7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Bảo đảm quyền tham gia hòa giải và quyền tự thỏa thuận vớ
nhau về giải quyết vụ việc dân sự của đƣơng sự
Hoà giải là một trong những nội dung quan trọng, thể hiện sâu sắc và toàn diện quyền tự định đoạt của đƣơng sự [8]. Cho nên, để bảo đảm QTBV trong TTDS phải bảo đảm quyền tham gia hòa giải và quyền tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự của đƣơng sự.
Việc hòa giải phải đƣợc tiến hành theo nguyên tắc: “Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí
của mình” (Điểm a, khoản 2, Điều 180, BLTTDS). Trong quá trình hòa giải,
Tòa án giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù Tòa án không có quyền thỏa thuận vì không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung đƣợc giải quyết nhƣng kết quả hòa giải phụ thuộc rất lớn vào Tòa án. Vì vậy, để bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS, trong hòa giải Tòa án phải thông báo cho các đƣơng sự về phiên hòa giải. Đây là một quy định mới của BLTTDS, theo quy định mới này, Tòa án không những phải thông báo cho các đƣơng sự biết thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải mà còn phải thông báo các nội dung,
các vấn đề hòa giải. Việc thông báo này có ý nghĩa để các đƣơng sự chuẩn bị những phƣơng án mà họ có thể đƣa ra thỏa thuận với nhau và họ có thể tham khảo trƣớc ý kiến của những ngƣời am hiểu pháp luật để giúp cho việc thƣơng lƣợng giữa các đƣơng sự đƣợc thuận lợi. Để đảm bảo QTBV của đƣơng sự trong TTDS, khi tham gia hòa giải mà vụ án có nhiều đƣơng sự vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành hòa giải với điều kiện các đƣơng sự có mặt đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ của các đƣơng sự.
BLTTDS quy định Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ việc dân sự để giúp các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự, trừ những vụ việc pháp luật quy định không đƣợc hòa giải hoặc không hòa giải đƣợc (Điều 10, 180). Theo quy định này, đối với phần lớn các vụ việc dân sự trƣớc khi quyết định đƣa ra giải quyết tại phiên tòa hay phiên họp, Tòa án cấp sơ thẩm đều tiến hành hòa giải trƣớc. Chỉ khi hòa giải không thành hoặc không hòa giải đƣợc vụ việc dân sự do đƣơng sự vắng mặt, bị giam giữ nơi xa Tòa án giải quyết vụ việc dân sự…thì Tòa án cấp sơ thẩm mới có thể quyết định đƣa vụ việc ra phiên tòa hay phiên họp để giải quyết.