Sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 62 - 73)

Sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng là trung tâm trong đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng. Yếu tố tôn giáo sẽ quy chiếu toàn bộ đời sống tinh thần của gia đình Công giáo. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo với gia đình không Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Để duy trì và quảng bá đức tin Công giáo, tổ chức Giáo hội Rôma nhấn mạnh vai trò đặc biệt của gia đình. Trên thực tế, trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, nơi đây đã trở thành môi trƣờng để duy trì, củng cố và làm tái sinh đức tin, nơi đầu tiên nhen nhóm và rèn tập cho con cái thực hành các nghi lễ của đạo. Qua số liệu điều tra 350 gia đình Công giáo ở giáo xứ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho thấy khi hỏi đức tin về sự hiện hữu của Chúa Giêsu và Đức mẹ Maria, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

-Về Đức mẹ Maria, số ngƣời trả lời: Có 93,1%, nghi ngờ 1,4%, không có ý kiến 5,4%.

-Về Chúa Giêsu, số ngƣời trả lời : Có 91,7 %, nghi ngờ 2,2%, không có ý kiến 6%. Nhƣng đức tin về có sự hiện diện của Chúa Giêsu và Đức mẹ Maria ở mỗi độ tuổi là khác nhau [59, tr.25].

Nội dung điều tra < 30 tuổi Từ 31-50 tuổi >50 tuổi + Về Đức mẹ Maria Trả lời: -Có 88,8 % 99 % 96 % -Ngờ vực 2,6 % -Không có ý kiến 8,5 % 1 % 4 % +Về Đức Giêsu Trả lời: -Có 85,6 % 99 % 94,1 % -Ngờ vực 4,2 % -Không có ý kiến 10,1 % 1 % 5,9 %

Bảng 2.1 Ban tôn giáo – Sở nội vụ tỉnh Ninh Bình (2011) “Tổng hợp báo cáo về

sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Công giáo tỉnh Ninh Bình”.

Độ tuổi từ 31-50, tin có sự hiện diện của Chúa Giêsu và Đức mẹ Maria rất cao 99%, sau đó đến độ tuổi trên 50 là 94-96 %, không có sự ngờ vực. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ độ tuổi trên 30 tuổi là thành phần có trình độ học vấn cao, năng động, am hiểu rộng, có năng lực phân tích các hiện tƣợng xã hội… Song sự tôn thờ Đức mẹ Maria hơn Chúa Giê su, đó cũng là đặc trƣng về quan niệm nữ thần của ngƣời Việt.

Gia đình truyền thống của ngƣời Việt sống gắn bó những thành viên bằng những quan hệ chặt chẽ. Những quan hệ đó đƣợc nuôi dƣỡng từ những điều kiện của cuộc sống lao động sản xuất và đƣợc điều chỉnh theo quan niệm của Nho giáo, kết tinh trong tình cảm thành sự kính trọng, yêu thƣơng giữa các thế hệ khác nhau. Vì vậy, ở gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cũng chịu sự chi phối của lối sống gia đình ngƣời Việt truyền thống, mặc dù họ phải tuân thủ chặt chẽ các giáo lý, giáo luật Công giáo để gia đình trở thành một cộng đoàn yêu thƣơng, hợp nhất, sống có đức tin, có đạo

hiếu…và cũng kính nhớ tổ tiên biểu hiện qua thái độ phụng dƣỡng ngƣời già, biết ơn những ngƣời đã khuất.

Trƣớc Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo không đƣợc phép thờ cúng tổ tiên, điều này tạo ra sự day dứt lƣơng tâm của không ít tín đồ. “Có ngƣời gia nhập đạo đã bí mật gửi bài vị, bát hƣơng cho ngƣời thân không theo Công giáo, hàng năm giỗ chạp vẫn lén lút thờ cúng. Có ngƣời vào đạo đƣợc bầu lên chức trùm trƣởng họ vẫn thắp hƣơng thờ cúng tổ tiên trong chum” [14, tr.196].

Một phát hiện khá lý thú khi chúng tôi đi điền dã ở giáo xứ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là “Dòng họ Nguyễn trong làng có 4 ngƣời con trai thì ba ngƣời con trai theo đạo Công giáo để lại một ngƣời bên lƣơng để thờ cúng tổ tiên” [59, tr.28]. (Theo lời bác Nguyễn Văn Hƣơng-Trƣởng ban hành giáo xứ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

Rõ ràng, đối với ngƣời Việt, việc kính nhớ ông bà tổ tiên đã ăn sâu bám rễ trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Vì vậy, để từ bỏ một tập tục trở thành thói quen để tiếp nhận một phong tục mới không phải là điều dễ dàng.

Trƣớc Công đồng Vatican II, trong nhà giáo dân ở đồng bằng sông Hồng không có bàn thờ tổ tiên, chỉ có bàn thờ Chúa. Đầu tiên, bàn thờ Chúa chỉ có cây Thánh giá và lọ nƣớc phép. Một số gia đình khá giả còn có thêm một vài bức tranh ảnh nhỏ cùng một vài tƣợng Chúa và các thánh. Nhƣng đến đầu thế kỷ XX, bàn thờ Thiên Chúa của ngƣời Công giáo Việt đƣợc bày khá đẹp gồm nhiều tranh ảnh, tƣợng, thánh giá. Trong bàn thờ Thiên Chúa ở gia đình ngƣời Công giáo không bao giờ thiếu cây thánh giá cũng nhƣ bàn thờ tổ tiên của ngƣời Việt không bao giờ thiếu bát hƣơng. Ngƣời Công giáo Việt thời điểm này không đƣợc phép lập bàn thờ tổ tiên mà nhƣ Toan Ánh viết: “Việc không có bàn thờ tổ tiên chỉ là sự chuyển đổi bàn thờ tổ tiên sang bàn thờ Chúa nhƣ vậy nghĩa là vẫn có sự thờ cúng tổ tiên qua bàn thờ Chúa” [2,tr.4].

Không có bàn thờ tổ tiên không có nghĩa ngƣời Công giáo Việt ở đồng bằng sông Hồng không nhớ đến tổ tiên. Giáo hội Công giáo có những ngày riêng để kính nhớ những ngƣời đã từ trần. Trong ngày 2 tháng 11 hằng năm, ban thánh lễ đƣợc cử hành cầu nguyện cho những ngƣời đã khuất, cũng là ngày ngƣời sống viếng nghĩa trang cầu cho kẻ chết. Hơn nữa, trọn tháng 11 đƣợc dành riêng để cầu nguyện cho những ngƣời qua đời. Thêm đó, Giáo hội Công giáo nhớ đến ông bà tổ tiên vào ngày mùng hai đầu năm âm lịch. Đó là chƣa kể đến mỗi ngày giỗ, ngày kỵ riêng trong từng gia đình, ngày ngƣời sống tƣởng nhớ ngƣời đã khuất bằng cách tham dự Thánh lễ và cầu nguyện cho họ.

Ngƣời Công giáo Việt nói chung và ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng ngay từ đầu đã rất tích cực đọc kinh trong gia đình để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Có thể chỉ là các thành viên trong gia đình đọc kinh với nhau, cũng có thể là một vài gia đình đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn. Việc này đƣợc duy trì cho đến ngày nay. Việc đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn càng đƣợc sốt sắng hơn vào tháng các linh hồn. Thừa sai Đắc Lộ trong cuốn “Lịch sử vƣơng quốc Đàng ngoài” cho biết: “Vào tháng các linh hồn, buổi tối bà con giáo hữu ra mộ đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên nhộn nhịp, đuốc sáng rực trời” [51, tr.34]. Ngƣời Công giáo cầu nguyện cho ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng hiếu thảo dâng lên ông bà tổ tiên. Ngoài cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, họ không ngừng xin các linh mục dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn ông bà tổ tiên.

Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt thì cúng lễ trong các ngày giỗ (kỵ nhật) và ngày lễ tết rất quan trọng. Các gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng không hề lơ là tổ tiên trong những ngày đó. Vào ngày giỗ của ông bà, cha mẹ, con cháu thƣờng tập trung lại để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ. Nếu gia đình có điều kiện họ có thể xin linh mục dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn đã qua đời. Trong ngày giỗ, con cháu thƣờng tập trung ở những gia đình

trƣởng nam (nếu không có trƣởng nam thì tập trung ở một gia đình nào có trách nhiệm trong việc cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ để cầu kinh, để nhắc nhở nhau duy trì và phát huy gƣơng sáng của ông bà, cha mẹ.

Trƣớc công đồng VaticanII, ngƣời Công giáo thƣờng e dè trong không khí lễ tết. Vì thế những ngày này tổ tiên của ngƣời Công giáo Việt cũng không đƣợc chú ý đặc biệt. Nhƣng từ sau Công đồng Vatican II, có sự chuyển biến tích cực hơn. Bà con giáo dân đã hòa đồng hơn với không khí lễ tết cổ truyền. Từ sau năm 1973, ngày mùng 3 tết Nguyên đán hằng năm đƣợc ngƣời Công giáo lấy làm ngày cầu cho tổ tiên.

Công đồng Vatican II với tinh thần “canh tân” và “nhập thế” vấn đề thờ cúng tổ tiên mới đƣợc thừa nhận ở Việt Nam. Đến năm 1967 huấn thị “PlaneCampertumest” về việc tôn kính tổ tiên và các anh hùng liệt sỹ mới đƣợc đem ra áp dụng nhƣng tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam lúc đó hết sức phức tạp nên việc áp dụng không đƣợc triệt để và rất hạn chế. Dựa trên tinh thần của Vatican II, ngày 14/1/1974, các Giám mục Việt Nam ra thông báo quy định cho ngƣời Công giáo Việt Nam đƣợc tổ chức và tham dự các nghi lễ tôn kính ông bà, tổ tiên theo phong tục Việt Nam.

Trong tâm thức của ngƣời Công giáo Việt Nam, từ hàng trăm năm nay luôn khát khao đƣợc thực hiện tôn kính tổ tiên trong sự hòa đồng giữa Công giáo với phong tục thờ cúng tổ tiên. Do vậy, việc làm đầu tiên sau khi đón nhận tinh thần của Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo Việt Nam nói chung và ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng đã lập bàn thờ tổ tiên. Theo kết quả điền dã, ở giáo xứ Phát Diệm ( Kim Sơn - Ninh Bình) và giáo xứ Phủ Lý (thành phố Phủ Lý - Hà Nam ) chúng tôi thấy đại đa số gia đình Công giáo đều lập bàn thờ tổ tiên.[60, tr.28]

Thực tế kết quả điều tra 350 hộ Công giáo ở giáo xứ Phát Diệm ( Kim Sơn - Ninh Bình) và giáo xứ Phủ Lý (thành phố Phủ Lý - Hà Nam ) có niềm tin về sự hiện hữu của

tổ tiên là 83,1%, ngờ vực 2%, không 4%, không có ý kiến 11%. Nhƣng ở mỗi độ tuổi lại có niềm tin về sự hiện hữu của tổ tiên là khác nhau.

Nội dung điều tra < 30 tuổi Từ 31-50 tuổi >50 tuổi Điều tra về việc thờ cúng tổ tiên

Số ngƣời trả lời: -Có 81.3(%) 93.6(%) 66.6(%)

-Ngờ vực 0.5(%) 2.7(%) 2.7(%) -Không 2.6(%) 2.7(%) 5.4(%) -Không có ý kiến 15.6(%) 1.0(%) 25.3(%)

Bảng 2.2 Ban tôn giáo – Sở nội vụ tỉnh Hà Nam (2011) “Tổng hợp báo cáo về

sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Công giáo tỉnh Hà Nam”.

Nhìn chung đại đa số ngƣời Công giáo đều có niềm tin về sự hiện hữu của tổ tiên. Số ngƣời trả lời có chiếm từ 81,3-93,6% [60, tr.30]. Kính nhớ tổ tiên đã tạo nên sợi dây vô hình gắn bó giữa các thế hệ và các thành viên cùng thế hệ. Điều này tạo sự phù hợp với xu hƣớng ngƣời Công giáo Việt Nam hội nhập với văn hóa dân tộc, sống phúc âm giữa lòng dân tộc.

Những nghi thức và việc làm dành cho tổ tiên đã có trƣớc công đồng Vatican II nhƣ Thánh lễ, việc cầu nguyện, viếng mộ…thì nay đƣợc phát huy hơn. Trong mỗi Thánh lễ đều có lời cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Đặc biệt tổ tiên luôn đƣợc tƣởng nhớ trong ngày giỗ và ngày tết. Trong ngày giỗ của ông bà tổ tiên, ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng có hai hình thức tƣởng nhớ là xin lễ ở nhà thờ và làm giỗ tại nhà. Ngoài những dịp giỗ tết ra, bất cứ sự kiện nào xảy ra trong gia đình, ngƣời Công giáo Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng gắn bó với tổ tiên nhƣ: Nhà có ngƣời bị ốm

đau, làm nhà mới, con cái đi thi, việc cƣới hỏi của con cái. Trƣớc khi đón dâu ngƣời con trai phải làm lễ ở bàn thờ tổ tiên nhà mình, rồi khi tới nhà cô dâu phải lễ tổ tiên ở nhà cô dâu. Cô dâu cũng vậy, việc đầu tiên khi về nhà chồng là phải lễ trƣớc bàn thờ tổ tiên gia đình chồng. Việc làm này là để cô dâu chú rể trình diện với tổ tiên. Và cũng là dịp tổ tiên nhận diện một chàng rể hay cô dâu mới. Về mặt hình thức, lễ thức này là không khác gì với những gia đình Việt không Công giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, từ sau công đồng Vatican II, với niềm phấn chấn mới ngƣời Công giáo Việt nói chung và ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng hòa mình vào đời sống dân tộc. Có thể nói: Giáo dân ở đồng bằng sông Hồng với việc thờ cúng tổ tiên trƣớc và sau Công đồng Vatican II có sự thay đổi lớn về lễ thức, nghi lễ thực hành tôn kính tổ tiên, còn trong tâm thức ngƣời Công giáo luôn tôn kính tổ tiên. Những lễ thức tôn kính tổ tiên của ngƣời Công giáo Việt đã làm phong phú cho những nghi thức sinh hoạt trong Giáo hội địa phƣơng. Giúp các cộng đoàn Công giáo gần gũi, hòa nhập với cộng đồng làng xóm, dân tộc, hòa nhập với quê hƣơng đất nƣớc mình. Việc tôn kính tổ tiên của ngƣời Công giáo Việt đã góp thêm nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa gia đình của dân tộc ta.

Theo luật Giáo hội, gia đình giáo dân còn buộc phải thực hiện rất nhiều nghi thức tôn giáo nhƣ: Đọc kinh-sách, tham dự các nghi thức tôn giáo tại gia hoặc với cộng đồng ở nhà thờ…và chịu nhiều phép bí tích. Qua số liệu điều tra 350 hộ giáo dân ở giáo xứ Quần Liêu ở Nghĩa Hƣng-Nam Định, giáo xứ Kim Thành ở Xuân Trƣờng- Nam Định, giáo xứ Sa Châu ở Giao Thủy-Nam Định về nhu cầu thực hành nghi thức Công giáo cho thấy:

TT Nội dung/Mức độ Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng Không thƣờng Không có ý kiến

xuyên xuyên

1 Đọc kinh nguyện ở nhà thờ 71,1 18,0 8,0 2,9

2 Đọc sách Phúc Âm 53,7 26,8 16,8 2,7

3 Đọc kinh nguyện chung ở nhà thờ

63,4 22,8 11,1 2,7

4 Đọc kinh nguyện cá nhân 62,0 22,2 11,7 4,1

5 Dự những ngày lễ trọng 83,7 10,2 3,1 3,0

6 Tham dự đi kiệu 68,2 19,1 11,1 1,6

Bảng 2.3 Ban tôn giáo – Sở nội vụ tỉnh Nam Định (2011) “Tổng hợp báo cáo về sinh

hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Công giáo tỉnh Nam Định”.

Số thƣờng xuyên đọc sách Phúc Âm là 53,7%, song đời sống đức tin, sùng tín đạo của giáo dân là rất cao [61, tr.32].

Đọc sách Phúc Âm của ngƣời Công giáo là để thực hiện sứ mạng tông đồ của Giáo hội, giúp gia đình Công giáo thực hành đời sống đức tin, sống phụng vụ và bác ái nhằm hình thành nền tảng gia đình hạnh phúc, gia đình theo tinh thần Phúc Âm: “Hỡi những ngƣời vợ hãy phục tùng chồng mình”, “Hỡi những ngƣời chồng hãy yêu thƣơng vợ mình , đừng bao giờ đay nghiến”… [Cl 3,19]. Đọc kinh nguyện là để “xây dựng, củng cố và thánh hóa đời sống gia đình Kitô hữu” [62, tr.545] thông qua việc thực hành cầu nguyện, sống theo lời Chúa, tham dự cử hành bí tích và hiệu quả nhất là việc đọc kinh

tối trong gia đình…Ngƣời Công giáo cho rằng, cầu nguyện sẽ đem lại lợi ích về mặt tự nhiên và siêu nhiên.

Về mặt tự nhiên: Lời nguyện mang lại sự bình an, thoải mái trong tâm hồn. Với ngƣời Kitô thì “Chúa” là ngƣời bạn thân thiết và đáng tin cậy nhất. Vì vậy, khi gặp lo âu, trăn trở trong cuộc sống, Chúa Trời là đối tƣợng để con chiên cầu nguyện và suy niệm. Mặt khác, cầu nguyện còn là cơ hội tĩnh tâm quý báu giúp giáo dân tĩnh tâm suy nghĩ kỹ lƣỡng về các vấn đề trƣớc khi hành động.

Về mặt siêu nhiên: Cầu nguyện của Kitô hữu là ƣớc ao trở nên giống Chúa Giêsu, vì Ngƣời làm gƣơng sáng dạy các môn đồ cầu nguyện Kinh lạy Cha. “Ngƣời dạy các môn đệ cầu nguyện không ngừng và đừng bao giờ nhàm chán”[Hc 6, 7]. Cầu nguyện của ngƣời Kitô hữu là nền tảng của đời sống thiêng liêng, là sợi dây liên hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với Thiên Chúa. Ngƣời Công giáo chỉ thực sự thánh thiện khi đƣợc ơn thánh nối kết lại với Thiên Chúa thông qua cầu nguyện.

Cầu nguyện của ngƣời Công giáo theo cách đơn sơ, không hoa văn, cầu nguyện trong tình bác ái, yêu thƣơng tha thứ, hòa hiệp với mọi ngƣời, nhƣng cầu nguyện và hành động phải luôn đi đôi với nhau. Nếu cầu nguyện siêng năng nhƣng lao động lƣời

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 62 - 73)