Vài nét về địa-văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 30 - 33)

Diện tích của đồng bằng sông Hồng vào khoảng 1.5-1.6 triệu ha (15.000-16.000 km) với dân số 14-15 triệu ngƣời, mật độ trung bình là 900-1000 ngƣời/km [50, tr.8].

Trong Niên giám thống kê (Nxb Thống kê) cho biết sự phân bố các tỉnh, thành theo địa vực: Hiện nay, đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, thành: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Theo tác giả Vũ Tự Lập cho biết, vùng đồng bằng sông

Hồng có lịch sử hình thành và quá trình khai thác đƣợc phân thành 3 vùng địa văn hóa nhƣ sau:

Vùng địa-văn hóa thềm phù sa cổ: Gồm 2 tiểu vùng chính đó là đất tổ Vĩnh Phúc (Phú Thọ) ngày nay và Kinh Bắc-Hà Bắc (Bắc Ninh ngày nay). Vùng đất này có chiều dài lịch sử về quá trình hình thành dân tộc Việt với đất tổ Vĩnh Phúc, đó là truyền thuyết về Hùng Vƣơng, truyền thuyết về Tản Viên, truyền thuyết Hai Bà Trƣng gắn với các địa danh, nghi lễ và phong tục. Tiêu biểu cho sinh hoạt các lễ hội ở tiểu vùng này phải kể đến lễ hội đến Hùng. Hằng năm vào dịp cuối xuân, nhân dân cả nƣớc lại hƣớng về đất tổ, nô nức hành hƣơng, tƣởng niệm các vua Hùng đã có công mở nƣớc và dựng nghiệp lập ra nhà nƣớc Văn Lang cổ đại.

Với tiểu vùng Kinh Bắc-Hà Bắc (Bắc Ninh ngày nay) là nơi văn hóa đƣợc giao lƣu và phát triển. Nơi đây có nhiều ngành, nghề thủ công phát triển: nghề gốm Thổ Hà, nghề rèn Đa Hội, nghề làm giấy Phong Khê. Với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội đã tạo ra những nét văn hóa Kinh Bắc độc đáo. Sinh hoạt quan họ gắn với lễ hội, nhất là hội chùa, hội đình, hội mở đầu xuân nhƣ hội Lim, hội Đình Bảng, hội chùa Phật Tích. Kinh Bắc còn là vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều nhà trí thức nổi tiếng nhƣ Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Huyền Quang.

Vùng địa văn hóa châu thổ trung tâm: Với tiểu vùng Thăng Long-Hà Nội nằm dọc phía Bắc, tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng, tiểu vùng tả ngạn sông Thái Bình, của ngõ phía đông đồng bằng sông Hồng, trên địa phận Hải Dƣơng và Hải Phòng.

Tiểu vùng Thăng Long-Hà Nội, là vùng trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nƣớc trong tiến trình lịch sử. Nơi đây có những làng nghề, phƣờng nghề nổi tiếng nhƣ tranh Hàng Trống, gốm Bát Tràng, giấy gió Bƣởi, dệt Vạn Phúc, làng trồng hoa Nhật Tân, Nghi Tàm. Vùng đất này là nơi hội tụ của nhiều nhân tài trên khắp đất nƣớc nhƣ Lý Công Uẩn, Chu Văn An, Lê Lợi…Ngoài ra, nơi đây cũng ẩn dấu những di tích

văn hóa tiêu biểu là tứ trấn Thăng Long, chùa bà Tấm, Văn Miếu. Sự phồn thịnh của tiểu vùng kinh kỳ đã tạo ra những nét văn hóa riêng làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng có nhiều di tích nổi tiếng với kiến trúc cổ kính nhƣ chùa Trầm, chùa Đại Bi, chùa Đa Sĩ, chùa Thầy, chùa Tây Phƣơng, chùa Trăm Gian. Vùng này có một số nghề thủ công nổi tiếng nhƣ nghề thêu, dệt và pháo.

Phía tả ngạn sông Hồng đƣợc phát triển mạnh từ đầu công nguyên, với hệ thống giao thông thủy thuận lợi nên các nhà buôn Ấn Độ đã vào nƣớc ta và nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế về các mặt hàng nông sản, lâm sản và thủ công. Các nghề truyền thống của tiểu vùng này là nghề đồng Đại Bái, rèn Quảng Bố. Đặc biệt, nổi tiếng ở tiểu vùng này là trung tâm Phật giáo Luy Lâu lớn nhất nƣớc ta một thời.

Tiểu vùng Hải Đông, là châu thổ sông Thái Bình, cửa ngõ phía đông của đồng bằng sông Hồng. Cảng Hải Phòng là cảng quan trọng của miền Bắc nƣớc ta, các nghề thủ công khá phát triển: Dệt vải, lụa, thêu, nghề làm chiếu, nghề mây tre đan. Các di tích tiêu biểu của vùng này có đình Nhân Lý (Nam Sách), đình Hàng Kênh, chùa Dƣ Hàng, đền thờ bà Lê Chân (Hải Phòng). Văn hóa vùng này thể hiện qua các lễ hội tiến hành các lễ thức cúng Thủy Thần và tế thần của cƣ dân nông nghiệp và ngƣ dân ven biển. Tiêu biểu là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.

Vùng địa văn hóa duyên hải, là phần châu thổ hiện đại, vì đƣợc khai phá muộn bắt đầu từ thời Trần. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp nhƣ nghề dệt làng Nguyễn, nghề Chạm bạc ở Đồng Sâm. Các cây công nghiệp nhƣ cây dâu, bông, gai, mía, thuốc lào. Có nhiều các di tích lịch sử nhƣ: Chùa Keo, chùa Cổ Lễ và đi kèm với các lễ hội đó là các chiếu chèo và nghệ thuật múa rối nƣớc. Tiêu biểu là rối làng Nguyễn, chèo làng Khuốc (Đông Hƣng), chèo Sáo Dền (Vũ Thƣ).

Nét văn hóa độc đáo hơn cả là sự phá triển đạo Công giáo ở vùng này. Năm Nguyên Hòa Nguyên Niên đời vua Lê Trang Tông (1533) đã có những giáo sỹ vào giảng đạo Gia Tô ở làng Ninh Cƣờng, Quần Anh ở huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Đến thế kỷ XVIII, đạo Công giáo đã phát triển mạnh trong vùng, tiêu biểu là những trung tâm Công giáo nhƣ Bùi Chu, Phát Diệm, các nhà thờ lớn nhƣ nhà thờ Ninh Cƣờng, nhà thờ Phú Nha, nhà thờ Phát Diệm.

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 30 - 33)