Việc xác định nội dung khái niệm đời sống tinh thần của xã hội là xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu khoa học và của hoạt động thực tiễn. Chuẩn xác hóa các khái niệm và phạm trù là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu, phân tích các lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội nói chung và đi sâu nghiên cứu đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo nói riêng.
Xét về quá trình hoạt động tinh thần, đời sống tinh thần của xã hội vận động và phát triển đƣợc biểu hiện qua các yếu tố: Hình thành nhu cầu tinh thần, hoạt động sản xuất tinh thần, giao lƣu tinh thần và tiêu dùng tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, so với hoạt động sản xuất vật chất, trong hoạt động tinh thần thƣờng nhu cầu tinh thần nảy sinh trƣớc, là tiền đề ban đầu của sự phát triển tinh thần, đồng thời là động lực thúc đẩy sản xuất tinh thần. Song sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyết định cho phân phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò tác động trở lại sản xuất tinh thần.
Nhu cầu tinh thần của con ngƣời bao gồm các nhu cầu học tập và nhận thức thế
giới, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp…các nhu cầu này phụ thuộc trực tiếp vào sản xuất tinh thần, gián tiếp vào nhu cầu và sản xuất vật chất, vào chế độ chính trị xã hội, vào năng lực nhận biết và cảm thụ sản phẩm tinh thần cùng trình độ thƣởng thức các giá trị tinh thần.
Nếu nhu cầu vật chất về cơ bản bị quy định bởi cấu trúc sinh học của con ngƣời nên là hữu hạn, thì nhu cầu tinh thần lại trực tiếp phụ thuộc vào khả năng ý thức và nhận thức của con ngƣời, do đó là vô hạn. Con ngƣời là chủ thể của hoạt động sáng tạo luôn có khát vọng vƣơn tới các giá trị chân-thiện-mỹ, do đó xét về mặt không gian quy mô và tính đa dạng các nhu cầu) và thời gian (từ quá khứ đến tƣơng lai) nhu cầu tinh thần không bị hạn chế. So với các nhu cầu khác, nhu cầu tinh thần có những nét đặc thù: Nhu cầu tinh thần liên quan chặt chẽ đến trình độ nhận thức và tâm trạng của chủ thể không bị hạn chế bởi chất lƣợng và số lƣợng, nó không đơn thuần là sự hƣởng thụ mà còn có nhu cầu sáng tạo. Con ngƣời không chỉ thỏa mãn với những giá trị tinh thần do ngƣời khác tạo ra, thông qua sự hƣởng thụ các nhu cầu tinh thần kích thích con ngƣời tự sáng tạo ra thông qua các giá trị mới. Nhu cầu tinh thần không chỉ tác động trong phạm vi đời sống tinh thần mà tác động cả trong quá trình sản xuất vật chất, dƣới dạng các tác nhân kích thích về giá trị đạo đức hƣớng con ngƣời tới lao động sáng tạo ngày một tốt hơn.
Sản xuất tinh thần, là cơ sở cho toàn bộ hoạt động tinh thần. Cùng với hoạt động
sản xuất vật chất, con ngƣời tiến hành sáng tạo ra các tƣ tƣởng, quan điểm, khái niệm, tri thức khoa học, nghệ thuật để đáp ứng nhu cầu của chính bản thân con ngƣời và xã hội.
Sản xuất tinh thần suy cho cùng phụ thuộc vào sản xuất vật chất, nhƣng nó có vai trò độc lập tƣơng đối. Tính độc lập tƣơng đối này thể hiện trong việc phản ánh đời sống vật chất, lại vừa thể hiện trong quá trình hoạt động tinh thần, nên không thể quy nó trở
về chức năng của sản xuất vật chất, càng không thể đối lập hoặc đồng nhất giữa chúng với nhau. Giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần có quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất xã hội.
Sản xuất tinh thần trong mỗi giai đoạn lịch sử đều do những điều kiện vật chất của xã hội, do tính chất của xã hội quyết định. C.Mác từng nói: “Lịch sử tƣ tƣởng chứng minh cái gì nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất” [10, tr.62]. C.Mác và Ph Ăngghen còn cho rằng: “Trong mọi thời đại, những tƣ tƣởng của giai cấp thống trị là những tƣ tƣởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lƣợng thống trị trong xã hội thì cũng là lực lƣợng tinh thần thống trị xã hội. Giai cấp nào chi phối những tƣ liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tƣ liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tƣ tƣởng của những ngƣời không có tƣ liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị chi phối” [10, tr.66]. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, kho tàng văn hóa dân gian có những hình thức sáng tạo đa dạng và phong phú của nhân dân lao động gắn liền với cuộc sống đời thƣờng của họ, thể hiện những tâm tƣ, khát vọng của con ngƣời cũng góp phần sáng tạo ra các giá trị tinh thần.
Giao lưu tinh thần là hoạt động trao đổi tƣ tƣởng quan niệm về kiến thức, tình
cảm…trên cơ sở hiểu biết, học hỏi và gây ảnh hƣởng nhau trong quá trình giao lƣu, nhằm tiếp thu những giá trị tinh thần thiết thực của mỗi chủ thể.
Giao lƣu là điều kiện để con ngƣời tồn tại. Trong đời sống tinh thần, nhu cầu giao tiếp không ngừng đƣợc tăng lên thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, từ quá khứ đến hiện tại và cả tƣơng lai. Sự giao lƣu tinh thần giữa mọi ngƣời đƣợc thể hiện bằng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngôn ngữ và tiếng nói, các phƣơng tiện kỹ thuật để tích trữ và truyền tải thông tin, đặc biệt là các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Hai hình thức này đều có vai trò ngang nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại và bổ xung cho nhau. Giao lƣu tinh thần không chỉ đơn giản là sự
tiếp nhận, chấp nhận mà là sự trao đổi có chọn lọc, phê phán mang tính kế thừa và phát triển các giá trị tinh thần, trong đó chứa đựng cả cảm xúc và tình cảm của các chủ thể giao lƣu.
Tiêu dùng tinh thần là quá trình hấp thụ những giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu
cầu tinh thần của con ngƣời. Những giá trị tinh thần đƣợc để lại dƣới dạng tiềm năng của chính ngƣời tiêu dùng, nên việc cảm thụ, hƣởng thụ các giá trị tinh thần đã mở ra khả năng sáng tạo và phát triển toàn diện của con ngƣời, đồng thời tạo ra các động lực để kích thích sản xuất tinh thần. Con ngƣời tiếp cận những giá trị tinh thần thông qua lăng kính kinh nghiệm sống của mình gắn với lý trí và tình cảm, với thế giới nội tâm con ngƣời. Vì thế, trong chừng mực nhất định tiêu dùng tinh thần cũng chính là sản xuất tinh thần. Một sản phẩm vật chất cho tiêu dùng vật chất đƣợc nhiều ngƣời cảm thụ thì phần tiêu dùng, cảm thụ của nhiều ngƣời sẽ theo hƣớng giảm đi. Còn một sản phẩm tinh thần lại theo hƣớng tăng lên, tự sinh ra giá trị mới. Càng nhiều ngƣời cảm thụ sản phẩm tinh thần thì giá trị và ý nghĩa của sản phẩm tinh thần đó càng tăng lên, không giảm đi, càng không chỉ tiêu dùng một lần mà nhiều khi nó tiêu dùng nhiều lần hoặc thậm chí còn sống mãi với thời gian, lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc tiêu dùng các giá trị tinh thần đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhƣng chủ yếu thông qua các thiết chế văn hóa, nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa, bảo tang, thƣ viện, rạp hát…Các thiết chế này có khả năng phổ biến các giá trị tinh thần và đinh hƣớng cho mọi ngƣời cảm thụ đƣợc những giá trị tinh thần mà nó cung cấp.
Nâng cao trình độ và mức độ phạm vi tiêu dùng các giá trị tinh thần là rất cần thiết nhƣng đây là quá trình lâu dài và phức tạp, không chỉ có trình độ học vấn là cảm thụ đƣợc tất cả, nó đòi hỏi con ngƣời phải có ý thức tự giác, sự ham muốn học hỏi và khả năng nhận biết tri thức, trình độ xử lý thông tin và tích cực sáng tạo trong các cải biến xã hội.
Trong nghiên cứu đời sống tinh thần của xã hội, các nhà khoa học đã phân chia lĩnh vực tinh thần theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu của từng chuyên ngành, có khi trong một chuyên ngành cũng có những quan điểm khác nhau, điều đó chứng tỏ rằng các lĩnh vực tinh thần và đời sống tinh thần là rất phức tạp và đa dạng, cho nên sự phân chia các lĩnh vực tinh thần trong đời sống tinh thần của xã hội chỉ mang tính chất tƣơng đối. Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của đề tài, với tính chất là một hệ thống đang vận động và biến đổi, đời sống tinh thần của gia đình Công giáo
ở đồng bằng sông Hồng hiện nay được xem xét ở các lĩnh vực: tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục đạo đức, lối sống, nghệ thuật. Cách phân chia này vừa phản ánh về mặt ý
thức hệ, vừa phản ánh về mặt thực tiễn của đời sống tinh thần. Mỗi lĩnh vực, đều trải qua quá trình hình thành nhu cầu tinh thần, hoạt động sản xuất tinh thần, giao lƣu tinh thần và tiêu dùng tinh thần.
Từ sự phân tích về quá trình hoạt động tinh thần có thể đi đến kết luận đời sống tinh thần là toàn bộ quá trình hình thành nhu cầu, hoạt động sản xuất, giao lưu và tiêu dùng tinh thần, là sự tổng hòa của các lĩnh vực tinh thần, thể hiện mối quan hệ của con người về cuộc sống và khát vọng sáng tạo để vươn tới đỉnh cao các giá trị chân-thiện- mỹ, nó vừa phản ánh, vừa tác động tích cực trở lại đời sống vật chất và đời sống chính trị-xã hội.