Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền,

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền,

quyền, lợi ích hợp pháp và quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của đƣơng sự

2.1.2.1. Bảo đảm quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Chứng cứ và chứng minh trong TTDS là một nội dung quan trọng nhƣng rất phức tạp. Theo các nhà nghiên cứu:“Pháp luật mà không có chứng cứ thì chẳng có nghĩa lý gì cả, nhưng chứng cứ dù không có pháp luật vẫn có

tất cả ý nghĩa của nó” [14, tr.10]. Vì vậy, BLTTDS đã quy định ngay trong

Điều 6 về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong TTDS, trong đó xác định: “các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp những cứ cho tòa án và

chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”.

Việc cung cấp chứng cứ, chứng minh không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của đƣơng sự. Để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của đƣơng sự đƣợc đầy đủ và toàn diện hơn thì pháp luật TTDS không nên quá coi trọng đến mức tuyệt đối hoá nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đƣơng sự nhƣ hiện nay. Bởi lẽ trong quá trình tố tụng, do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng hoặc vì nguyên nhân nào đó mà các đƣơng sự không thể đƣa ra đƣợc tất cả các chứng cứ để chứng minh sẽ đồng nghĩa với việc các quyền lợi hợp pháp của họ sẽ không đƣợc bảo đảm đầy đủ. Vì vậy, sự tham gia của tòa án với tƣ cách là cơ quan tiến hành tố tụng luôn luôn phải là chủ thể tích cực, chủ động tham gia thu thập chứng cứ.

Theo quy định các Điều 165, 175, 221, 272 BLTTDS các đƣơng sự có thể cung cấp cho Tòa án các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự trƣớc hoặc tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Do đó, đƣơng sự đƣa ra các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình trƣớc hay tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm và ở các giai đoạn khác của TTDS thì Tòa án vẫn phải tiếp nhận đƣa vào hồ sơ nghiên cứu, đánh giá và sử dụng.

Ngoài ra, để đảm bảo QTBV của đƣơng sự trong TTDS, tại Điều 58, BLTTDS quy định các đƣơng sự đƣợc bình đẳng với nhau trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đƣơng sự bên này đƣợc quyền đƣa ra chứng cứ thì bên kia cũng đƣợc đƣa ra chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải tiếp nhận tất cả các chƣng cứ, tài liệu và lý lẽ do các bên đƣơng sự đƣa ra lƣu vào hồ sơ vụ việc để nghiên cứu, đánh giá, sử dụng một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

2.1.2.2. Bảo đảm quyền của đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ

So với các quy định của các văn bản pháp luật trƣớc đây quy định về quyền của đƣơng sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ là một quyền tố tụng mới của đƣơng sự trong BLTTDS. Tƣơng tự với việc quy định quyền của đƣơng sự trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, tài liệu thì BLTTDS cũng quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án của đƣơng sự phải có nghĩa vụ cung cấp cho đƣơng sự những tài liệu, chứng cứ đó khi đƣơng sự yêu cầu. Đây là cơ sở pháp lý để đƣơng sự thu thập chứng cứ giao nộp cho Tòa án. Vì vậy, để bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong TTDS thì phải bảo đảm quyền của đƣơng sự trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ cho mình. Ngoài ra, việc bảo đảm QTBV của đƣơng sự trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ còn phải bảo đảm quyền của đƣơng sự trong việc yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ.

Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, Điều 7 của BLTTDS quy

định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án. Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không

cung cấp được chứng cứ”. Theo Mục 5, Phần I Nghị quyết số 04/2005/NQ -

HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã hƣớng dẫn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án cần giải thích cho đƣơng sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân,

cơ quan, tổ chức lƣu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại điều này, đƣơng sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp đƣợc chứng cứ cho đƣơng sự thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp đƣợc chứng cứ cho đƣơng sự biết để họ chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhƣng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định về thu thập chứng cứ vẫn khó thực hiện. Khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lƣu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ của đƣơng sự không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đƣơng sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhƣng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối thƣờng chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đƣơng sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhƣng vẫn không thu thập đƣợc chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập. Trong những trƣờng hợp này, đƣơng sự rất cần sự hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự. Việc Tòa án hỗ trợ đƣơng sự cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự có tác dụng làm giảm những hậu quả bất lợi cho các đƣơng sự trong trƣờng hợp họ không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ, tài liệu để cung cấp cho Tòa án và đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự đƣợc đúng đắn.

Theo Điều 58 BLTTDS, các đƣơng sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự mà tự mình không thể thực hiện đƣợc hoặc đề nghị Tòa án triệu tập ngƣời làm chứng, trƣng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá. Theo Điều 85 BLTTDS, trong trƣờng hợp xét thấy hồ sơ vụ việc dân sự chƣa đủ thì Tòa án yêu cầu đƣơng sự giao nộp bổ sung, nếu đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc

chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự và yêu cầu thì Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để xác minh, thu thập chứng cứ. Nhƣ vậy, theo các quy định này trong những trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc chứng cứ, tài liệu liên quan vụ việc dân sự cung cấp cho Tòa án thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập. Vì vậy, khi nhận đƣợc yêu cầu của đƣơng sự về việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự Tòa án cần phải kịp thời xem xét. Nếu yêu cầu của đƣơng sự là có cơ sở thì Tòa án cần phải áp dụng một hoặc một số biện pháp cần thiết do pháp luật quy định để xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 46 - 50)