Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng dân sự trƣớc đó đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Cộng hoà Pháp, Mỹ, Úc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore… năm 2004, Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ban hành BLTTDS. Sau rất nhiều năm tồn tại ba loại thủ tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì BLTTDS ra đời đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam. BLTTDS quy định các nguyên tắc cơ bản tại Chƣơng 2. Trong đó, tại Ðiều 9 quy định về nguyên tắc “Bảo đảm quyền bảo vệ của

đương sự” nhƣ sau: “Ðương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay

người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự

thực hiện quyền bảo vệ của họ”. Để hƣớng dẫn thi hành BLTTDS Nhà nƣớc

đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn nhƣ Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS, Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 BLTTDS cho TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Pháp lệnh phí, lệ phí tòa án ngày 27/02/2009, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hƣớng dẫn một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS, Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối

cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định tại chƣơng VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”, Thông tƣ liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, TAND tối cao hƣớng dẫn thi hành một số điều của BLTTDS và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ việc dân sự, Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hƣớng dẫn thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm của BLTTDS,…

Sau một thời gian thực hiện, BLTTDS đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, ngày 29/3/2011 Quốc hội khóa XIII nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (LSĐBSBLTTDS). Đạo luật này không trực tiếp sửa đổi nội dung quy định của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự. Tuy vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định khác của BLTTDS của đạo luật này đã góp phần thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS. Ngoài ra, còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan nhằm bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự cũng đƣợc ban hành nhƣ: Luật Luật sƣ năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 nhằm góp phần thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự.

Kết luận chƣơng 1

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự là một nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam, thể hiện tƣ tƣởng pháp lý trong TTDS Tòa án phải làm cho đƣơng sự có đủ những điều kiện cần thiết để đƣơng sự chắc chắn thực hiện đƣợc các quyền TTDS của họ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của họ trƣớc Tòa án. Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đƣơng sự trong TTDS, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự, từ đó góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự với các nguyên tắc khác trong BLTTDS là mối liên hệ biện chứng, tức là nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại với các nguyên tắc khác. Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự thì không thể thiếu các nguyên tắc khác và ngƣợc lại.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS đƣợc hình thành từ rất sớm và dần đƣợc hoàn thiện qua giai đoạn lịch sử và qua việc ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về TTDS. Hiện nay, nguyên tắc này đƣợc quy định tại Điều 9 BLTTDS, LSĐBS BLTTDS năm 2011 không sửa đổi, bổ sung về nội dung nguyên tắc này nhƣng có sửa đổi và bổ sung những quy phạm pháp luật khác góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc.

Chương 2

NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BẢO VỆ CỦA ĐƢƠNG SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG

DÂN SỰ 2004 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)