hội trong việc giáo dục và xây dựng mô hình gia đình Công giáo
Thực tế đã cho thấy rằng, tín đồ Công giáo đã xem những tƣ tƣởng đạo đức trong Kinh Thánh là bộ luật đạo đức chân chính và họ không chỉ thực hành sống đạo mà cả sống đời theo những giới răn của luật đạo đức đó. Do vậy, ở những vùng đồng bào theo
đạo Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, tình hình trật tự an ninh thƣờng ổn định, các tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, và các tội phạm xã hội khác rất hạn chế so với các vùng không có đạo. Tỉ lệ ngƣời Công giáo bị kết án thƣờng rất thấp.
Giáo hội Công giáo vì áp dụng một phƣơng pháp giáo dục nghiêm khắc, lâu dài và liên tục bằng nhiều hình thức nên ý thức đạo đức thấm sâu vào giáo dân. Do đó, ý thức tham gia làm việc thiện, chống điều ác có phần đậm nét hơn so với những bộ phận nhân dân khác. Có nhiều ngƣời Công giáo, gia đình Công giáo hy sinh, tận tuỵ cả cuộc đời để làm những công việc mà nhiều ngƣời không có đức tin không làm đƣợc nhƣ giúp đỡ, chăm sóc ngƣời hủi, ngƣời già cô đơn, nghèo khổ, mở nhà nuôi dạy trẻ mồ côi, tật nguyền, vv…
Công giáo là một tôn giáo quan tâm nhiều đến vấn đề gia đình, về mối quan hệ vợ chồng, quan hệ bố mẹ với con cái. Nhìn chung những giáo lý của nó về vấn đề này rất phù hợp với tâm lý của ngƣời phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vì nó cổ vũ cho sự hiếu kính, vâng lời, phụng dƣỡng, đền đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ.
Giáo lý Công giáo cũng quy định, cha mẹ không có quyền ép duyên con cái mà chỉ định hƣớng, giáo dục và chỉ dẫn con cái trong việc hôn nhân. Hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều phải hƣớng vào việc truyền sinh và giáo dục, con cái đƣợc quyền yêu thƣơng, đón nhận và giáo dục, do đó ly hôn đã làm cho con cái trở thành những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm của bố hoặc của mẹ trong khi cha mẹ chúng vẫn còn sống...
Với đƣờng hƣớng nêu trên, ngƣời Việt Nam cảm nhận thấy nó rất gần với truyền thống tốt đẹp của chúng ta vì gia đình trong quan niệm của ngƣời Việt là cái nôi của tình thƣơng và hạnh phúc, là cái mà vì nó con ngƣời ta phấn đấu, là tổ ấm nâng đỡ con ngƣời trong cuộc sống đầy cạnh tranh và biến động hiện nay. Cho nên, ngƣời Việt dễ dàng chấp nhận và tiếp thu giáo lý về hôn nhân và gia đình của đạo Công giáo.
Trong điều kiện hiện nay, kinh tế thị trƣờng đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, ngƣời giàu mải miết làm ăn, tiền bạc có thể dƣ thừa nhƣng thời gian dành cho gia đình, con cái lại rất khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trƣờng và xã hội. Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, xét về một phƣơng diện nào đó, những lý tƣởng đạo đức của Công giáo có nhiều điểm tích cực trong quan niệm về gia đình và giáo dục gia đình.
Tuy nhiên, một thời gian dài, do chịu ảnh hƣởng bởi quan điểm tả khuynh của Stalin và Quốc tế Cộng sản III, đặc biệt là Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kỳ “Cách mạng văn hóa” về tôn giáo, nên chúng ta cũng không tránh khỏi những nhận định sai lầm tả khuynh về tôn giáo, đặc biệt đối với đạo Công giáo, xem nó là mê tín, sai lầm và phản cách mạng. Vô hình chung, chúng ta đã phủ định những giá trị đạo đức của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng trong việc giáo dục và xây dựng mô hình gia đình, tạo ra những thành kiến không đáng có giữa những ngƣời không Công giáo và ngƣời Công giáo. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ do không nắm vững chủ trƣơng, chính sách Công giáo vận của Đảng đã dẫn đến hành động sai lầm, khắc sâu thêm định kiến, mặc cảm giữa đạo và đời.
Tuy nhiên, Đảng ta đã nhận thức đƣợc rằng, cần đánh giá khách quan, tránh cái nhìn phiến diện và có thái độ ứng xử đúng đắn đối với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng nhằm gạt bỏ dần ảnh hƣởng tiêu cực và khai thác điểm tích cực của nó.
Ngày 16- 10-1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24/NQ-TW về tăng cƣờng công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết này đƣợc xem nhƣ dấu mốc thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo, thể hiện trên ba luận điểm sau: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; Tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo đƣợc ghi nhận bắt đầu từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, song sự đổi mới nhận thức của Đảng ta về lĩnh vực tôn giáo thực sự đƣợc đánh dấu bằng Nghị quyết 24/NQ – TW năm 1990.
Mƣời ba năm thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, tình hình tôn giáo ở nƣớc ta có những chuyển biến tích cực. Đồng bào có đạo ngày càng tin tƣởng vào chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại đã đƣợc khắc phục dần, khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc tăng cƣờng, đồng bào các tôn giáo nói chung và đồng bào Công giáo nói riêng đã và đang cùng toàn dân tích cực tham gia vào phong trào thi đua yêu nƣớc nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những thành tựu của công cuộc đổi mới vừa qua có sự đóng góp đáng kể của đồng bào có đạo. Bởi vì những tƣ tƣởng đạo đức của đạo Công giáo đƣợc đánh giá là có nhiều điểm tƣơng đồng với đạo đức Cộng sản vì nó tuyên truyền cho sự bình đẳng, bác ái, giáo dục con ngƣời hƣớng đến những điều thánh thiện...
Tóm lại, chúng ta cần có thái độ khách quan, biện chứng trong đánh giá vai trò đạo đức Công giáo đối với xã hội trên các mặt: Giáo dục đạo đức, hƣớng đến giá trị tinh thần Chân - Thiện - Mỹ, hƣớng đến hành vi nếp sống thánh thiện, chung thủy, sẻ chia, bác ái, vv…. Việc thừa nhận những giá trị trên của đời sống tinh thần gia đình Công giáo giúp chúng ta học tập, nhân rộng mô hình đó đối với xã hội để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng hiện nay nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Tôn giáo Giêsu có ƣu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả”[43, tr 13].
Các giải pháp trên chƣa bao quát đƣợc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống tinh thần, nhƣng phần nào nó đã phản ánh đƣợc những vấn đề cơ bản mang tính hệ thống đang đƣợc đặt ra. Nhận thức rõ phát triển đời sống tinh thần là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải nhìn nhận một cách khách quan trong mối liên hệ nhiều mặt với các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do đó,
chúng ta phải có sự nghiên cứu, chắt lọc, vận dụng những giải pháp trong những tình huống thích hợp.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả luận văn đã tìm thấy sự tƣơng đồng và khác biệt trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo và gia đình truyền thống ở đồng bằng sông Hồng.
Trƣớc khi là tín đồ Công giáo thì họ đã là ngƣời Việt Nam. Do vậy, trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo đã mang sẵn trong mình những đặc điểm của gia đình truyền thống thể hiện trong mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, đó là: Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái nên ngƣời, con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau. Đó là những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam mà đạo Công giáo đã kế thừa và phát huy. Điều này làm phong phú thêm văn hóa đạo Công giáo.
Tuy nhiên, do ảnh hƣởng sâu đậm của thế giới quan Kitô giáo nên đã tạo ra những nét khác biệt trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo và gia đình không Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay. Nét khác biệt này thể hiện trong sinh hoạt tôn giáo, giáo dục con cái, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán nhƣ hôn nhân, tang lễ.
Trong đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, cụ thể là trong lĩnh vực sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng, ngƣời Công giáo phải thực hiện nhiều các nghi thức và lễ nghi tôn giáo nhƣ tham dự các bí tích, đọc sách Phúc Âm, dự các ngày lễ trọng, đọc kinh nguyện sớm tối cùng cộng đồng tại nhà thờ hay ở tại gia. Đây là những sinh hoạt tôn giáo của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nếp sống riêng của từng gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng.
Trong việc giáo dục con cái: Mục tiêu giáo dục con cái của gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo giống nhau ở chỗ: Giáo dục con trở thành ngƣời công dân tốt cho xã hội. Nhƣng trong gia đình Công giáo còn có mục tiêu cao cả hơn trong việc giáo dục con trở thành ngƣời con của Chúa. Do vậy, bên cạnh việc giáo dục đạo đức, cha mẹ hết sức chú trọng giáo dục đức tin cho con cái.
Trong sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật: Các gia đình Công giáo cũng tham dự những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của bên lƣơng dân, chủ yếu là đi xem hội. Nhƣng gia đình Công giáo vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo của mình nhƣ: trang phục truyền thống đi lễ là áo dài truyền thống,
Trong hôn nhân: Trƣớc công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo lo giữ đạo nên không cho phép tín đồ kết hôn với ngƣời ngoại đạo. Sau công đồng Vatican II, Giáo hội cho phép kết hôn với ngƣời ngoại đạo. Nếu ngƣời ngoại đạo không đồng ý theo đạo Công giáo thì “đạo ai nấy giữ”. Ngƣời Công giáo trƣớc hết là ngƣời Việt nên nghi thức hôn nhân của họ có phần đời giống nhƣ ngƣời không Công giáo nhƣ: Lễ chạm ngõ, lễ vấn danh, lễ ăn hỏi, lễ cƣới, lễ lại mặt. Họ cũng phải đi đăng ký kết hôn ở chính quyền để Nhà nƣớc và pháp lý công nhận họ là vợ chồng. Nhƣng do tính chất đạo Công giáo quy định nên nghi thức hôn nhân của ngƣời Công giáo còn thêm nghi thức phần đạo nhƣ: Trƣớc khi kết hôn phải học lớp giáo lý hôn nhân, kết thúc khóa học có linh mục
kiểm tra, nếu đạt mới đƣợc cấp chứng chỉ đã học lớp giáo lý hôn nhân và mới đƣợc làm Thánh lễ cƣới tại nhà thờ.
Trong tang lễ, nghi thức tang lễ của ngƣời Công giáo do tính chất tôn giáo quy định nên có những nét đặc thù riêng, khác với ngƣời không Công giáo nhƣ: Khi tín đồ hấp hối thì đƣợc linh mục làm Bí tích Xức dầu, ban của ăn đàng, đƣợc tín đồ tập trung cầu nguyện. Khi tín đồ qua đời, nhà thờ rung chuông sầu, chuông tử. Sau khi diễn ra các nghi thức nhập quan, lễ phát tang và lễ truy điệu, tín đồ Công giáo đƣợc đƣa vào nhà thờ làm lễ an táng. Linh mục làm phép xác, sau đó làm phép huyệt, tín đồ qua đời đƣợc chôn cất ở vƣờn Thánh của giáo xứ. Thông thƣờng tín đồ Công giáo chôn kim tĩnh (đào sâu chôn chặt) ít có hiện tƣợng cải táng. Trƣớc Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo không thừa nhận nghi thức thờ cúng tổ tiên nên trong gia đình Công giáo chỉ có bàn thờ Chúa. Nhƣng ngƣời Công giáo vẫn luôn tƣởng nhớ đến tổ tiên của mình bằng cách cầu nguyện. Vào các ngày giỗ họ xin lễ ở nhà thờ, cầu nguyện cho tổ tiên vào tháng các linh hồn (1-11).
Sau Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo đƣợc phép thờ cúng tổ tiên. Do vậy, trong gia đình Công giáo nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Vào các ngày giỗ, họ thƣờng kính nhớ ông bà tổ tiên bằng cách dâng lễ vật lên bàn thờ nhƣ hoa quả, hƣơng nến.
Trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng luôn có sự giao lƣu tinh thần giữa những ngƣời đồng đạo và những ngƣời khác đạo. Điều này đã củng cố tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong giáo xứ và những ngƣời ngoài tôn giáo tạo thành một khối đoàn kết vững chắc xây dựng xóm làng, quê hƣơng, đất nƣớc.
Qua sự phân tích trên, chúng tôi thấy từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Công giáo đã có sự hội nhập với văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Sự hội nhập đó tạo nên nét văn hóa độc đáo của đạo Công giáo.
2. Gia đình Công giáo là hạt nhân căn bản của xứ đạo, họ đạo, là “Hội thánh tại gia”, là “viên gạch đầu tiên xây dựng nên tòa nhà giáo hội”. Đời sống tinh thần gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng chịu sự tác động rất lớn bởi thế giới quan Kitô giáo. Chính vì thế tạo ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong đời sống tinh thần gia đình Công giáo với gia đình không Công giáo ở đồng bằng sông Hồng. Trong lịch sử gia đình Việt Nam, gia đình Công giáo có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của xã hội. Gia đình Công giáo là hạt nhân cấu thành nên xã hội Việt Nam. Nó còn tồn tại lâu dài và biến đổi về nội dung và hình thức cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội. Chúng ta cần có sự đánh giá khách quan và chính xác hơn về hoạt động thuần túy tôn giáo trong đời sống tinh thần của gia đình Công giáo và hoạt động phi tôn giáo do các thế lực phản động lợi dụng.
3. Trƣớc thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, cùng với những hoạt động tôn giáo của hệ thống tổ chức Giáo hội từ Trung ƣơng đến cơ sở có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống xã hội, cần phải đƣợc phân tích, nhận thức một cách khách quan, có căn cứ khoa học để trách chủ quan, phiến diện, phản khoa học.
Từ đó, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp để phát huy giá trị tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay để nhân rộng những giá trị tinh thần trong các gia đình Công giáo và cả những gia đình không Công giáo. Từ đó, xây dựng gia đình Công giáo đáp ứng với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn Hà
Nội.
[2] Toan Ánh (2000), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
[3] Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, Nxb văn
hóa hà nội.
[4] Phan Kế Bính (1996), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Trƣơng Bá Cần (1996), "Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945-
1995), Công giáo và Dân tộc xuất bản.
[6]Trƣơng Bá Cần (1998), "Việc thành lập Giáo phận Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (11-3-1844)", Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, (41).
[7] Thiện Cẩm (2006), "Công giáo và Cộng sản", Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, (137).
[8] Thiện Cẩm (2006), "Tƣơng quan phức tạp giữa Công giáo với Nhà nƣớc",
Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, (138).
[9] C.Mác – Ph.Ănghen, tuyển tập tập II, Nxb Sự thật Hà Nội 1971. [10] C.Mác – Ph.Ănghen, tuyển tập tập VI, Nxb Sự thật Hà Nội 1988.
[11] Công đồng Vatican II (1969), Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp -