Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, nƣớc ta đang thực hiện cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nƣớc. Với sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đã giành đƣợc chính quyền về tay nhân dân. Để củng cố chính quyền non trẻ vừa giành đƣợc, những sắc lệnh đầu tiên đã đƣợc ban hành trong đó có sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp nhƣ Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 (sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949). Tại Sắc lệnh số 69/SL này đã mở rộng quyền bào chữa cho các đƣơng sự: “…nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được Chánh án thừa nhận”

Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnervơ, giải phóng hoàn toàn Miền Bắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến nhằm thống nhất hoàn toàn đất nƣớc.

Ở Miền Nam, thời gian đầu chính quyền Sài Gòn vẫn cho áp dụng pháp luật cũ ban hành dƣới thời Pháp thuộc. Năm 1972 chính quyền Sài Gòn đã ban hành Bộ luật dân sự và thƣơng sự tố tụng trong đó ghi nhận quyền tự bảo vệ của đƣơng sự và quyền nhờ luật sƣ, tôn thuộc, ti thuộc, vợ, chồng, anh, em, đồng thừa kế và đồng hội viên thay mặt (Điều 50). Bộ luật cũng quy định:

“…người nào viện dẫn một sự kiện thuận lợi cho mình có trách nhiệm dẫn

xuất trình bằng cớ tương phản” (Điều 56). Có thể nói rằng, đây là những điều luật manh nha quy định về trách nhiệm chứng minh của đƣơng sự. Đặc biệt, bộ luật này kế thừa những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp năm 1807 nên có những quy định tiến bộ thể hiện khi giải quyết các vụ án dân sự phải đảm bảo quyền bảo vệ của đƣơng sự. Tuy nhiên, do bị hạn chế về mặt chính trị, nhận thức nên đây mới chỉ là quy định mang tính hình thức.

Ở Miền Bắc ngoài việc bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để duy trì trật tự, kỉ cƣơng xã hội. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trƣớc Tòa án và mở rộng dân chủ trong tố tụng, ngoài Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc xây dựng một thiết chế xét xử xã hội chủ nghĩa. Thông tƣ số 06/TT – TATC ngày 25/02/1974 đã quy định: “Các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo vệ những

quyền lợi hợp pháp của mình”. Ngày 08/02/1977, Toà án nhân dân (TAND)

tối cao ban hành Thông tƣ số 96/NCPL hƣớng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm. Với các quy định trong Thông tƣ này, quyền nghĩa vụ của những ngƣời tham gia tố tụng đã đƣợc đề cập khá rõ ràng nhƣ đƣợc đề xuất những câu hỏi trong khi Tòa án thẩm vấn và đƣợc tham gia cuộc tranh luận; trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của các đƣơng sự khi tham gia tố tụng. Nhƣ vậy, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đƣơng sự trong các văn bản này cũng đã manh nha thể hiện và chủ yếu là thể hiện quyền tự bảo vệ và thể hiện trách nhiệm của Tòa án.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc, Nhà nƣớc ta ban hành Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 đã khẳng

định các đƣơng sự không những có quyền nhờ luật sƣ bảo vệ mà còn có quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tiếp đó Thông tƣ số 69/QLTPK ngày 31/10/1983 của Bộ Tƣ pháp và Pháp lệnh tổ chức luật sƣ ngày 18/12/1987 đƣợc ban hành đã tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 33 - 35)