Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 84 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng dân sự

Việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS trong thời gian qua đã góp phần bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đƣợc nhanh chóng và đúng đắn, bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích của đƣơng sự.

Tuy vậy, những qui định của pháp luật hiện hành về các nguyên tắc của luật TTDS cũng chƣa đầy đủ và còn bất cập. Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án cho thấy nhiều nguyên tắc của TTDS vẫn đƣợc Tòa án vận dụng giải quyết vụ án nhƣng cho đến nay các nguyên tắc này vẫn chƣa đƣợc

qui định trong pháp luật TTDS tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành, nhƣ nguyên tắc khách quan trong TTDS, nguyên tắc Tòa án xét xử liên tục, nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, nguyên tắc tranh tụng,...Về nội dung của một số nguyên tắc pháp luật qui định còn chƣa rõ ràng, chƣa phù hợp với bản chất của TTDS, làm cho việc vận dụng trên thực tế bị vƣớng mắc, nhầm lẫn, kém hiệu quả, nhƣ nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự... Hiện nay, những khiếm khuyết đó đã bƣớc đầu đƣợc khắc phục trong LSĐBS BLTTDS nhƣng vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn thiện pháp luật TTDS, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, việc nghiên cứu làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống các nguyên tắc của luật TTDS trong điều kiện hiện nay là vô cùng quan trọng.

Về xác định phạm vi các nguyên tắc cần phải ghi thêm nguyên tắc xác định sự thật khách quan, nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời và nguyên tắc tranh tụng vào BLTTDS. Đối với nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần qui định vào một điều là đủ và nên gọi là quyền tự định đoạt của đƣơng sự [24, Tr.140]. Nói cách khác là nên gộp hai nguyên tắc làm một. Đối với nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao giấy tờ, tài liệu của Toà án cũng có ý kiến cho rằng không nên qui định là một nguyên tắc của TTDS. Một số ý kiến khác lại đề cập tới vấn đề không cần thiết phải qui định các nguyên tắc đã đƣợc qui định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân trong BLTTDS, nhƣ nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án quyết định của Tòa án... Nếu qui định chúng trong BLTTDS sẽ dẫn đến việc nhắc đi nhắc lại nên xét về kỹ thuật lập pháp là không khoa học. Qúa trình nghiên cứu

những vấn đề này chúng tôi thấy khác với các hoạt động khác, toàn bộ hoạt động TTDS của các chủ thể phải đƣợc pháp luật qui định và các chủ thể chỉ đƣợc tiến hành trong phạm vi pháp luật qui định. Mọi hoạt động của các chủ thể ngoài giới hạn pháp luật qui định đều không hợp pháp và có thể dẫn đến việc Tòa án giải quyết vụ án không đúng. Trên thực tế việc dự liệu đƣợc đầy đủ mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật TTDS để đề ra các qui phạm pháp luật điều chỉnh chúng một cách ổn định lâu dài là vấn đề không tƣởng. Vì pháp luật xuất phát từ nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, là kết quả của quá trình nhận thức đời sống kinh tế - xã hội mà đời sống kinh tế - xã hội lại luôn biến động. Vì vậy, việc nhận thức và qui định đƣợc đầy đủ các nguyên tắc TTDS trong BLTTDS là vấn đề rất phức tạp cần phải nghiên cứu rất kỹ. Để xác định đƣợc phạm vi các nguyên tắc qui định trong BLTTDS trƣớc hết phải xuất phát từ việc nhận thức những qui luật khách quan của hoạt động TTDS. Các nguyên tắc của luật TTDS là những tƣ tƣởng pháp lý cơ bản, vì vậy chỉ những vấn đề mang tính chất nền tảng, chỉ đạo chung toàn bộ qui trình TTDS mới đƣợc qui định là nguyên tắc của luật tố tụng dân sự. Hơn nữa, các nguyên tắc của luật TTDS lại nằm trong một hệ thống thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết. Việc thực hiện đƣợc nguyên tắc này trong tố tụng cũng có ý nghĩa trong việc thực hiện các nguyên tắc khác của TTDS. Việc vi phạm bất cứ một nguyên tắc nào đều ảnh hƣởng tới việc thực hiện các nguyên tắc khác trong TTDS. Do vậy, nội dung các nguyên tắc của luật TTDS có thể có sự xen lẫn. Việc qui định rõ từng nguyên tắc xem ra có vẻ trùng lặp, nhƣng lại rõ ràng, dễ thực hiện.

Đối với nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án chúng tôi tán thành với ý kiến cho rằng cần phải đƣợc qui định trong BLTTDS. Vì Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý. Hơn nữa, Toà án nếu không làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì không thể xét xử đúng đƣợc.

Đối với nguyên tắc xét xử kịp thời vào hệ thống các nguyên tắc có tác dụng nhƣ một định hƣớng để Tòa án chú trọng hơn trong việc đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án qua đó nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong TTDS. Do đó, chúng tôi cũng cho rằng cần phải quy định trong hệ thống các nguyên tắc của luật TTDS.

Đối với việc chuyển giao giấy tờ, tài liệu của Toà án, suy cho cùng chỉ là một dạng hoạt động cụ thể của TTDS, không nên coi nó là một nguyên tắc của Luật TTDS. Do vậy, chúng tôi thống nhất với quan điểm cần chuyển Điều 22 của Chƣơng 2 sang Chƣơng 10 của BLTTDS qui định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Về việc gộp nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự là vấn đề không cần thiết. Thực tiễn áp dụng trong giải quyết các vụ dân sự những năm qua cũng cho thấy đây là những nguyên tắc riêng biệt. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trƣớc Tòa án là một quyền rất cơ bản của các chủ thể, có cội nguồn từ các quyền dân sự. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này xác định quyền của các chủ thể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trƣớc Tòa án. Mục đích của nó là “trao” cho các chủ thể một phƣơng tiện pháp lý để họ bảo vệ các quyền dân sự của mình. Còn nguyên tắc quyền tự định đoạt của đƣơng sự lại mang một nội dung khác, theo đó trong tố tụng các đƣơng sự đƣợc tự quyết định việc tiến hành các hành vi tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ. Mục đích của nó là bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện đƣợc quyền tự quyết định quyền lợi của họ trƣớc Tòa án. Nhƣ vậy, việc ghi nhận hai nguyên tắc thành một sẽ dẫn đến sự chồng chéo, áp dụng kém hiệu quả.

Đối với các nguyên tắc đã đƣợc qui định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân theo chúng tôi vẫn cần phải đƣợc qui định lại trong BLTTDS. Nhƣ trên đã nêu, hệ thống nguyên tắc của luật tố tụng bao gồm cả

những nguyên tắc điều chỉnh chung các hoạt động TTDS, thậm chí cả những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc khác. Tuy vậy, trong mỗi lĩnh vực ngoài những nội dung cơ bản các nguyên tắc này còn có những nội dung riêng. Việc qui định lại các nguyên tắc này trong BLTTDS xét về mặt hình thức sẽ có sự trùng lặp, nhƣng xét về mặt nội dung thì lại là rất cần thiết. Bởi nếu không qui định các nguyên tắc này trong BLTTDS thì sẽ không thể hiện đƣợc những đặc thù của các nguyên tắc đó trong chỉ đạo hoạt động TTDS, việc điều chỉnh trên thực tế sẽ kém hiệu quả, sẽ dẫn đến vƣớng mắc trong việc áp dụng.

Tóm lại, để nâng cao đƣợc hiệu quả điều chỉnh của pháp luật TTDS, thì

trƣớc hết phải nghiên cứu hoàn thiện đƣợc hệ thống nguyên tắc của luật TTDS. Vì nguyên tắc là vấn đề cốt lõi, có tính chất xuất phát điểm, mọi qui định cụ thể phải phù hợp với nó. Việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc của luật TTDS phải trên cơ sở nắm vững tính cơ bản, tính khách quan và tính hệ thống của hệ thống các nguyên tắc của luật TTDS. Phải xác định rõ phạm vi các nguyên tắc cần đƣợc qui định trong BLTTDS và giới hạn nội dung của mỗi nguyên tắc cụ thể. Hết sức tránh việc qui định thừa, thiếu, chồng lấn, quá cụ thể và không phù hợp với thực tế khách quan của hoạt động tố tụng làm cho việc thực hiện trên thực tế gặp nhiều vƣớng mắc.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)