Phát triển đời sống tinh thần trên cơ sở phát triển đời sống vật chất và ổn

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 87 - 89)

định chính trị-xã hội

Sản xuất vật chất là tiền đề để thực hiện quá trình sản xuất tinh thần. Nó cung cấp phƣơng tiện vật chất cần thiết để phổ biến, truyền bá các sản phẩm tinh thần. Con ngƣời chỉ có thể sản sinh ra các tƣ tƣởng, quan điểm, tri thức khoa học, hình tƣợng nghệ thuật…trên cơ sở những điều kiện vật chất nhất định và trên những quan hệ xã hội tƣơng ứng. C.Mác từng chỉ ra rằng: “Phƣơng thức sản xuất đời sống vật chất quy định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung” [9, tr.15]. Điều đó có nghĩa là phƣơng thức sản xuất vật chất quy định phƣơng thức sản xuất tinh thần, không thể có đời sống tinh thần nếu không có đời sống vật chất. Mặc dù đời sống tinh thần có tính độc lập tƣơng đối của nó, nhƣng phải thấy rằng đời sống vật chất là tiền đề, điều kiện để đời sống tinh thần phát triển. Rõ ràng khi mức sống vật chất ở trình độ thấp thì khó có thể có nhu cầu và mức hƣởng thụ tinh thần cao cũng nhƣ không thể có đời sống tinh thần văn minh nếu nhƣ khả năng phát triển đời sống vật chất có hạn.

Chính vì vậy, trong phát triển đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cần nhận thức rõ mối quan hệ tƣơng tác giữa phát triển đời sống tinh thần và phát triển đời sống vật chất. Hai nhiệm vụ trên có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa là cơ sở, vừa là điều kiện của nhau. Chỉ có thực hiện đúng đắn sự kết hợp này mới tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh chóng, bền vững, từng bƣớc hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Ngƣợc lại, nếu xem nhẹ một trong hai nhiệm vụ trên, hoặc tách rời cả hai nhiệm vụ đó đều không đạt hiệu quả cao và có khi kìm hãm sự phát triển. Hơn nữa, đa số đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng là cƣ dân sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sống ở nông thôn, cho nên phát triển đời sống tinh thần dựa trên cơ sở phát triển đời sống vật chất sẽ tạo động lực về vật chất và tinh thần cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Vì

vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Công giáo nói chung và ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, cũng nhƣ trong chiến lƣợc phát triển đời sống tinh thần phải thể hiện rõ sự kết hợp đó bằng những chính sách cụ thể, làm sao cho mỗi bƣớc phát triển kinh tế-xã hội phải là một bƣớc tăng thêm đời sống tinh thần. Ngƣợc lại, trong các giải pháp phát triển đời sống tinh thần phải tạo tiền đề và môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Trong sự tác động của nhân tố kinh tế đến đời sống tinh thần thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giữ vị trí hàng đầu. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thủy lợi. Chỉ có nhƣ vậy, mới có thể đạt tới hiệu quả của nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy nhu cầu tiếp thu khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cải thiện điều kiện lao động và đời sống của đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, từng bƣớc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và hƣởng thụ các giá trị tinh thần.

Mức cải thiện đời sống vật chất của các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là nhân tố tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, nhất là nhu cầu tinh thần. Khi mà một bộ phận nhỏ các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng còn ở tình trạng nghèo khó thì họ chƣa thể nghĩ đến nhu cầu học tập và hƣởng thụ các giá trị nghệ thuật. Có thể khẳng định rằng khi mức sống vật chất thấp thì khó có thể có nhu cầu và mức hƣởng thụ tinh thần cao. Vì vậy, đồng thời chăm lo đến việc phát triển đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng thì phải chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho họ. Phấn đấu tăng số hộ giàu, đi đôi với xóa các hộ nghèo, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng giàu.

Đời sống tinh thần còn chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố chính trị, trong đó có sự ổn định chính trị. Bất kỳ một quốc gia dân tộc nào, dù ở chế độ chính trị nào cũng cần có sự ổn định về chính trị. Chính nhờ sự ổn định chính trị, nƣớc ta đã tập trung sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân vào thực hiện các mục tiêu đổi mới kinh tế-xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, vai trò tổ chức thực hiện của Nhà nƣớc, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đã tạo nên sức mạnh của quá trình đổi mới. Cho nên, tiền đề đầu tiên bảo đảm cho sự phát triển của đời sống tinh thần là sự ổn định chính trị. Một xã hội ổn định về chính trị sẽ tạo nên sự ổn định về tinh thần và thang giá trị tinh thần. Một xã hội bất ổn về chính trị thì cả tƣ tƣởng chính trị và các lĩnh vực tinh thần sẽ mất

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)