Đặc trưng đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 33 - 43)

văn hóa riêng của từng vùng, là nơi giao thoa giữa các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa vùng này là một chỉnh thể không gian văn hóa mà sự đa dạng và phong phú của các tiểu vùng văn hóa đã dựng nên. Sắc thái văn hóa đó thể hiện qua đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cụ thể nó biểu hiện qua đời sống gia đình truyền thống của ngƣời Việt.

1.2.3 Đặc trưng đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng Hồng

Đặc trƣng đời sống tinh thần gia đình ngƣời Công giáo biểu hiện rõ nhất trong tín ngƣỡng tôn giáo và sắc thái văn hóa truyền thống. Nó thực hiện chức năng cố kết cộng đồng và phân biệt với gia đình ngƣời Công giáo với gia đình không Công giáo.

Thứ nhất, về tín ngưỡng, tôn giáo

Về tôn giáo: Công giáo là tôn giáo độc thần. Tín lý Công giáo là chỉ thờ một Thiên Chúa ba ngôi. Do đó, trong sinh hoạt tôn giáo của gia đình Công giáo nói chung và gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng đều tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, còn các đấng thuộc về Thiên Chúa chỉ là tôn kính. Nhƣ vậy, niềm tin chủ đạo của giáo dân là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Chỉ có Thiên Chúa có quyền năng thƣởng phạt. Đức bà Maria cùng các Thánh chỉ tôn kính và các đấng không có quyền

năng thƣởng phạt mà chỉ là ngƣời chuyển tiếp lời cầu xin của tín đồ lên Thiên Chúa mà thôi.

Đối với gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, đạo Công giáo là tôn giáo chi phối đời sống tinh thần của họ. Từ khi sinh ra đến khi mất đi, niềm tin tôn giáo luôn ăn sâu bám rễ trong tâm hồn của mọi tín đồ Công giáo. Biểu hiện ở niềm tin tôn giáo và thực hành các nghi lễ Công giáo. Thế giới quan Kitô giáo soi chiếu mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần, nó tạo ra sự khác biệt giữa gia đình Công giáo và gia đình không Công giáo. Từ những sinh hoạt đời thƣờng đến những phong tục tập quán, do thế giới quan Kitô giáo quy định nên đời sống tinh thần của gia đình Công giáo có những nét rất đặc thù. Qua tìm hiểu phong tục, tập quán trong gia đình Công giáo sẽ thấy rõ điều này.

Thứ hai, về phong tục, tập quán của gia đình người Công giáo

Đạo Công giáo truyền bá vào Việt Nam đã có sự hội nhập văn hóa truyền thống, nhờ đó mà nó có sức sống mãnh liệt. Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số phong tục nhƣ cƣới hỏi (hôn nhân), ma chay.

Lễ cưới-Hôn nhân Công giáo

Trong cuộc đời con ngƣời việc kết hôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đối với ngƣời Công giáo thì hôn nhân còn quan trọng hơn vì họ không chỉ làm tròn bổn phận bên đời mà còn phải giữ trọn đời sống đạo. Đối với ngƣời Công giáo hôn nhân là “Bí tích Chúa Giê su lập ra để kết hợp hai ngƣời tín hữu, một nam, một nữ, thành vợ chồng trƣớc mặt Thiên Chúa và Hội Thánh, cùng ban ơn giúp họ sống xứng đáng ơn gọi của mình” [49, tr.24]. Đặc tính của hôn nhân Công giáo là đơn nhất (một vợ, một chồng) và bất khả phân ly (là trung thành, yêu thƣơng nhau trọn đời). Đặc tính hôn nhân của

ngƣời Công giáo hết sức tiến bộ so với các chế độ hôn nhân trƣớc trong lịch sử. Khi đạo Công giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam, để tồn tại và phát triển, đạo Công giáo buộc phải hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc. Do đó, trong hôn nhân ngƣời Công giáo chia làm hai phần rõ rệt là nghi thức phần đạo và nghi thức phần đời. Phần đời về cơ bản không khác so với nghi thức hôn nhân của ngƣời không Công giáo bao gồm các lễ: lễ chạm ngõ, lễ vấn danh, lễ ăn hỏi, lễ xin cƣới, lễ nạp tài, lễ cƣới. Đối với ngƣời Công giáo kết hôn có giá trị khi họ lãnh nhận bí tích Hôn phối theo luật Hội thánh. Hôn nhân Công giáo khác với hôn nhân bên lƣơng là có phần Thánh lễ diễn ra ở nhà thờ. Tuy nhiên, để thực hành đƣợc Bí tích Hôn phối phải có thời gian chuẩn bị kỹ lƣỡng: Khi đôi nam nữ và hai bên gia đình nhất trí về mối quan hệ của đôi bạn trẻ, họ đến nhà thờ biên tên và định ngày cƣới, sau đó đôi nam nữ phải học giáo lý hôn nhân trong vòng 6 tháng. Mục đích của việc học giáo lý hôn nhân là để giúp đôi bạn trẻ hiểu đƣợc ý nghĩa, đích thực của tình yêu , biết đƣợc trách nhiệm cũng nhƣ quyền lợi và nghĩa vụ sau khi lập gia đình. Sau khóa học họ phải tham dự kỳ kiểm tra, nếu đạt yêu cầu mới đƣợc kết hôn. Sau khi học xong nếu họ đồng ý kết hôn mà không mắc phải những ngăn trở tiêu hôn không nhƣ: thiếu tuổi, bất lực, do chức Thánh, do cƣỡng ép, do huyết tộc… thì đƣợc linh mục tổ chức cho đôi nam nữ nhận phép Bí tích Hôn phối tại nhà thờ. Bí tích Hôn phối đƣợc thực hiện đúng nhƣ quy định của Giáo hội. Khi đã tiến hành xong nghi thức tại nhà thờ, hôm sau đôi tân hôn thực hiện nghi thức phần đời. Thực hiện nếp sống mới, việc tổ chức ăn uống tại các xứ đạo cũng đơn giản hơn trƣớc. Hôn nhân đƣợc tổ chức trang trọng, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, không phô trƣơng, lãng phí.

Trƣớc Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo không đƣợc kết hôn với ngƣời ngoại đạo, nhƣng sau công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo đƣợc phép kết hôn với ngƣời ngoại đạo và tỷ lệ ngày càng tăng cao hơn. Tỷ lệ hôn nhân lƣơng-giáo tại các xứ, họ đạo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, hôn nhân với

những ngƣời cùng đạo rất đƣợc khuyến khích, hôn nhân lƣơng –giáo không bị cấm đoán nhƣng họ sẽ gặp phải một số khó khăn, nhất là ngƣời bên lƣơng lại là nhà trai. Nếu chàng trai bên lƣơng muốn lấy cô gái bên đạo thì phải thực hiện đƣợc một số quy định ở bên đạo, sau đó mới có thể cƣới cô gái đó. Trƣớc tiên chàng trai phải học giáo lý hôn nhân trong vòng 6 tháng, phải thi đỗ mới đƣợc linh mục chấp nhận làm lễ Hôn phối ở nhà thờ. Học giáo lý hôn nhân là việc bắt buộc, nhƣng học xong có theo đạo hay không lại do ngƣời đó quyết định chứ không bị ép buộc. Trƣờng hợp học xong mà ngƣời đó không theo đạo thì linh mục chỉ làm phép tha cho đôi nam nữ chứ không làm phép cƣới trọng thể ở nhà thờ. Đồng thời ngƣời con trai cũng phải cam đoan để con cái sau này quyết định theo hoặc không theo đạo chú không đƣợc ép buộc chúng theo sự chỉ đạo của mình. Hơn thế, dù bản thân không theo đạo cũng không đƣợc cản trở bạn đời của mình trong việc đạo. Đó chính là thử thách của đôi bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Tại các xứ đạo, họ đạo ở đồng bằng sông Hồng rất nhiều cô gái bên đạo lấy chồng bên lƣơng luôn gặp khó khăn trong lối ứng xử sao cho vẹn cả hai bên. Bởi vì không phải gia đình nào nhà chồng nào cũng tạo điều kiện cho con dâu thực hiện nghĩa vụ của một ngƣời theo đạo. Họ không bắt con dâu bỏ đạo nhƣng cách ứng xử của gia đình chồng khiến con dâu dần dần phai đạo, nhạt đạo. Đây là một thử thách của những cô gái bên đạo muốn lấy chồng bên lƣơng, họ phải cố gắng thƣc hiện đƣợc những tập tục bên nhà chồng, vừa đảm bảo đƣợc đời sống đạo. Trƣờng hợp con trai bên đạo lấy con gái bên lƣơng thì thông thƣờng cô gái sống trong môi trƣờng đạo sẽ gia nhập đạo.

Nhƣ vậy, hôn nhân Công giáo với đặc điểm là đơn nhất và bất khả phân ly, đây là quy định bắt buộc với mọi gia đình Công giáo, nó phù hợp với luật hôn nhân và gia đình ở nƣớc ta, là sự tiến bộ văn minh hơn so với chế độ phong kiến phƣơng Đông xƣa. Vì thế, ở đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ ly hôn ở gia đình Công giáo thấp hơn nhiều so với gia đình không Công giáo. Tuy nhiên, cũng chính quy định này làm cho không ít gia đình lâm vào tình cảnh bất hạnh không lối thoát. Đặc biệt, sự khác biệt về tôn giáo

cũng gây không ít khó khăn cho đôi bạn trẻ đến với nhau và khi lấy nhau dễ gây ra bất hòa trong gia đình.

Lễ an táng

Lễ an táng của ngƣời Công giáo gắn liền với vấn đề thờ cúng tổ tiên, thể hiện truyền thống “uống nƣớc, nhớ nguồn”, tôn kính và biết ơn tổ tiên. Đối với ngƣời Công giáo nói chung và ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng cho rằng: chết không phải là hết mà là bƣớc sang một thế giới mới-thế giới chỉ toàn hạnh phúc bên Thiên Chúa. Chết là về với Chúa, để chấm dứt mọi vất vả, bệnh tật trên trần gian.

Khi một gia đình Công giáo có ngƣời ốm sắp qua đời gọi là “rình sinh thì”, bà con hàng xóm đến hỏi thăm, động viên ngƣời ốm cùng gia đình vƣợt qua. Gia đình ngƣời ốm cho ngƣời thân đến nhà thờ báo cho linh mục để làm lễ Xức dầu cho ngƣời bệnh với ý nghĩa xin Chúa cứu rỗi và để làm tăng sức mạnh cho ngƣời ốm có thể vƣợt qua.

Nếu ngƣời Công giáo qua đời đƣợc gọi là “sinh thì”. Khi đó ngƣời trong gia đình sẽ báo với trƣởng thôn, ban hành giáo xứ và linh mục để cho nhà thờ kéo chuông thông báo là trong xứ đạo, họ đạo có ngƣời qua đời. Thông thƣờng, ở các xứ, họ đạo của ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng khi có ngƣời qua đời, tiếng chuông nhà thờ sẽ rung lên 7 tiếng đối với nam và 9 tiếng đối với nữ. Sau khi tiếng chuông rung lên thì bà con dù đang bận việc gì hay ở ngoài đồng cũng sẽ tạm ngừng công việc trong ít phút để đọc kinh Lạy Cha và hƣớng về phía nhà thờ để thể hiện niềm thƣơng tiếc đối với ngƣời đồng đạo đã qua đời. Sau đó, bà con tự động tới thăm hỏi, chia buồn với gia đình có ngƣời đã khuất. Ở mỗi xứ, họ đạo thƣờng có một cỗ đòn đƣa tang, hiện nay thì dùng xe tang đƣa linh cữu ngƣời chết.

Sau khi làm thủ tục thông báo xong thì gia đình mới đƣợc phát tang, linh cữu ngƣời qua đời đƣợc đặt giữa nhà để tiện cho đoàn thể, họ hàng đến phúng viếng. Tiếp đó đƣa linh cữu ra sân để đọc điếu văn và làm lễ truy điệu. Khi đã hoàn tất các nghi

thức ở gia đình thì đƣa linh cữu vào nhà thờ để làm lễ an táng. Nhiều xứ đạo ở đồng bằng sông Hồng làm lễ an táng trong nhà thờ cho tín đồ qua đời. Tín đồ lỗi đạo khi chết không đƣợc đƣa vào nhà thờ làm lễ an táng mà chỉ đƣợc chôn cất ở góc vƣờn Thánh, nơi bị xem là “mảnh đất bị nguyền rủa”. Tín đồ phạm tội nhẹ đƣợc đƣa vào nhà thờ làm lễ an táng nhƣng quan tài chỉ để gian cuối, hình thức tiến hành đơn giản.

Tuy nhiên, cũng có giáo xứ ở đồng bằng sông Hồng không làm lễ an táng trong nhà thờ mà linh mục đến nhà làm phép xác rồi đƣa đi chôn cất tại nghĩa địa hay vƣờn Thánh của giáo xứ.

Sau lễ an táng, chuông nhà thờ kéo lên một hồi, tiếp đó là đội trống kèn nổi lên. Đó là giây phút giáo dân cùng hội đoàn đƣa thi hài ngƣời qua đời ra vƣờn Thánh hoặc nghĩa địa. Nếu tín đồ ở xa cơ sở thờ tự thì có thể làm nghi lễ đƣa xác tại nhà. Các giáo xứ ở đồng bằng sông Hồng an táng ngƣời qua đời chủ yếu là chôn kim tĩnh (đào sâu, chôn chặt), mộ có thể xây kiên cố. Tuy nhiên, ở một số giáo xứ vẫn có cải táng. Ở giáo xứ Phủ Lý (Thành phố Phủ Lý-tỉnh Hà Nam) chôn kim tĩnh chiếm 71,4%, cải táng chiếm 28,6% [60, tr.5]

Ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng qua đời đƣợc chôn cất riêng ở một nơi gọi là vƣờn Thánh. Ở giữa vƣờn Thánh ngƣời ta dựng một cây Thánh giá. Quanh khu Thánh giá là nơi an táng linh mục, những ngƣời có chức Thánh và trẻ nhỏ đã chịu phép rửa tội mà qua đời. Trong vƣờn Thánh phải chôn cất ngƣời qua đời theo thứ tự, có thể theo họ đạo hoặc theo gia tộc. Ở góc vƣờn Thánh có một khu đất gọi là đất nguyền rủa, an táng những ngƣời lỗi đạo nhƣ tự tử, lấy thêm chồng (vợ) mà không làm phép Bí tích Hôn phối. Hiện nay, đại đa số các vƣờn Thánh ở các xứ đạo ở đồng bằng sông Hồng đều có nhà nguyện. Mục đích là sau khi an táng ngƣời qua đời, ngƣời đƣa đám đến đó nghỉ ngơi, cầu nguyện. Đến ngày lễ các linh hồn (2/11) tín đồ đến đó cầu kinh. Những ngƣời chết vô thừa nhận (chết đƣờng, chết chợ, chết ở bệnh viện) hoặc ngƣời chết bất

đắc kỳ tử không đƣợc đƣa về nhà mà đƣợc đƣa đến nhà nguyện làm phép xác và an táng. Khi cầu nguyện, mọi ngƣời hƣớng về cây Thánh giá ở giữa vƣờn Thánh.

Vấn đề mai táng những đôi vợ chồng lương giáo

Thông thƣờng ngƣời Công giáo đƣợc mai táng ở vƣờn Thánh. Nhƣng đối với cặp vợ chồng một bên đạo, một bên lƣơng khi sống không bị ngăn cách, song khi qua đời lại có nguy cơ không đƣợc an táng cùng nhau. Đây là day dứt của những cặp vợ chồng già có quan hệ lƣơng-giáo. Để khắc phục tình trạng này, một số cặp vợ chồng lƣơng- giáo ăn ở với nhau gần trọn đời thì bên ngoại đạo muốn gia nhập đạo để đƣợc chôn cất cùng nhau trƣớc khi qua đời. Trong trƣờng hợp này, bên ngoại đạo sau khi chịu các phép Bí tích của Công giáo, họ xin phép linh mục để đƣợc “cƣới lại” ở nhà thờ. Hình thức “cƣới lại” này đƣợc tổ chức đơn giản vì nó mang tính thủ tục. Hiện tƣợng này tại các xứ đạo ở đồng bằng sông Hồng không phải là hiếm có.

Ngƣời Công giáo ở đồng bằng sông Hồng tuy không thực hành nghi lễ tƣởng nhớ ngƣời qua đời theo nghi lễ truyền thống của ngƣời Việt nhƣng không vì vậy mà họ không có hình thức tƣởng niệm riêng. Những hình thức tƣởng niệm này dựa trên tập tục cổ truyền nhƣng đƣa nội dung Công giáo vào nhƣ: Ba ngày đi thăm mộ: cầu kinh; 49 ngày: lễ, đọc kinh cầu nguyện; 100 ngày: xin lễ ở nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện. Hằng năm đến ngày giỗ, ngƣời Công giáo thƣờng có hình thức tƣởng niệm ngƣời qua đời bằng hình thức xin lễ ở nhà thờ và tƣởng niệm tại gia. Trƣớc Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo không đƣợc phép thờ cúng tổ tiên, cũng nhƣ thắp hƣơng nhƣng sau Công đồng Vatican II thì ngƣời Công giáo đƣợc phép. Do đó, hầu hết các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng đều lập bàn thờ tổ tiên và thắp nhang, chủ yếu để tỏ lòng biết ơn và kính nhớ tổ tiên chứ không cho rằng tổ tiên có thể trừng phạt hay phù hộ cho con cháu nhƣ lên lƣơng.

Sau một thời gian dài tự mình cô lập với dân tộc, cuối cùng Giáo hội Công giáo cũng thừa nhận thờ cúng tổ tiên và anh hùng liệt sỹ bằng thông cáo ngày 14/6/1965 của Hội đồng giám mục Việt Nam. Từ đây, tục thờ cúng tổ tiên đƣợc đạo Công giáo tiếp thu, gìn giữ và bổ sung những nghi lễ mang đậm sắc thái tôn giáo của mình, làm sâu sắc thêm đạo lý hƣớng về cội nguồn, về những bậc sinh thành của con ngƣời Việt Nam.

Trong các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, việc có con trai không quá quan trọng so với gia đình truyền thống vì trƣớc Công đồng Vatican II, ngƣời Công giáo không đƣợc phép thờ cúng tổ tiên, sau Công đồng Vatican II ngƣời Công giáo đƣợc phép thờ cúng tổ tiên nhƣng dù con trai hay con gái đều bình đẳng trƣớc Chúa. Tuy vậy, trƣớc khi là ngƣời Công giáo, họ là ngƣời Việt do đó tâm lý của các gia đình vẫn thích sinh con trai. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho tỷ lệ sinh con thứ ba ở các gia đình Công giáo cao hơn so với gia đình bên lƣơng. Còn nguyên

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)