b. Các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
4.2.1. Dự báo triển vọng thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ có xu hướng “nóng” trở lại vào năm 2011 với mức tăng trưởng trung bình được dự báo vào khoảng 20 - 25%/ năm. Cũng theo dự báo, năm 2011, thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp bán lẻ, cũng như sự cạnh tranh giữa các hình thức bán hàng.
Thị trường bán lẻ nói chung: Nằm ở khu vực ngoài trung tâm có giá
thuê thấp hơn khu vực trung tâm ở mức 50% (sẽ còn thấp hơn từ 50-60% trong thời gian tới). Công ty sẽ có cơ hội có mặt bằng tốt hơn để phân bổ đúng theo tiêu chuẩn, cạnh tranh về giá so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó mức sống của người dân tại khu vực này đang ngày một tăng cao, các khu công nghiệp liên tiếp mọc lên. Do đó, nhu cầu mua sắm của
người dân cũng tăng theo. Còn đối với người dân nội thành thì công ty đã đưa ra các chuyến xe bus miễn phí đưa đón khách hàng.
Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng hiện nay là mua hàng qua mạng mà công ty lại sở hữu một hệ thống thông tin khá hiện đại nên việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là hoàn toàn có thể.
Đối với ngành vật liệu xây dựng: Chính phủ vẫn ưu tiên phát triển cơ sở
hạ tầng để thu hút đầu tư nước ngoài trong dài hạn nên cầu về vật liệu xây dựng trong năm tới vẫn là rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ phải tính đến việc bị cạnh tranh gay gắt và chi phí cố định lớn. Cụ thể:
Gạch ngói: Chính phủ đang nỗ lực loại bỏ các lò sản xuất thủ công và lạc hậu, dẫn tới thiếu hụt cung gạch đất sét nung; gạch granite có tiềm năng lớn cả ở thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lãi vay cao, và đầu tư của Chính phủ còn hạn chế.
Xi măng: Nhu cầu vẫn lớn do Chính phủ vẫn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc chi phí tăng và rủi ro tỷ giá.
Thép xây dựng: Giá thép có thể thay đổi nhưng vẫn có xu hướng tăng trong khi đó xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là yếu tố mang tính chiến lược để thu hút đầu tư nước ngoài trong dài hạn nên nhu cầu về thép xây dựng trong các năm tới vẫn rất lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giành được thị phần.
Ống nhựa xây dựng: Ngoài tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu đối với ngành xây dựng, ngành ống nhựa có thể tăng giá bán song cùng với đó là chi phí đầu vào cũng tăng (hạt nhựa, điện, chi phí vận chuyển, chi phí vốn..).