7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền tự
bảo vệ của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
Để bảo đảm cho các đƣơng sự thực hiện đƣợc quyền bảo vệ của mình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền tự bảo vệ của đƣơng sự trong TTDS.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm đƣơng sự, quyền
và nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự.
định đầy đủ, rõ ràng những vấn đề liên quan đến đƣơng sự không những bảo đảm cho họ có điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án đƣợc đúng đắn. Tuy vậy, BLTTDS mới chỉ quy định đƣơng sự trong vụ án dân sự. Đối với những ngƣời tham gia tố tụng trong các việc dân sự bảo vệ quyền, lợi ích của mình thì chƣa đƣợc BLTTDS quy định là đƣơng sự. Việc BLTTDS không quy định những ngƣời yêu cầu, ngƣời bị yêu cầu và ngƣời liên quan trong việc dân sự là đƣơng sự là chƣa thoả đáng. Mặt khác, do BLTTDS không quy định ngƣời yêu cầu, ngƣời bị yêu cầu và ngƣời liên quan trong việc dân sự có là đƣơng sự hay không và cũng không quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ nên đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc tham gia tố tụng của họ và việc giải quyết các việc dân sự của Toà án. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Điều 56 BLTTDS theo hƣớng đƣơng sự trong vụ việc dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự và ngƣời yêu cầu, ngƣời bị yêu cầu, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự. Trên cơ sở đó quy định ngƣời yêu cầu, ngƣời bị yêu cầu, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự có quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định về năng lực hành vi tố tụng dân
sự của đƣơng sự.
TTDS là một quá trình diễn ra rất phức tạp. Trên thực tế, đƣơng sự chỉ có thể tham gia tố tụng bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có đủ khả năng nhận thức điều khiển đƣợc hành vi của mình và có sự hiểu biết cần thiết về pháp luật. Tuy vậy, theo quy định tại khoản 6 Điều 57 BLTTDS
thì “đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã
mình tham gia tố tụng về những việc liên quan đến quan hệ lao động hoặc
quan hệ dân sự đó”. Quy định này một mặt không phù hợp với khả năng thực
tế của đƣơng sự nhƣng mặt khác cũng không phù hợp với chủ trƣơng đề cao vai trò chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đã đƣợc thể hiện trong BLTTDS. Kết quả một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy “Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời đang trong quá trình phát triển trƣởng thành về cả sinh lý cơ thể lẫn tâm lý, ý thức. Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn chƣa có hoặc quá ít ỏi. Khả năng nhận thức về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, về nghĩa vụ và bổn phận, về các giá trị xã hội khác, nhƣ giá trị lao động, giá trị học tập…còn nhiều hạn chế”. Trong khi đó, yêu cầu việc tham gia tố tụng của đƣơng sự lại rất cao. Đối với những vụ việc phức tạp thì đƣơng sự còn rất cần sự hỗ trợ tham gia tố tụng của luật sƣ hay ngƣời khác. Theo quy định tại Điều 6 BLTTDS thì đƣơng sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án chứng minh cho yêu cầu của mình. Theo quy định tại Điều 79 BLTTDS, đƣơng sự có nghĩa vụ đƣa ra chứng cứ để chứng minh mà không đƣa ra đƣợc chứng cứ hoặc đƣa ra không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh đƣợc hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Liệu đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi có thể thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi một số quyền, nghĩa vụ tố tụng ngay cả những đƣơng sự là ngƣời đã thành niên nếu không có kinh nghiệm tham gia tố tụng cũng khó thực hiện đƣợc. Ngƣời chƣa đủ 18 tuổi trong một số trƣờng hợp vẫn có thể đƣợc tự mình tham gia vào các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình đƣợc. Tuy nhiên, không vì thế mà đƣơng nhiên coi họ tự tham gia tố tụng đƣợc. Đối với việc thu thập chứng cứ của đƣơng sự trong các vụ việc về lao động là rất khó vì ngƣời sử dụng lao động thƣờng là cơ quan, tổ chức và họ thƣờng giữ các chứng cứ, tài liệu của vụ án nên việc thu thập chứng cứ của
đƣơng sự là rất khó khăn thậm chí là không thể thực hiện đƣợc. Đối với việc tham gia tranh luận tại phiên toà lại còn yêu cầu cao hơn nên họ càng khó có điều kiện thực hiện. Vì vậy, cần sửa đổi quy định sửa đổi, bổ sung quy định về năng lực hành vi tố tụng của đƣơng sự tại Điều 57 BLTTDS theo hƣớng đƣơng sự có năng lực hành vi tố tụng phải là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi Toà án có thể triệu tập đến tham gia tố tụng nhƣng bắt buộc phải có ngƣời đại diện hoặc ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì sau khi kết hôn đƣơng sự đã có thể xin ly hôn là không hợp lý. Quy định này vừa không đề cao đƣợc ý thức, trách nhiệm của mọi ngƣời đối với hôn nhân vừa không hạn chế đƣợc những trƣờng hợp kết hôn giả tạo và sẽ dẫn đến trƣờng hợp ngƣời vợ chƣa đủ 18 tuổi vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu xin ly hôn. Để khắc phục vấn đề này cần sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 theo hƣớng hạn chế quyền xin ly hôn của đƣơng sự, ít nhất sau khi kết hôn đƣợc một năm đƣơng sự mới có quyền xin ly hôn.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng
dân sự của đƣơng sự.
Trong TTDS đƣơng sự có quyền tự định đoạt nên có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu, rút yêu cầu đã đƣa ra hoặc chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự phía bên kia. Nếu việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu hay chấp nhận yêu cầu của đƣơng sự là tự nguyện, không xâm phạm tới quyền, lợi ích của chủ thể khác thì phải đƣợc tôn trọng và chấp nhận. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 218 BLTTDS thì quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự ở tại phiên toà bị hạn chế theo hƣớng rút bớt yêu cầu thì đƣợc còn theo hƣớng thêm thì không đƣợc vì yêu cầu phải “không vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu
cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”. Nhƣ trên đã nêu, quy định này vừa hạn chế quyền tự định đoạt và quyền bảo vệ của đƣơng sự vừa làm cho Toà án đứng trƣớc nguy cơ phải giải quyết các yêu cầu của đƣơng sự ở nhiều vụ án. Trên thực tế, không phải bao giờ đƣơng sự cũng nhận thức ngay đầy đủ đƣợc các quyền, lợi ích của họ nên mới có tranh chấp. Vì thế, nếu trƣớc đó họ đƣa ra yêu cầu không đúng, không đầy đủ thì sau đó họ phải đƣợc thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu nếu xét thấy cần thiết. Việc quy định hạn chế quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự theo hƣớng giới hạn phạm vi yêu cầu của pháp luật TTDS hiện hành là không có cơ sở. Điều mới chỉ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án mà chƣa quan tâm đến quyền lợi của đƣơng sự. Hơn nữa, bổ sung có nghĩa là thêm vào nên về mặt kỹ thuật quy định nhƣ vậy chỉ theo chiều hƣớng bớt đi là không đúng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 236 BLTTDS thì việc giải quyết vụ án dân sự đƣợc Hội đồng xét xử quyết định căn cứ vào chứng cứ, tài liệu đã đƣợc kiểm tra xem xét tại phiên toà và ý kiến của những ngƣời tham gia tố tụng và kiểm sát viên. Theo quy định tại các điều 6, 58 và 79 BLTTDS thì đƣơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, cho dù đƣơng sự có đƣa ra yêu cầu trƣớc hay trong phiên toà thì vẫn phải đƣa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 218 BLTTDS theo hƣớng việc thay đổi, bổ sung yêu cầu ở tại phiên toà của đƣơng sự đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận nếu không làm cho phải hoãn phiên toà mới giải quyết đƣợc vụ án.
Ngoài ra, việc tự thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ TTDS có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Tuy vậy, do các đƣơng sự thƣờng lần đầu tham gia tố tụng nên thiếu cả kinh nghiệm tham gia tố tụng và sự hiểu biết pháp luật. Hiện tại BLTTDS không quy định trƣớc phiên toà Toà án phải có trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa
vụ tố tụng cho các đƣơng sự nên có trƣờng hợp Toà án giải thích, có trƣờng hợp không. Vì thế vẫn có đƣơng sự không hiểu đƣợc các quyền, nghĩa vụ của họ. Nhiều khi đến phiên toà họ mới biết do đƣợc Toà án giải thích thì lại không có điều kiện để thực hiện nhƣ quyền sao chụp chứng cứ, tài liệu của vụ án, quyền nhờ luật sƣ hay ngƣời khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình v.v.. Vì vậy, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 171 và khoản 2 Điều 174 BLTTDS về trong nội dung thông báo việc thụ lý vụ án của Toà án cho các đƣơng sự có thông báo về quyền, nghĩa vụ tố tụng của đƣơng sự.
Thứ tư, cần hƣớng dẫn cụ thể về việc xử phạt những ngƣời có hành vi
cản trở hoạt động TTDS.
Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự đƣợc nhanh chóng và đúng đắn, Điều 385 BLTTDS quy định việc xử lý những ngƣời có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của ngƣời tiến hành tố tụng theo các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố về hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm. Tuy vậy, sau một năm thi BLTTDS các quy định về thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi cản trở tố tụng vẫn chƣa đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội quy định cụ thể. Việc chậm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành BLTTDS về vấn đề này làm thay đổi đƣợc thói quen coi thƣờng pháp luật của một số ngƣời, không nâng cao đƣợc ý thức trách nhiệm của mọi ngƣời đối với việc thực hiện các quy định của BLTTDS. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 385 BLTTDS thì chỉ có các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của ngƣời tiến hành tố tụng mới bị xử lý còn những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác thì không bị xử lý là chƣa hợp lý. Trong thời gian qua, không ít trƣờng hợp đƣơng sự đã gặp phải khó khăn trong việc thu thập chứng cứ cho Toà án. Vì vậy, theo Điều 390 BLTTDS Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành
BLTTDS về thủ tục, thẩm quyền xử phạt và mức phạt đối với các hành vi cản trở TTDS, bao gồm cả hành vi cản trở hoạt động tố tụng của đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Theo đó, việc quyết định xử phạt phải đƣợc thực hiện bằng văn bản. Việc giải quyết vụ án trƣớc phiên toà do Thẩm phán quyết định nên việc xử phạt trƣớc phiên toà do Thẩm phán quyết định. Việc giải quyết vụ án ở tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định nên việc xử phạt tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định. Khi xử phạt Toà án phải ra quyết định bằng văn bản và phải gửi ngay cho đƣơng sự có liên quan. Đối với những hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 375 BLTTDS nếu vi phạm lần đầu thì bị phạt cảnh cáo, nếu tái phạm thì có thể bị phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với những hành vi cản trở tố tụng khác, nếu vi phạm lần đầu thì bị phạt tiền, nếu tái phạm thì bị tạm giữ hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ năm, sửa đổi các quy định BLTTDS về cơ chế giám sát, kiểm sát
các hoạt động TTDS.
Thực hiện việc kiểm sát, giám sát các hoạt động tố tụng là rất cần thiết bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc đƣợc nhanh chóng, đúng đắn. Tuy vậy, cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố tụng hiện nay BLTTDS quy định vẫn còn chƣa phù hợp. Việc quy định Viện kiểm sát tham gia vào tất cả các phiên họp, tại phiên toà Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án không những chỉ mang tính hình thức mà còn làm mất tính độc lập của Toà án khi xét xử vụ án và gây phức tạp, phiền hà cho việc giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án cũng nhƣ việc tham gia tố tụng của đƣơng sự. Vì vậy, cần phải sửa đổi quy định tại Điều 313 BLTTDS theo hƣớng Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp giải quyết một số việc dân sự nhƣ yêu cầu xác định một ngƣời bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, yêu cầu xác định một ngƣời mất tích hoặc chết.
Đối với những việc này đƣơng sự không có khả năng tự mình tham gia tố tụng hoặc vắng mặt nên mới cần sự kiểm sát, giám sát chặt chẽ còn đối với những việc dân sự khác nhƣ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con; yêu cầu công nhận thoả thuận về thay đổi ngƣời trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn v.v.. thì không cần thiết phải có mặt đại diện Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên họp.
Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định về định giá tài sản trong quá trình
Toà án giải quyết vụ việc dân sự.
Để phát huy vai trò tích cực, chủ động của đƣơng sự trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật TTDS hiện nay quy định Toà án chỉ thu thập chứng cứ khi đƣơng sự không thu thập đƣợc và có yêu cầu, trong đó có việc định giá tài sản. Tuy vậy, đối với một số trƣờng hợp nếu Toà án không tự mình quyết định việc định giá tài sản đƣợc nhƣ đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất trên đó có tài sản (nhà, cây ăn quả trên đất) khi nguyên đơn chỉ yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất, bị đơn cho rằng đất đó của mình nên các bên đƣơng sự không yêu cầu định tài sản mà Toà án cần thấy phải xét xử chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn v.v.. thì sẽ không giải quyết đúng đƣợc sự việc. Quy định này vô tình đã trói buộc Toà án, không cho Toà án chủ động trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc đề cao vai trò tham