nguyên tắc cơ bản của TTDS Việt Nam. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này có mối quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự thể hiện dƣới các góc độ sau:
Thứ nhất, đƣơng sự có quyền đƣa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ hợp pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Tòa. Quyền này của đƣơng sự liên quan mật thiết với quyền tự bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS. Nếu quy định cho đƣơng sự có quyền tự bảo vệ mà không quy định cho đƣơng sự có quyền đƣa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thì không thể nào đƣơng sự có thể tự bảo vệ đƣợc. Ngƣợc lại, nếu chỉ quy định cho đƣơng sự có quyền đƣa ra chứng cứ để chứng minh mà không cho đƣơng sự tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì quy định này cũng bằng thừa [7].
Thứ hai, trong trƣờng hợp đƣơng sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết
để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập đƣợc thì có thể yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ (Điều 94, BLTTDS). Quy định này liên quan đến trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự.
Tóm lại, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự quan hệ với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS đƣợc thể hiện dƣới hai góc độ đó là: đƣơng sự có quyền cung cấp chứng cứ để tự bảo vệ cho mình và trách nhiệm của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong trƣờng hợp đƣơng sự không tự thu thập đƣợc.
1.3.2.3. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS đƣợc quy định tại Điều 8, BLTTDS. Nội dung của nguyên tắc thể hiện:
Các đƣơng sự có vị trí tố tụng nhƣ nhau có quyền, nghĩa vụ tố tụng nhƣ nhau. Trƣờng hợp các đƣơng sự có vị trí tố tụng khác nhau (chẳng hạn nhƣ vị trí nguyên đơn và vị trí bị đơn), các đƣơng sự vẫn có cơ hội và khả năng bình đẳng nhƣ nhau trong việc thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trƣớc Toà án, nhƣ quyền đƣa ra yêu cầu, quyền phản đối yêu cầu, quyền kháng cáo, khiếu nại, xuất trình chứng cứ, tranh luận, quyền tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ… Đồng thời, các đƣơng sự cũng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các nghĩa vụ tố tụng, nhƣ nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, nghĩa vụ tôn trọng Toà án, chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án…[7].
Toà án giải quyết vụ việc dân sự phải khách quan, vô tƣ, không thiên vị và độc lập, không chịu sự ảnh hƣởng từ bên ngoài; Toà án có trách nhiệm giải thích cho các bên đƣơng sự về quyền và nghĩa vụ của họ, báo trƣớc về hậu quả pháp lý do thực hiện hoặc không thực hiện hành vi tố tụng, giúp đỡ các bên đƣơng sự trong việc thực hiện quyền của mình, tạo mọi điều kiện để việc nghiên cứu chứng cứ đƣợc khách quan, toàn diện và đầy đủ, áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật khi giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài
ra, Tòa án còn có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.
Vậy, các đƣơng sự trong vụ việc dân sự đều bình đẳng với nhau về quyền tự bảo vệ hay nhờ ngƣời khác bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời, tòa án phải không thiên vị trong việc bảo đảm cho các đƣơng sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự có mối quan hệ bổ trợ cho nhau trong TTDS. Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự thì cần phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS.
1.3.2.4. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự
Hoà giải là sự thoả thuận giữa các bên đƣơng sự về việc giải quyết toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện và tự nguyện chấm dứt tranh chấp bằng con đƣờng tố tụng. Trong BLTTDS, hoà giải vừa đƣợc quy định với ý nghĩa là quyền tự định đoạt của đƣơng sự, đồng thời cũng đƣợc khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS (Điều 10 BLTTDS).
Hoà giải trong TTDS Việt Nam là hoà giải trƣớc Toà án, hay còn gọi là hoà giải trong quá trình tố tụng và đƣợc thực hiện với sự hiện diện của thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Tuy Toà án không phải là chủ thể của quyền hoà giải, và cũng không đại diện cho lợi ích của bất cứ bên đƣơng sự nào, nhƣng với tƣ cách là cơ quan xét xử có trách nhiệm tiến hành hoà giải, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoà giải. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đƣơng sự hoà giải với nhau, giúp cho các bên đƣơng sự hiểu rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đang tranh chấp, giải thích cho họ về hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp hoà giải thành và hoà giải không thành. Bên cạnh đó, Toà án có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện quyền tự định đoạt
trong việc hoà giải của các bên đƣơng sự nhằm đảm bảo tiến trình hoà giải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và có quyền không công nhận kết quả hoà giải, nếu sự thoả thuận đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định nguyên tắc hòa giải trong TTDS và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS không mâu thuẫn nhau. Thực hiện nguyên tắc hòa giải thể hiện quyền tự bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS. Đồng thời, cả hai nguyên tắc này đều thể hiện trách nhiệm của Tòa án. Cho nên Tòa án cần phải song song thực hiện một cách đầy đủ và chính xác các nguyên tắc này thì trách nhiệm của Tòa án mới đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện.
1.3.2.5. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đƣợc xem nhƣ sự mở đầu cho công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta. Nghị quyết này đã đề cập nhiều đến nhiều nội dung khác nhau của công tác tƣ pháp từ hoạt động của quá trình xét xử cho đến việc đào tạo Cán bộ tƣ pháp… Trong đó, tăng cƣờng yếu tố tranh tụng trong quá trình tố tụng đƣợc coi là một bƣớc tiến quan trọng của quá trình cải cách tƣ pháp và cũng là vấn đề trọng tâm của Nghị quyết. Theo đó, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, phải đảm bảo để bản án, quyết định của Tòa án là hiện thân của công lý, công bằng xã hội. Hiện nay, LSĐBSBLTTDS cũng đã ra yêu cầu bảo đảm quyền tranh luận của các đƣơng sự trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTDS, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng tranh tụng trong tố tụng.
Điều 23a quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự”. Nội dung nguyên tắc này có thể thấy rằng nguyên tắc bảo đảm
quyền tranh luận trong TTDS thể thể hiện rõ nét nhất nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận là tiền đề để các đƣơng sự thực hiện quyền tự bảo vệ, nhờ luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ cho mình và đây chính là cơ sở để thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. Ngoài ra, nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận TTDS cũng thể hiện trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm tranh luận và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự cũng thể hiện trách nhiệm của Tòa án. Nhƣ vậy, cả hai nguyên tắc này đều thuộc nhóm các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của Tòa án và chúng liên quan mật thiết với nhau.
1.3.2.6. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản đƣợc ghi nhận tại Điều 21 BLTTDS. Hoạt động TTDS khá đa dạng, phức tạp, lại dễ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên ngoài việc pháp luật phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thì cần phải có cơ chế thích hợp để kiểm sát hoạt động này. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS thông qua các hoạt động khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của TTDS [11, tr. 32].
Nhƣ vậy, nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát trong TTDS. Chính vì vậy, bảo đảm đƣợc quyền bảo vệ của đƣơng sự. Nghĩa là, khi quyền bảo vệ của đƣơng sự bị xâm phạm thì sẽ có cơ chế để xem xét và bảo vệ. Hơn nữa, nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS còn tạo ra sự đối trọng và bảo đảm cho Tòa án thực hiện hết trách nhiệm của mình do đó bảo đảm đƣợc quyền bảo vệ của đƣơng sự.
Tóm lại, nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự thể hiện ở chỗ nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là cơ chế bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự.
1.3.2.7. Mối quan hệ của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự với nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự
Những ngƣời tiến hành tố tụng và những ngƣời tham gia tố tụng giúp tòa án làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự có trách nhiệm thực thi công lý; nếu họ không vô tƣ trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng thì việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ bị thiên lệch. Do vậy, phải bảo đảm vô tƣ của những ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng đƣợc pháp luật quy định là một nguyên tắc của luật TTDS.
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng có nội dung chủ yếu đƣợc xác định là phải tiến hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự vô tƣ trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng; trƣờng hợp có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tƣ trong khi làm nhiệm vụ thì phải thay đổi.
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tuân theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chí công, vô tƣ, không đƣợc để tình cảm của cá nhân, quyền lợi riêng tƣ ảnh hƣởng đến việc xét xử. Một khi các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực sự ý thức đƣợc trách nhiệm cao cả của mình trong hoạt động xét xử thì nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự càng đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự thể hiện trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. Từ đó, họ sẽ có ý thức cao hơn về tinh thần, trách nhiệm của mình trong hoạt
động xét xử, để hoạt động TTDS đƣợc tiến hành công khai, minh bạch, có hiệu lực và hiệu quả cao.