Hoạt động giáo dục trong gia đình Công giáo

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 49 - 57)

Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giáo dân

Qua quá trình xâm nhập, tồn tại và phát triển, đạo Công giáo đã bƣớc đầu có sự hòa nhập thích nghi với những nếp sống phong tục tập quán ngƣời dân ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Có thể nói, đó là một thành công đáng kể của đạo Công giáo trong công cuộc rao giảng Phúc Âm. Tham gia vào thành công đó “đạo đức Kitô” có vai trò quan trọng. Do đó, đạo đức Kitô giáo là vấn đề cần đƣợc nhận thức lại cho đúng quan điểm khoa học về tôn giáo trong thời đại hiện nay.

Khi nói đến đạo Công giáo, trƣớc hết ngƣời ta thƣờng nói đến quan hệ của tín đồ trong lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống đức tin. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, giáo hội Công giáo rất quan tâm đến việc tạo lập và củng cố các mối quan hệ trong cộng đồng cũng nhƣ trong xã hội vì đó là những nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến đời sống tinh thần, đời sống đức tin của giáo dân. Ngày nay, không phải ngẫu nhiên giáo hội Công giáo rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức gia đình vì ngoài những tăng trƣởng kinh tế nhƣ vũ bão thì xã hội hiện đại cũng bộc lộ những suy thoái về nhiều phƣơng diện của đời sống tinh thần. Đặc biệt trƣớc sự sụp đổ của nhiều nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, đạo Công giáo có cơ hội để ra sức chứng minh sự bền vững của các giá trị đạo đức Ki tô trong đời sống nhân loại.

Trong giáo lý của đạo Công giáo, chúng ta cũng bắt gặp những chuẩn mực giá trị đạo đức thể hiện tinh thần bác ái, yêu thƣơng đồng loại. Trong Mƣời điều răn của Thiên Chúa, chỉ có ba điều răn về lòng tin và thờ kính Đức Thiên Chúa, còn lại là những điều răn về đạo làm ngƣời. Đó là: thảo kính cha mẹ, không đƣợc giết ngƣời, không đƣợc dâm dục, không đƣợc gian tham lấy của ngƣời khác; không đƣợc làm chứng rối, che dấu sự gian dối; không ham muốn vợ hoặc chồng của ngƣời khác; không đƣợc ham muốn của cải trái lẽ. Mƣời điều răn của Chúa quy lại thành hai điều, đƣợc xem là tôn chỉ của đạo mà mọi tín đồ phải tuân thủ, đó là kính Chúa, yêu ngƣời. Có thể khẳng định rằng: tinh thần “yêu ngƣời” không chỉ có giá trị định hƣớng lối sống cho ngƣời có đạo mà còn là mục tiêu xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh Mƣời điều răn của Chúa, Giáo hội Công giáo còn quy định nghĩa vụ của mọi tín đồ trong quan hệ với linh hồn, với đồng loại và với bản thân. Những quy định đó đƣợc đặt ra nhằm cột chặt tín đồ vào một niềm tin về một thiên đƣờng hƣ ảo ngoài thế giới, nhƣng đó lại chứa đựng một số chuẩn mực giá trị nhân đạo, vẫn còn phù hợp với xã hội mới, nhƣ: Lấy điều thiện mà khuyên ngƣời, an ủi ngƣời lo âu, cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc, thăm viếng ngƣời hoạn nạn, khiêm nhƣờng, đoan

chính, không tị hiềm, siêng năng…Kinh thánh dạy: “Khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì, để việc từ thiện của con đƣợc giữ kín”[Êp 7, 5]. Nhƣ vậy, đạo Công giáo đòi hỏi làm việc thiện phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ tình thƣơng thật sự.

Chuẩn mực đạo đức của đạo Công giáo cũng chú ý đến việc điều chỉnh hành vi đạo đức từ bên trong ý thức của con ngƣời. Trong Mười điều răn của Chúa có hai điều không trực tiếp ngăn cấm hành vi mà ngăn cấm những ham muốn mang tính chất phản đạo đức của con ngƣời, đó là: “Hễ ai nhìn đàn bà với lòng ham muốn ngƣời ấy, thì đã ngoại tình rồi” và “lòng toan tính những âm mƣu gian ác”[Mt 5, 27-28] Nhƣ vậy, theo quan niệm của đạo Công giáo, những ngƣời bị coi là có tội lỗi ngay từ khi trong đầu họ xuất hiện ý tƣởng xấu và họ bị “trừng phạt” giống nhƣ những ngƣời có hành vi phạm tội. Cũng cần lƣu ý rằng, đối với tín đồ Công giáo, Thiên Chúa có sức mạnh vô biên. Thiên Chúa không chỉ biết rõ hành vi phạm tội của tín đồ mà còn thấu rõ ý nghĩ tội lỗi của họ. Tín đồ Công giáo luôn sống trong sự ám thị rằng, Chúa trời đang theo dõi hành vi và suy nghĩ của họ nên họ cố gắng làm điều thiện, tránh làm điều ác cả ngay trong ý nghĩ và hành động. Đó là nhân tố giúp cho đạo đức Công giáo phát huy tác dụng trong việc điều tiết các quan hệ gia đình và quan hệ cộng đồng.

Qua khảo sát thực tế ở các giáo xứ tại Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình cho thấy, trong khi nhiều hiện tƣợng tiêu cực diễn ra làm nhức nhối đời sống xã hội, thì tại các vùng đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, nhìn chung tình hình trật tự, an toàn xã hội tƣơng đối ổn định. Các hiện tƣợng nhƣ ma túy, mại dâm, cờ bạc, đề đóm hầu nhƣ rất ít xuất hiện tại các gia đình ngƣời Công giáo. Trong đời sống gia đình ngƣời Công giáo rất hiếm khi xảy ra tình trạng cãi lộn , xô xát giữa vợ chồng, anh em hay trƣờng hợp con cái bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ. Đặc biệt, trong các gia đình Công giáo ít có hiện tƣợng ly hôn bởi tính chất hôn nhân của họ là đơn nhất và bất khả phân ly. Có đƣợc những điều trên do nhiều nguyên nhân, song một trong những

nguyên nhân quan trọng là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức Công giáo đã tác động không nhỏ đến ý thức của tín đồ, làm cho họ nỗ lực trong việc gìn giữ nếp sống gia phong, đoàn kết với cộng đồng cùng tín ngƣỡng.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều phù hợp, nó vẫn hàm chứa những điều tiêu cực nhƣ: Đạo đức Kitô giáo đề cao tinh thần bác ái, vị tha nhƣng những điều răn nhƣ: “Đừng chống cự kẻ ác. Nếu ai đó vả má bên phải hãy đƣa luôn má bên kia cho họ”, “hãy yêu thƣơng kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng con” [Mt 5, 38-42] Điều này không phù hợp với giá trị mới là đề cao sự đấu tranh cho cái đúng, cái tốt trong xã hội. Trong Kinh thánh còn khuyên những ngƣời bị bóc lột hãy vâng phục và kính sợ chủ-kẻ thống trị họ: “Hỡi những ngƣời tôi tớ, hãy vâng phục chủ mình ở thế gian với thái độ kính sợ run rẩy và lòng chân thành nhƣ thật nhƣ vâng phục Chúa cứu thế” [Êp 6, 5]. Đây chính là điểm giai cấp thống trị lợi dụng để áp bức về mặt tinh thần đối với những ngƣời lao động. Nó trái với tinh thần tự do, bình đẳng của xã hội ta.

Hơn nữa, việc giáo dân muốn thực hiện vấn đề đạo đức phải có Chúa trời chứng giám. Hoặc quá tuyệt đối hóa đạo đức Công giáo nhƣ cho rằng: Việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho con ngƣời một cách đúng đắn phải dựa vào Công giáo. Mặt tiêu cực của nó sẽ gia tăng, nhất là khi trình độ dân trí thấp hoặc khi bị các thế lực phản động lợi dụng. Vì vậy, thái độ khách quan, biện chứng trong đánh giá vai trò đạo đức Công giáo là cơ sở đúng đắn nhằm khuyến khích những ý tƣởng tốt đẹp của đạo đức Công giáo, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng hiện nay nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Tôn giáo Giêsu có ƣu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả” [43, tr.13].

Giáo dục đức tin trong gia đình Công giáo

Trong gia đình Công giáo Việt Nam nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, các bậc cha mẹ không chỉ chú ý đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con mình mà còn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc giáo dục đức tin. Bởi

theo quan niệm của Kitô giáo, giáo dục con cái không chỉ là bổn phận quan trọng mà còn là vinh dự lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ bởi vì đƣợc cộng tác cùng Thiên Chúa trong việc tạo nên những con ngƣời mới-những ngƣời con của Thiên Chúa là việc làm hữu ích cho Hội Thánh và cho xã hội.

Các bậc cha mẹ tại các giáo xứ ở đồng bằng sông Hồng luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Mục tiêu mà các bậc cha mẹ hƣớng tới trong việc giáo dục con cái là dạy con trở thành ngƣời công dân tốt, có ích cho xã hội và là ngƣời con của Chúa. Ngay ở điểm này chúng tôi đã thấy nét tƣơng đồng và khác biệt giữa gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo. Do mục tiêu giáo dục khác nhau nên nội dung giáo dục cũng khác nhau. Theo ý kiến của các bậc cha mẹ ở giáo xứ Phủ Lý (thành phố Phủ Lý - Hà Nam), khuôn mẫu hoàn hảo mà các bậc cha mẹ hƣớng tới trong việc giáo dục con cái là Chúa Giêsu (chiếm tới 87,8%) và các vị tông đồ (chiếm 12,2%)[60, tr.12]. Vì vậy ngoài việc chú trọng giáo dục đạo đức các bậc cha mẹ hết sức chú trọng giáo dục đức tin cho con cái mình.

Là ngƣời có đạo, ngoài việc giáo dục đạo đức, các bậc cha mẹ ở đồng bằng sông Hồng còn dạy con cái đức tin. Trƣớc khi con sinh ra, cha mẹ tìm cho con mình một ngƣời đỡ đầu. Cha mẹ đỡ đầu này phải từ 18 tuổi trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, họ có trách nhiệm cùng cha mẹ đẻ nuôi dạy đứa trẻ nên ngƣời (cha mẹ đỡ đầu nếu có điều kiện thì giúp đỡ về mặt vật chất còn đại đa số giúp đỡ về mặt tinh thần). Cha mẹ đặt tên Thánh cho con: Con trai có thể chọn là Phêrô, Phaolô, Giuse…con gái có thể chọn tên Thánh là Maria, Têrêsa…Mục đích của việc đặt tên Thánh là ngƣời Công giáo tin rằng vị Thánh này sẽ là ngƣời bảo trợ cho đứa trẻ suốt cuộc đời. Khi đứa trẻ cứng cáp, tầm vài tháng tuổi cha mẹ đƣa con đến nhà thờ xứ để rửa tội. Nghi thức này đƣợc thực hiện ở tiền sảnh nhà thờ. Ở đó, ngƣời ta quây một ô nhỏ, có chum nƣớc phép (nƣớc lã nguyên chất đƣợc làm phép). Linh mục sẽ rửa tội cho đứa trẻ và vẩy nƣớc đƣợc làm phép lên ngƣời nó.

Khi trẻ biết nói, cùng với việc dạy trẻ “phần đời”, ông bà, cha mẹ dạy trẻ “phần đạo” nhƣ là dấu Thánh giá, đọc Kinh Lạy Cha. Các giáo xứ ở đồng bằng sông Hồng có các lớp giáo lý với nhiều độ tuổi khác nhau nhƣ:

Trẻ nhỏ từ 6-7 tuổi đƣợc học lớp giáo lý dự tòng (giáo lý dành cho trẻ em).

Trẻ từ 7-8 tuổi học lớp bổn đồng ấu, với những câu hỏi đáp ngắn gọn hay những câu chyện, bài hát để trẻ dễ nhớ.

Lứa tuổi từ 9-10 tuổi học giáo lý cấp I hay còn gọi là bàn tiệc Thánh, dạy các em học kinh bổn, xƣng tội, chịu lễ lần đầu.

Lứa tuổi từ 11-12 tuổi học lớp giáo lý cấp II, các em đƣợc dạy Bí tích Thêm sức. Lứa tuổi 13-14 tuổi học giáo lý cấp III, dạy các em sống đạo.

Lứa tuổi 16-17, đặc biệt là trên 18 tuổi học giáo lý cấp IV, các em đƣợc học lớp giáo lý hôn nhân.

Theo ý kiến của các bậc cha mẹ tại ở giáo xứ Phủ Lý (thành phố Phủ Lý - Hà Nam) có tới 89,8% ý kiến cho rằng: Thời gian thích hợp nhất để giáo dục đức tin cho trẻ là từ 6 tuổi [60, tr.14]. Do vậy, khi con đƣợc 6-7 tuổi, các bậc cha mẹ đƣa con đến học các lớp giáo lý dự tòng và lớp bổn đồng ấu. Lớp bổn đồng ấu giúp trẻ hiểu một cách sơ đẳng nhất về tín lý Công giáo, về bổn phận của giáo dân. Trẻ đến độ tuổi nào, các bậc cha mẹ cho con theo học lớp giáo lý tƣơng ứng với độ tuổi đó. Trong giáo dục đức tin cho con cái, các bậc cha mẹ luôn kiên trì và kết hợp với giáo lý viên để chỉ bảo,dạy dỗ con cái. Bên cạnh việc đƣa con đến học ở các lớp giáo lý sơ khởi đó, cha mẹ luôn quan tâm dạy dỗ đức tin cho con. Ngay từ tấm bé, các bậc cha mẹ luôn dạy cho con biết “mến Chúa, yêu ngƣời”, biết tuân giữ những giới luật của Chúa, biết tham dự những công việc đạo đức, biết lãnh nhận các Bí tích. Nhờ đó, con cái trở thành ngƣời Công giáo đích thực.

Vấn đề ơn gọi: Trong việc giáo dục đức tin cho con, các bậc cha mẹ luôn chăm lo,

hƣớng dẫn con cái theo ơn gọi (hay ơn Thiên Triệu) và giúp đỡ con đáp lại ơn gọi đó. Khi đƣợc hỏi thái độ của các bậc cha mẹ ở giáo xứ Phát Diệm (Kim Sơn-Ninh Bình) về ơn Thiên Triệu của con cái, kết quả có tới 83,3% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là rất vinh dự [59, tr.16]. Điều này cũng dễ hiểu vì Giáo hội Công giáo cho rằng “ơn Thiên Triệu” là ân phúc màu nhiệm Chúa ban cho một số ngƣời dâng mình trọn đời cho bậc tu trì. Khi ngƣời con gia nhập Đại chủng viện để đƣợc đào tạo trở thành linh mục, họ đƣợc ngƣời thân trong gia đình gọi là thầy, theo một cách trân trọng. Kỳ nghỉ hè các chủng sinh thƣờng về quê giúp lễ cho linh mục chính xứ. Tuy chƣa là linh mục, các chủng sinh ra ở riêng. Khi ngƣời con đƣợc phong linh mục, dân làng gọi là “đỗ cha”, “đỗ cụ”. Ngƣời sinh ra linh mục đƣợc gọi là ông bà cố, đƣợc giáo dân kính trọng. Vì vậy, ông bà cố phải sống đời mẫu mực hơn. Những gia đình có con cái đƣợc tu tại các dòng tu là một niềm vinh dự lớn.

Khi con cái đƣợc lãnh nhận “ơn Thiên Triệu” và đƣợc lãnh nhận Bí tích Truyền chức Thánh, về bản tính Kitô giáo họ đƣợc kính trọng hơn bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trong gia đình, họ vẫn làm tròn bổn phận của những ngƣời con. Thực tế, một số gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng vì muốn tỏ rõ sự mẫu mực, đôi khi muốn đƣợc cộng đồng kính trọng đến mức thúc giục con cái gia nhập dòng tu. Do thiếu sự chuẩn bị và không phải xuất phát từ tâm nguyện nên có một số ngƣời không trọn đời đi theo con đƣờng tu trì. Do vậy, các bậc cha mẹ không có quyền ép buộc con cái trong vấn đề “ơn Thiên Triệu” mà chỉ đƣợc phép giúp đỡ con cái trong việc hoàn thành “ơn Thiên Triệu” đó.

Vấn đề cầu nguyện trong gia đình: Trong việc giáo dục đức tin cho con cái, các

bậc cha mẹ luôn dạy và tổ chức cho con cái cầu nguyện trong gia đình. Theo quan niệm Kitô giáo: Cầu nguyện là để nâng tâm hồn lên với Chúa để thờ lạy, cảm tạ, xin Ngƣời tha thứ cho mọi tội lỗi và ban cho ta các ơn lành hồn xác. Gia đình Công giáo là

nơi đầu tiên học cầu nguyện để nuôi dƣỡng đức tin. Nhịp cầu nguyện hằng ngày ở các gia đình Công giáo tại đồng bằng sông Hồng là kinh tối, kinh sáng, trƣớc và sau các bữa ăn. Tùy điều kiện của từng gia đình mà có thể cầu nguyện chung và cầu nguyện riêng. Dù rất bận rộn với công việc nhƣng các bậc cha mẹ luôn cố gắng thu xếp để duy trì giờ kinh chung của gia đình, vì lợi ích của nó rất thiết thực. Cầu nguyện trong gia đình không chỉ giúp các tín đồ thực hiện bổn phận đạo mà còn là cơ hội để cha mẹ dạy dỗ, hƣớng dẫn con cái về mặt đạo đức cũng nhƣ về đức tin.

Tại Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng, cầu nguyện trong gia đình là một truyền thống đạo đức hết sức tốt đẹp. Song truyền thống này đang bị mai một dần do ảnh hƣởng của nếp sống đô thị hóa, của thời đại bùng nổ thông tin. Tuy nhiên, các bậc làm cha mẹ vẫn cố gắng duy trì giờ kinh chung của cả gia đình. Vì theo quan niệm Ki tô giáo “gia đình nào cầu nguyện chung với nhau, gia đình đó sẽ bền vững”.

Qua cuộc phỏng vấn sâu bác Bùi Đình Cử (Trƣởng Ban hành giáo xứ kiêm giáo lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 49 - 57)