HỒNG HIỆN NAY
2.1 Thực trạng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay
2.1.1 Nhu cầu, hoạt động giao lưu và tiêu dùng tinh thần của gia đình người Công giáo Công giáo
Nhu cầu tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng có sự
phát triển nhanh chóng. Công cuộc đổi mới của đất nƣớc đã đặt ra những yêu cầu rất cao về định hƣớng tƣ tƣởng, sự phát triển của khoa học và giáo dục. Đồng thời, ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cũng có khát khao đƣợc học tập, đƣợc nâng cao trình độ nhận thức, đƣợc hƣởng thụ nghệ thuật, mong muốn lao động sáng tạo cống hiến tài năng trí tuệ của mình cho đất nƣớc, đƣợc mở rộng giao lƣu giữa các vùng miền
và thế giới. Do vậy, nhu cầu tinh thần trở nên đa dạng hơn, bức thiết hơn và các đòi hỏi về hàm lƣợng trí tuệ cao hơn, giá trị tƣ tƣởng, trình độ thẩm mỹ đƣợc hòa quyện vào nhau trong mỗi một nhu cầu.
Đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cũng hình thành những nhu cầu riêng phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Nhu cầu học tập của thanh thiếu niên Công giáo không chỉ dừng ở việc nâng cao trình độ học vấn mà còn mở rộng ở nhu cầu học nghề, học ngoại ngữ, hƣởng thụ nghệ thuật. Những ngƣời lớn tuổi không chỉ chăm lo cho cuộc sống hằng ngày mà còn có nhu cầu tiếp thu khoa học kỹ thuật, thông tin thời sự trong và ngoài nƣớc… Phụ nữ Công giáo ngoài nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo còn có nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội.
Song sự đa dạng về nhu cầu cũng bộc lộ một số lệch lạc. Trong một bộ phận nhỏ thanh niên Công giáo có những nhu cầu hƣởng thụ không lành mạnh, tiếp thu không có chọn lọc các luồng văn hóa từ bên ngoài, dẫn đến “bội thực” mất phƣơng hƣớng, sinh ra tâm trạng bi quan, chán nản, xa rời hiện thực. Nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo có lúc đã lấn át các nhu cầu thiết thực khác của đời sống hiện thực. Việc học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc chƣa trở thành một nhu cầu phổ biến trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng.
Sản xuất tinh thần, bƣớc vào công cuộc đổi mới, cùng với hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động sản xuất tinh thần ở vùng Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và các vùng Công giáo trên cả nƣớc nói chung đã có những tiền đề cơ bản để phát triển.
Trƣớc hết, đó là thành tựu của công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc Đổi mới từ đổi mới về tƣ duy chính trị trong
việc hoạch định đƣờng lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trƣớc hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định về chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội” [26, tr.71].
Đối với công tác tôn giáo đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc đã mở ra những khả năng to lớn cho hoạt động sáng tạo của đồng bào Công giáo trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Nhiều tên tuổi của các nhà tƣ tƣởng Công giáo nhƣ Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trƣờng Tộ, Trƣơng Vĩnh Ký, Phan Khắc Từ nhạc sỹ Kim Long, Thái Nguyên, Nguyễn Duy.., nhà thơ Hàn Mạc Tử, Lê Đình Bảng…Những sáng tác của họ làm phong phú đời sống tinh thần ngƣời Công giáo chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Tuy nhiên, tiềm năng sáng tạo tinh thần trên các lĩnh vực tƣ tƣởng, giáo dục, nghệ thuật rất đa dạng, song luôn bị quy chiếu bởi thế giới quan Kitô giáo. Điều này tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong lĩnh vực sản xuất tinh thần của gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo.
Giao lưu tinh thần trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng
sông Hồng hiện nay đƣợc xét ở hai nội dung: Giữa thành viên trong gia đình Công giáo với những ngƣời đồng đạo và với những ngƣời khác đạo.
Đối với người đồng đạo: Trong các gia đình Công giáo tại các giáo xứ, họ đạo ở
đồng bằng sông Hồng, các giáo dân chính là anh em của nhau, vì thế cần phải sống tình bác ái huynh đệ. Để sống tình bác ái huynh đệ ấy tại nhiều giáo xứ ở đồng bằng sông Hồng đã có những sinh hoạt độc đáo nhƣ: Quỹ khuyến học giúp học sinh nghèo vƣợt khó và các em học sinh giỏi (tại giáo họ Châu Thủy - giáo xứ Phử Lý - giáo hạt Hà
Nam mỗi năm có khoảng 10 triệu để trao cho các em), tổ chức các ngày lễ cho sinh viên Công giáo, lễ mừng thọ cho ngƣời già. Ở giáo xứ Kiên Lao- giáo phận Bùi Chu (Xuân Tiến-Xuân Trƣờng-Nam Định có khoảng 2.700 hộ gia đình, toàn xã có 13.000 ngƣời, trong đó có 11.405 giáo dân) có hội từ thiện của giáo xứ, mỗi năm vào hai dịp lớn là Giáng Sinh và Phục Sinh giúp đỡ 100 hộ nghèo trong xứ (cả gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo) mỗi đợt 25 triệu đồng. Ngoài ra, các hội đoàn: Hội Lòng Chúa thƣơng xót, hội Truyền Tin…đều có những hoạt động từ thiện vào dịp lễ kính quan thầy của mình[61, tr.45]. Ngoài sự giúp đỡ nhau về vật chất, các giáo dân ở đây cũng giúp đỡ nhau về tinh thần-giúp nhau sống đạo.
Ngay từ khi hình thành và cố kết nhau trong các xứ, họ đạo các giáo dân ở đồng bằng sông Hồng đã có điều kiện sống tập trung với nhau nên họ có thể giúp đỡ nhau, đoàn kết, bảo vệ nhau sống đạo. Họ cùng nhau học các lớp giáo lý, cùng nhau đi nhà thờ, cùng nhau đọc kinh cầu nguyện và chúc phúc bình an cho nhau cuối mỗi buổi thánh lễ, giúp đỡ nhau, cộng tác với nhau trong các hoạt động, sinh hoạt của giáo xứ, họ đạo của mình…điều đó góp phần thắt cặt mối quan hệ yêu thƣơng đùm bọc giữa gia đình Công giáo với ngƣời đồng đạo. Trong mƣời điều răn của Thiên Chúa dành cho các tín đồ Công giáo thì có 6 điều răn riêng nói tới mối quan hệ của tín đồ với nhau và với ngƣời ngoại đạo: Thứ năm: chớ giết ngƣời, thứ sau: chớ làm sự dâm dục, thứ bảy: chớ lấy của ngƣời, thứ tám: chớ làm chứng rối, thứ chin: chớ muốn vợ chồng ngƣời, thứ mƣời: chớ tham của ngƣời. Trong kinh Mƣời bốn mối cũng dạy giáo dân yêu thƣơng ngƣời khác nhƣ chính mình: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho ngƣời rách rƣới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, chôn xác kẻ chết…
Tất cả những việc làm trên đã khiến cho mối quan hệ giữa gia đình Công giáo với ngƣời đồng đạo thêm phần bền chặt và thân tình, những việc làm đó cũng củng cố thêm tinh thần đoàn kết – cố kết giữa các thành viên trong cộng đồng giáo xứ trong một mái nhà chung là giáo xứ, họ đạo.
Đối với người khác đạo
“Trƣớc công đồng Vatican II về mặt quan phƣơng lối sống của giáo dân qua mối quan hệ với ngƣời khác đạo là tiêu cực” [14, tr.333]. Đặc biệt trong thời kỳ cấm đạo, thì mối quan hệ giữa giáo dân với những ngƣời ngoại đạo càng căng thẳng hơn. Tuy không ngăn cấm quan hệ giữa ngƣời theo đạo và ngƣời không theo đạo, nhƣng do có ác cảm sẵn trong lòng của ngƣời ngoại đạo đối với dân theo đạo nên cả hai đều có xu hƣớng tách ra xa nhau.
Tuy nhiên, từ sau công đồng Vatican II mối quan hệ giữa giáo dân với ngƣời khác đạo trở nên tích cực hơn rất nhiều. Ở đồng bằng sông Hồng bên cạnh số ít những làng toàn tòng còn phần đông là các làng “xôi đỗ”- tức là giáo dân và lƣơng dân sống xen kẽ hoặc có thể chia thành các giáp lƣơng-giáp giáo trong một giáo xứ. Tuy nhiên bà con trong giáp vẫn ở xen kẽ khắp làng và chung sống rất đoàn kết, chan hòa, đùm bọc lẫn nhau. Ngoại trừ những sinh hoạt tôn giáo và các lễ nghi riêng biệt thì cả làng cũng sinh hoạt văn hóa chung, thuần phong mỹ tục hƣơng ƣớc cũng đều chung.
Biểu hiện khác về giao lƣu tinh thần của gia đình Công giáo với ngƣời ngoại đạo là trong hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc, giáo dân cùng với lƣơng dân đoàn kết với nhau đánh đổ kẻ thù, bảo vệ an toàn cho thôn xóm và đất nƣớc. Đây chính là thời gian “gian khổ có nhau của bà con lƣơng-giáo”. Sau Thƣ chung 1980, với đƣờng hƣớng mục vụ “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, mối quan hệ giữa giáo dân và ngƣời ngoại đạo tốt hơn rất nhiều. Trong những ngày lễ lớn của Công giáo nhƣ lễ Giáng sinh, những ngƣời không Công giáo đến tham dự rất đông vui. Ngƣợc lại, giáo dân ở đây cũng tham dự vào lễ hội làng lƣơng. Khi các gia đình bên lƣơng có chuyện buồn, chuyện vui thì các gia đình giáo dân cũng đến chia buồn hoặc chia vui với gia đình bên lƣơng. Mối quan hệ giữa ngƣời Công giáo và ngƣời ngoại đạo thể hiện rõ trong việc kết hôn. Hiện nay, tỷ lệ kết hôn lƣơng- giáo ở đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng thể hiện sự tự do tín ngƣỡng tôn giáo Điều đó
minh chứng sự giao lƣu tinh thần giữa gia đình Công giáo và cộng đồng là một điều tất yếu.
Việc mở rộng quan hệ quốc tế tạo cơ hội cho các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng có điều kiện tiếp xúc và giao lƣu với thế giới.Tuy nhiên trong quá trình giao lƣu văn hóa do không có sự chọn lọc các sản phẩm tinh thần ở bên ngoài nên ở một số địa phƣơng xảy ra tình trạng du nhập tràn lan, nhất là các loại văn hóa phẩm độc hại làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng.
Mức tiêu dùng tinh thần của gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng đã đƣợc
cải thiện. Do đời sống vật chất và trình độ dân trí đƣợc nâng lên, các gia đình Công giáo đã có điều kiện tiêu dùng các giá trị tinh thần. Nhiều gia đình giáo dân đã mua sắm đƣợc các phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại, đƣợc dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học và công nghệ, đƣợc học tập và tham gia công tác xã hội…Nhiều gia đình Công giáo làm kinh tế giỏi, giúp đỡ các gia đình Công giáo khác vƣơn lên trong lĩnh vực kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các gia đình Công giáo đều có ý thức hƣởng ứng phong trào “toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới”. Chủ trƣơng đa dạng hóa các loại hình đào tạo trong giáo dục đã đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu học tập của học sinh Công giáo.
Qua số liệu điều tra 350 hộ gia đình Công giáo ở giáo xứ Quần Liêu ở Nghĩa Hƣng-Nam Định, giáo xứ Kim Thành ở Xuân Trƣờng-Nam Định, giáo xứ Sa Châu ở Giao Thủy-Nam Định, tất cả các gia đình đều có ti vi, họ đều theo dõi các chƣơng trình thông tin, thời sự trên phƣơng tiện thông tin đại chúng[61, tr.12]. Nhƣng nếu thời gian phát sóng những chƣơng trình này trùng với thời gian đi lễ thì hầu hết các gia đình Công giáo tham gia đi lễ rất đều đặn. Ngoài việc tham gia sinh hoạt văn hóa nhƣ những gia đình không Công giáo thì các gia đình Công giáo còn tham gia những hội của ngƣời Công giáo phù hợp với lứa tuổi và sở thích nhƣ hội ca đoàn, hội Mân Côi…
Những hội của ngƣời Công giáo thƣờng có những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thƣờng xuyên trong hoạt động tôn giáo của mình. Chẳng hạn nhƣ hội ca đoàn đều hát Thánh ca hằng ngày trong các buổi lễ và vào các mùa lễ trọng, hội có những tiết mục hát múa để mừng ngày lễ đó. Điều này tạo ra sự khác biệt trong mức tiêu dùng tinh thần của gia đình Công giáo so với gia đình không Công giáo.