Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 51 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

tạm thời, yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự

2.1.4.1. Bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự

Điểm mới của BLTTDS so với các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trƣớc đây là đƣơng sự không những có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà trong trƣờng hợp do tình thế khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả

nghiêm trọng có thể xảy ra, đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện.

Với mục đích là để đáp ứng nhu cầu cấp bách của đƣơng sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nhiều ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án mà còn cả việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài việc bảo vệ đƣợc chứng cứ, giữ nguyên đƣợc giá trị chứng minh của chứng cứ, tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch bảo đảm việc giải quyết đúng đƣợc vụ việc dân sự. Mặt khác, qua đó còn bảo toàn đƣợc tình trạng tài sản, tránh đƣợc việc gây thiệt hại không thể khắc phục đƣợc, giữ đƣợc tài sản bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau này. Vì vậy, bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự có ý nghĩa lớn đối với việc bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS.

Theo quy định tại Điều 120 BLTTDS có 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời này, Tòa án cũng có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do pháp luật quy định. Mỗi biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ đƣợc áp dụng trong một trƣờng hợp nhất định, với một ý nghĩa nhất định. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS đƣơng sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc hay tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự. Trƣờng hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì đƣơng sự có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện. Để đảm bảo quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự, tại Điều 117 BLTTDS quy định khi nhận đƣợc đơn yêu cầu của đƣơng sự về áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời, Tòa án cần phải xem xét quyết định trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoặc ngay sau khi ngƣời yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm (nếu đƣơng sự yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm). Đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa, phiên họp thì Tòa án xem xét quyết định ngay. Trong trƣờng hợp đƣơng sự có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án cần phải xem xét quyết định trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đƣợc đơn yêu cầu. Theo Điều 121 và Điều 122 BLTTDS trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đƣơng sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thủ tục yêu cầu, xem xét quyết định áp dụng bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc thực hiện nhƣ thủ tục yêu cầu, xem xét quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi nhận đƣợc đơn yêu cầu áp dụng bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự thì Tòa án cũng phải tiến hành xem xét ngay nhƣ việc xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đƣơng sự. Đối với những trƣờng hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời yêu cầu biết.

Để bảo đảm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, pháp luật đã quy định cụ thể đƣơng sự có quyền khiếu nại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 124, Điều 125 BLTTDS).

2.1.4.2. Bảo đảm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của đương sự

tiến hành trong việc thực hiện nhiệm vụ, những ngƣời tham gia tố tụng là điều rất quan trọng. Vì vậy, để bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS pháp luật TTDS quy định những ngƣời tiến hành TTDS, ngƣời tham gia TTDS phải từ chối tiến hành hoặc bị thay đổi trong trƣờng hợp có thể dẫn đến sự không vô tƣ của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Theo quy định tại Điều 50 BLTTDS thì đƣơng sự có quyền yêu cầu thay đổi những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng trƣớc hoặc trong phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự. Để bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện tốt đƣợc quyền này, tại các Điều 46, 47, 48, 49, 51, 68, 70, 71, 72 BLTTDS và mục II Nghị quyết số 01/2005/NQ - HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS cũng quy định, hƣớng dẫn cụ thể về căn cứ, trình tự, thủ tục yêu cầu, xem xét quyết định việc thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng. Ngoài ra, tại Điều 213 BLTTDS còn quy định tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án phải giới thiệu họ tên những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch và hỏi những ngƣời có quyền yêu cầu thay đổi những ngƣời này xem họ có yêu cầu thay đổi hay không. Trong trƣờng hợp có ngƣời yêu cầu thay đổi những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định; trong trƣờng hợp không chấp nhận yêu cầu của họ thì phải nêu rõ lý do (Điều 214 BLTTDS).

2.1.5. Bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đƣơng sự

Phiên tòa, phiên họp là nơi Tòa án xem xét các vấn đề của vụ việc dân sự. Tại phiên tòa, phiên họp đƣơng sự có quyền trình bày về những vấn đề của vụ việc dân sự, đƣợc hỏi ngƣời khác, đƣợc tham gia tranh luận để rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

mình. Vì vậy, đảm bảo quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đƣơng sự là vấn đề rất cần thiết đối với việc bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS, nhất là đối với việc bảo đảm cho đƣơng sự tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm.

Việc tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm và phúc thẩm của đƣơng sự đƣợc quy định tại các Điều 195, 199, 202, 221, 222, 232, 264, 271, 272, 292, 295, 313, 314 của BLTTDS. Để bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS có các điều luật này quy định phải bảo đảm sự có mặt của đƣơng sự trong phiên tòa, phiên họp. Tại phiên tòa, phiên họp phải bảo đảm quyền trình bày, hỏi và tranh luận của đƣơng sự. Theo quy định tại các Điều 195, 313 BLTTDS, để bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đƣơng sự thì Tòa án phải thông báo cho đƣơng sự biết việc mở phiên tòa, phiên họp bằng việc gửi cho đƣơng sự quyết định đƣa vụ án ra xét xử tại phiên tòa hay quyết định đƣa việc dân sự ra giải quyết tại phiên họp ngay sau khi ra quyết định đó. Theo quy định tại các Điều 199, Điều 202 BLTTDS, Tòa án tiến hành phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự với sự có mặt của đƣơng sự. Nếu có đƣơng sự vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, phiên họp. Tòa án chỉ đƣợc tiến hành phiên tòa, phiên họp vắng mặt đƣơng sự trong trƣờng hợp họ có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt họ hoặc đƣơng sự đã có ngƣời đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trƣờng hợp đƣơng sự là bị đơn, ngƣời bị yêu cầu, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Theo quy định các Điều 221, 222, 232, 271, 272, 314 BLTTDS, sau khi ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trình bày, hỏi, phát biểu ý kiến tranh luận xong thì đƣơng sự phải đƣợc trình bày, hỏi, phát biểu ý kiến tranh luận bổ sung để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

2.1.6. Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và khiếu nại các hành vi tố tụng trái pháp luật trong tố tụng dân sự

2.1.6.1. Bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

Xuất phát từ nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử” đƣợc quy định tại Điều 17 BLTTDS thì “Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể

bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này”. Nhƣ vậy, đƣơng sự

đƣợc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên phúc thẩm lại nếu thấy rằng việc giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là chƣa thỏa đáng. Đồng thời, theo nguyên tắc này thì đƣơng sự có quyền lựa chọn việc kháng cáo hay không kháng cáo. Vì vậy, bảo đảm quyền kháng cáo của đƣơng sự cũng là bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS.

BLTTDS đƣợc LSĐBSBLTTDS sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm tại phần thứ ba (từ Điều 242 đến Điều 281) đã tạo điều kiện bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong việc kháng cáo. Thực tiễn, các vụ án dân sự đƣợc tòa án cấp phúc thẩm thụ lý và giải quyết với số lƣợng lớn đảm bảo đƣợc các quyền này đƣợc thực thi. Cụ thể,

năm 2008, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 157.096

vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 16.825 vụ việc [25]; năm 2009, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 177.417 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 15.893 vụ việc [26]; năm 2010, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 180.022 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.032 vụ việc [27]; năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 207.230 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.730 vụ việc [28]. Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy qua các năm, TAND các cấp đã thụ lý và giải quyết đƣợc ngày một nhiều các vụ việc dân sự, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và bảo đảm quyền và lợi ích của đƣơng sự. Tỷ lệ các vụ việc dân sự đƣợc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm trên các vụ việc đƣợc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

ngày một cao. Chứng tỏ quyền kháng cáo của đƣơng sự ngày càng đƣợc bảo đảm trên thực tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì có một số trƣờng hợp quyền kháng cáo của đƣơng sự cũng bị xâm phạm do ý chí chủ quan của một số TAND. Ví dụ nhƣ vụ án: “Ông Nguyễn Ðình Mao ở tổ 24, phƣờng Sông Hiến (thị xã Cao Bằng, Cao Bằng) là đƣơng sự trong một vụ kiện dân sự do Tòa án Nhân dân thị xã Cao Bằng thụ lý xét xử.

Trƣớc đó, vụ việc đã qua hai lần hòa giải giữa nguyên đơn và bị đơn, nhƣng không thành. Tòa án Nhân dân thị xã Cao Bằng quyết định đƣa vụ kiện ra xét xử và dự kiến mở phiên tòa vào tháng 6-2008.

Tuy nhiên, đến ngày xét xử thì thẩm phán bị ốm, cho nên phải hoãn phiên tòa. Ðến ngày 25-7-2008, phiên tòa chính thức đƣợc mở và kết thúc bằng việc Hội đồng xét xử ban hành Bản án số 53/DSST buộc ông Nguyễn Ðình Mao thực hiện một số nghĩa vụ về tài chính.

Do không nhất trí với phán quyết của cơ quan xét xử, ông Mao làm đơn kháng cáo và trực tiếp nộp cho thẩm phán của Tòa án Nhân dân thị xã Cao Bằng. Ðồng thời, ông Mao gửi đơn lên Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Thế nhƣng, ông Mao chờ đợi nhiều tháng qua vẫn chƣa đƣợc cơ quan tòa án địa phƣơng đƣa vụ việc ra xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Trái lại, Tòa án Nhân dân thị xã Cao Bằng còn "nhanh tay" cấp trích lục án, xác nhận bản án không có kháng cáo, kháng nghị để Thi hành án thị xã Cao Bằng triển khai thi hành theo nội dung án sơ thẩm” [13]. Qua vụ việc cho thấy, vụ việc dân sự nêu trên dù đúng, sai thế nào cũng chƣa có kết luận. Tuy nhiên, việc làm của TAND thị xã Cao Bằng là tùy tiện bác bỏ quyền của đƣơng sự đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, gây thiệt thòi lợi ích chính đáng của công dân. Để đảm bảo quyền kháng cáo của đƣơng sự trong TTDS, thiết nghĩ cần có cơ chế để xử lý các trƣờng hợp xâm phạm đến các quyền TTDS của đƣơng sự.

2.1.6.2. Bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định hành vi tố tụng trái pháp luật

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân đƣợc quy định tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992. Bảo đảm quyền khiếu nại của đƣơng sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật là bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS vì thông qua đó đƣơng sự có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý các quyết định, hành vi trái pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Để bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của đƣơng sự đối BLTTDS quy định rõ những quyết định, hành vi TTDS bị khiếu nại, phƣơng thức đƣơng sự thực hiện quyền khiếu nại, thời hạn, thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại và trách nhiệm của những ngƣời giải quyết khiếu nại các quyết định, hành vi TTDS nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đƣơng sự có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp thực hiện việc khiếu nại. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những quyết định của mình. Nếu ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại hoặc có hành vi giải quyết khiếu nại trái pháp luật thì theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2.2. BẢO ĐẢM QUYỀN ỦY QUYỀN CHO LUẬT SƢ HAY NGƢỜI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHÁC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐƢƠNG SỰ

2.2.1. Bảo đảm quyền ủy quyền cho luật sƣ hay ngƣời khác tham gia tố tụng của đƣơng sự

nhƣ trong pháp luật nội dung, pháp luật TTDS đƣợc quy định (từ Điều 73 đến

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 51 - 84)