Trải qua trên 2000 năm lịch sử, đạo Công giáo có khả năng tạo ra hệ thống nghệ thuật thông qua hoạt động các lễ nghi tôn giáo, làm phƣơng tiện khẳng định tƣ tƣởng đạo Công giáo. Trong các tác phẩm mang tính thuần túy tôn giáo, nếu loại bỏ yếu tố tôn giáo thì nó cho ta những giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Ví dụ: Kinh thánh-nền tảng cơ bản của đạo Công giáo đã tiếp thu toàn bộ nền văn học dân gian vùng Trung Đông gồm: các tục ngữ, ngạn ngữ, thần thoại, thơ ca dân gian. Kinh Thánh không chỉ có ý nghĩa về tôn giáo mà còn có giá trị lớn trong văn chƣơng, lịch sử và khảo cứu. Nó đã đƣợc dịch ra 2.123 ngôn ngữ và thổ ngữ, đƣợc xem là tác phẩm nổi tiếng thế giới đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới.
Văn hóa-nghệ thuật Công giáo xâm nhập vào đời sống hằng ngày của các gia đình Công giáo. Nó là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, nó trở thành sinh hoạt đời thƣờng của các thành viên trong gia đình Công giáo. Biểu hiện:
Văn hóa Công giáo đóng góp cho nền nghệ thuật dân tộc những giá trị nghệ thuật kiến trúc hết sức mới mẻ. Đó là kiến trúc nhà thờ, vốn chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ XVI. Kiến trúc nhà thờ Công giáo khá đa dạng về hình thức, có các phong cách kiến trúc nhƣ: phong cách châu Âu, phong cách châu Âu giản thể, phong cách “hỗn hợp” và phong cách dân tộc. Nhà thờ theo phong cách châu Âu có lối kiến trúc Gôtích, với hình
tiêm, vòm mái, mô hình tháp chuông nhọn, trang trí họa tiết lấy từ nhà thờ châu Âu. Một số nhà thờ ở các vùng quê ở đồng bằng sông Hồng cũng xây dựng theo phong cách châu Âu, song quy mô nhỏ, vòm mái đơn giản và đã giản tiện nhiều chi tiết. Một số nhà thờ có hình dáng mang dáng dấp kiến trúc châu Âu nhƣng bên trong lại đƣợc thiết kế theo phong cách truyền thống của dân tộc. Nhà thờ có phong cách “thuần Nam” đặc trƣng với tam quan gần giống với tam quan của chùa Phật giáo, kiến trúc sƣờn nhà là các bộ vì đƣợc thiết kế theo kiến trúc nhà gỗ truyền thống, cũng có khi hai hàng cột con đƣợc làm trống để tạo sự thông thoáng, một số nhà thờ vách cung thánh còn đƣợc làm bằng gỗ và sơn son thiếp vàng. Ở đồng bằng sông Hồng, nhà thờ tiêu biểu cho phong cách kiến trúc dân tộc là nhà thờ chính tòa Phát Diệm (hay còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Có thể nói nhà thờ chính tòa Phát Diệm là quần thể kiến trúc tiêu biểu cho sự giao thoa, kết hợp hài hòa tinh tế giữa kiến trúc nhà thờ phƣơng Tây và kiến trúc truyền thống của dân tộc. Nhà thờ Công giáo có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo nói chung và gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng. Nó là trung tâm trong đời sống tinh thần bởi đây là nơi sinh hoạt tôn giáo, sáng sáng, chiều chiều các gia đình cùng nhau đi lễ ở nhà thờ. Tại nhà thờ, giáo dân không chỉ sinh hoạt đạo mà còn gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tâm tƣ, tình cảm…Do đó, nhà thờ Công giáo là chất xúc tác tăng cƣờng sự đoàn kết giữa những giáo dân với nhau.
Di sản văn học Công giáo khá phong phú, nổi bật là những tác phẩm sáng tác theo loại ca, vè, vãn. Đó là những tác phẩm có nội dung lấy từ Kinh thánh, kinh lễ, nghi lễ, hạnh tích các thánh và đƣợc sáng tác theo lối văn vần cho dễ thuộc, dễ nhớ. Các tác phẩm ca, vè, vãn Công giáo phần nhiều là khuyết danh, hoặc lúc đầu có ghi tên tác giả nhƣng khi lƣu truyền đƣợc quần chúng sửa chữa, biến cải theo cách nghĩ, cách nói của họ nên trở thành khuyết danh và có nhiều dị bản. Bên cạnh ca, vè, vãn, nói đến văn học
Công giáo không thể không nói đến hình thức “văn chƣơng thông tấn”. Các tác phẩm văn học này lấy nguồn cảm hứng từ giáo lý Công giáo, đƣợc sáng tác theo hình thức “tân văn” và đăng tải trên các báo chí Công giáo. Nhƣ vậy, văn học Công giáo Việt Nam cũng đạt đến độ nhuần nhị nhất định. Sự phát triển của nó trong bốn thế kỷ qua đã để lại lớp “sa bồi” khá dày dặn, góp phần vào nền văn học nƣớc nhà một di sản văn hóa mang hƣơng sắc thánh thiện và hết sức độc đáo.
Trong đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng chúng ta không thể không nhắc tới âm nhạc. Âm nhạc là nghệ thuật chuyên sử dụng âm thanh với cơ cấu giai điệu, âm điệu, nhịp điệu, âm sắc, cƣờng độ…đƣợc phát ra từ giọng nói con ngƣời hoặc các công cụ nhân tạo đặc thù (nhạc cụ), để biểu đạt cảm xúc, tình cảm, hình tƣợng thẩm mỹ. Với những đặc trƣng trên, âm nhạc có lợi thế lớn trong việc truyền tải tƣ tƣởng, giáo lý đến tín đồ. Đạo Công giáo là tôn giáo rất chú trọng đến việc dùng âm nhạc để thể hiện và chuyền tải đức tin, giáo lý đến tín đồ. Đạo Công giáo thừa hƣởng di sản nghệ thuật thanh sắc của nền văn minh Trung Cận Đông cổ xƣa, trong quá trình phát triển còn tiếp thu những giá trị âm nhạc của nền văn minh phƣơng Tây nên có bề dày truyền thống âm nhạc. Âm nhạc Công giáo nổi bật với bình ca, có ảnh hƣởng sâu đậm đến nền âm nhạc của thế giới. Chính âm nhạc thính phòng giao hƣởng bắt nguồn từ thánh nhạc của nhà thờ. Khi vào Việt Nam, Công giáo mang theo di sản Thánh ca mà nó tích lũy đƣợc ở phƣơng Tây, tạo ra một nét mới, độc đáo trong nền âm nhạc dân tộc. Thánh ca là những ca khúc đƣợc sáng tác nhằm mục đích bổ trợ cho việc phụng vụ nhƣ tôn vinh Chúa, “thánh hóa” con ngƣời. Một thời gian dài, nhà thờ Công giáo chỉ sử dụng các Thánh ca bằng tiếng nƣớc ngoài (tiếng La tinh, tiếng Pháp) có sẵn từ phƣơng Tây. Đến năm 1943-1944, bắt đầu xuất hiện những bản Thánh ca đƣợc dịch ra tiếng Việt và theo âm điệu của các điệu hát cổ. Cũng từ đó, các nhạc sỹ Công giáo đã sáng tác rất nhiều bài Thánh ca Việt Nam. Ở những bài Thánh ca này, lời ca vẫn toát lên tinh thần của
Kinh thánh và các nguồn mạch phụng vụ nhƣng giai điệu và ngôn từ đã mang tính dân tộc đậm đà. Nhìn chung, giai điệu tiết tấu dùng trong Thánh ca đơn giản, dễ hát, dễ thuộc nên dễ phổ biến rộng rãi. Thánh ca đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống tinh thần của ngƣời Công giáo nhƣ đi lễ ở nhà thờ cũng hát Thánh ca, kết thúc buổi cầu nguyện tại gia cũng hát Thánh ca, ngày giỗ, ngày lễ Công giáo đều không thể thiếu những bài Thánh ca.
Khi đến nhà thờ, trang phục của tín đồ nữ khi đi lễ luôn là tà áo dài truyền thống của ngƣời Việt Nam. Cách bài trí các ảnh, tƣợng Chúa, Đức mẹ Maria, các thánh tông đồ ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà thể hiện không gian nghệ thuật Công giáo rất đặc sắc. Nhất là vào những dịp Giáng sinh, trong các gia đình Công giáo có tái hiện lại những khoảnh khắc trong cuộc đời của Chúa Giêsu trong phòng khách của gia đình. Các thành viên trong gia đình Công giáo tham gia vào các hội đoàn của giáo xứ, những hội đoàn này có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm màu sắc tôn giáo nhƣ hát Thánh ca vào các ngày lễ thƣờng ngày và có các tiết mục hát-múa khác vào những ngày lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ hay những mùa (mùa Phục sinh, mùa Chay, mùa Giáng sinh, mùa Vọng, mùa Thƣờng niên)…
Bên cạnh những mặt tích cực, đạo Công giáo cũng có nhiều mặt hạn chế trong quan hệ với văn hóa, nhƣ việc lan truyền những tiên tri về ngày tận thế trong Kinh Thánh, ngày phán xét cuối cùng của Chúa… làm cho một bộ phận gia đình ngƣời Công giáo có tâm lý an phận, thủ thƣờng. Hay hiện tƣợng một số ngƣời lợi dụng tôn giáo đề gây mất an ninh trật tự. Đó là những việc làm cần đƣợc xem lại một cách nghiêm túc.
Ở đồng bằng sông Hồng cũng nhƣ ở Việt Nam, cho đến nay đạo Công giáo chƣa phải đã lan truyền rộng khắp, mà chỉ xâm nhập, tồn tại ở một số vùng dân cƣ, cho nên nó chƣa phải là yếu tố làm thay đổi cơ cấu văn hóa vùng. Yếu tố văn hóa của đạo Công
giáo trong đời sống tinh thần gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng góp phần đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình xâm nhập, tồn tại và phát triển của đạo Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, nó đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, nên tính văn hóa của đạo Công giáo ít đƣợc mọi ngƣời thấy đƣợc. Vì vậy, nói đến đạo Công giáo một bộ phận dân cƣ nhận thức còn hạn chế thƣờng xem nó là phi văn hóa.
Nhƣng thái độ của chúng ta đối với Công giáo luôn có cái nhìn hết sức văn hóa, không bài xích, phù họa với những luận điệu kích động những mặt trái của đạo Công giáo một cách thiếu văn hóa, chẳng hạn nhƣ vấn đề “Sáng thế” trong Kinh thánh là phi khoa học, nhƣng về phƣơng diện văn hóa thì nó còn có tác dụng nhiều mặt đối với giáo dục luân lý. Nếu trong giao lƣu quốc tế, chúng ta muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế giới thì sự xâm nhập giữa các nền văn hóa khác nhau là điều không tránh khỏi. Vì vậy, chúng ta cần có sự chắt lọc, kế thừa các giá trị văn hóa Công giáo, nhằm làm giàu văn hóa dân tộc. Nhƣ nội dung Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cơ bản trong sự nghiệp văn hóa ở nƣớc ta là “Xây dựng và phát triển thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con ngƣời Việt Nam về tƣ tƣởng, đạo đức, tâm hồn tình cảm, lối sống, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội” [25, tr.110]
Tóm lại, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng. Nó mang đậm thế giới quan tôn giáo trong đời sống tinh thần gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng. Sự tồn tại và phát triển của sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật trong đời sống gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng đã góp phần bảo lƣu, phát triển những giá trị nghệ thuật truyền thống, đồng thời làm phong phú nền nghệ thuật dân tộc hiện nay. Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật trong đời sống tinh thần gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cần lƣu ý: đạo Công giáo do có mối liên kết với chính trị nên nó luôn là vấn đề nhạy cảm, nhất là khi có yếu tố không lành mạnh tác động từ bên ngoài, khi có các
hành vi của các thế lực phản động lợi dụng vì những ý đồ xấu. Trong điều kiện đó, nó sẽ trở thành ngòi nổ gây mất ổn định chính trị-xã hội, ảnh hƣởng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nên khi xem xét đời sống tinh thần của gia đình ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, chúng ta cần thiết phải xem xét trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tôn giáo và đời sống xã hội của gia đình Công giáo.