Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị tại vùng đồng bào Công giáo ở

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 92 - 98)

Chăm lo xây dựng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào Công giáo nói chung và vùng Công giáo ở đồng bằng sông Hồng nói riêng là một chủ trƣơng lớn trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, đòi hỏi các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng phải quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi muốn nêu lên giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị (HTCT) ở vùng đồng bào Công giáo, tức là muốn đề cập đến HTCT ở các tỉnh, huyện, xã nơi có đông đồng bào Công giáo cƣ trú. Bởi đây là nơi liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, những nhiệm vụ trong phát triển các lĩnh vực của đời sống tinh thần.

HTCT ở vùng có đông gia đình Công giáo đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống những lực lƣợng, những bộ phận có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, là toàn bộ hoạt động chủ thể trong HTCT ở vùng có đồng bào Công giáo tại đồng bằng sông Hồng. Sức mạnh của HTCT chỉ đƣợc phát huy khi hoạt động của cả hệ thống đƣợc định hƣớng chính trị đúng đắn, phù hợp với những điều kiện khách quan. Bất cứ môt lực lƣợng nào, một bộ phận nào hành động chệch khỏi những yêu cầu khách quan thì tính hệ thống sẽ bị phá vỡ, sức mạnh của nhân tố chủ quan bị suy yếu và có khi kìm hãm sự phát triển. Nhất là khi bộ phận lãnh đạo định hƣớng chính trị sai lầm, không xác định rõ mục tiêu và phƣơng hƣớng hành động, thì sẽ làm cho toàn bộ hệ thống mất phƣơng hƣớng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, làm thế nào để phát huy tốt nhất tính tích cực sáng tạo của HTCT nhằm phát triển đời sống tinh thần là một vấn đề cấp thiết. Thực tiễn trong các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng cho thấy, sự chuyển biến về đời sống vật chất và đời sống tinh thần đều gắn liền với kết quả vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào tình hình cụ thể vào địa phƣơng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận – đoàn thể, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ đảng viên ở cơ sở. Lực lƣợng cán bộ này, bao gồm cán bộ lãnh đạo của Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể, đảng viên, đoàn viên. Nếu lực lƣợng này không

đủ mạnh thì cũng đồng thời là sự biểu hiện suy yếu của HTCT ở vùng có đông đồng bào Công giáo. Thiếu lực lƣợng cán bộ, đảng viên và cốt cán vững mạnh thì các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, cũng nhƣ các điều kiện, phƣơng tiện vật chất đầu tƣ cho vùng có đông đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng sẽ không đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và kém hiệu quả. Cho nên, xác định khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định kết quả thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc nói chung, nhiệm vụ phát triển đời sống tinh thần của gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng chính là công tác cán bộ, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

Để nâng cao vai trò của HTCT trong phát triển đời sống tinh thần, thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là làm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nhận thức rõ vai trò, vị trí của đời sống tinh thần trong sự phát triển đời sống xã hội, trong bồi dƣỡng và phát huy nhân tố con ngƣời phục vụ cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Thông qua việc xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể của từng địa phƣơng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận – đoàn thể và từng cán bộ, đảng viên phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển đời sống tinh thần, tạo nên mối quan tâm thƣờng xuyên của xã hội đối với từng lĩnh vực của đời sống tinh thần, làm cho công tác này thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn lực cơ bản cho sự phát triển bền vững. Khắc phục tình trạng hiểu một cách phiến diện, hoặc xem nhẹ vai trò của đời sống tinh thần.

Cùng với nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận – đoàn thể đối với các lĩnh vực đời sống tinh thần.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa đảm bảo cho các lĩnh vực của đời sống tinh thần phát triển theo đúng định hƣớng, vừa đảm bảo quyền tự do, dân chủ trong hoạt động sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị tinh thần. Muốn vậy, phải nâng cao năng lực, trí tuệ của các cấp ủy Đảng và đảng viên đƣợc thể hiện trƣớc hết ở việc ra các Chỉ

thị, Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Các Chỉ thị, Nghị quyết này phải là sản phẩm trí tuệ của tập thể, phản ánh những tâm tƣ, nguyện vọng và những lợi ích căn bản của nhân dân ở địa phƣơng. Hơn nữa, đây cũng là hiện thực hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào cuộc sống, cho nên nó phải sát với tình hình thực tiễn, thƣờng xuyên tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những cách làm tốt để phát huy nhân rộng, uốn nắn những lệch lạc và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh.

Để phát huy năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cấp ủy Đảng phải thƣờng xuyên chăm lo nâng cao trình độ nhận thức, thế giới quan khoa học, tức lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Qua đó, họ hiểu sâu hơn, tin tƣởng vững chắc vào lý tƣởng cộng sản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng vƣợt qua những khó khăn, thử thách. Nhƣ vậy, nhiệm vụ học tập lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, là một tiêu chuẩn để phân loại chất lƣợng đảng viên. Do đó, tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phƣơng, mà các cấp ủy đảng xây dựng kế hoạch phân công các cán bộ đảng viên theo học các lớp học lý luận chính trị ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, cũng tạo mọi điều kiện cho đội ngũ này thƣờng xuyên nắm chắc thông tin tình hình đất nƣớc, đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, tình hình nhiệm vụ cụ thể của từng địa phƣơng.

Để thực sự là chiến sỹ tiên phong, mỗi cán bộ, đảng viên phải gƣơng mẫu, nhất là trên các lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh nêu gƣơng, Bác Hồ đã thƣờng dạy chúng ta rằng: Đảng không những là trí tuệ, danh dự mà còn là đạo đức, văn minh. Ngƣời đảng viên cộng sản phải là tấm gƣơng mẫu mực cho quần chúng noi theo.

Tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc, tổ chức xây dựng và phát triển các lĩnh vực đời sống tinh thần. Các cấp chính quyền, là nơi tiếp xúc hàng ngày với đồng bào

Công giáo ở đồng bằng sông Hồng, nơi thực thi các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc trong đời sống xã hội. Vì vậy nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thể hiện rõ trong kết hợp chỉ đạo chăm lo phát triển các lĩnh vực của đời sống tinh thần, vừa đảm bảo tăng trƣởng kinh tế, vừa nâng cao mức hƣởng thụ các giá trị tinh thần và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Phát triển các lĩnh vực đời sống tinh thần phải tạo ra tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, xây dựng nông thôn mới, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và đời sống.

Thực hiện tốt việc xã hội hóa trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần theo đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nhằm động viên nhân lực, tài lực, vật lực của các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng trong phát triển đời sống tinh thần. Thu hút đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến các giá trị tinh thần, tạo điều kiện cho các giá trị tinh thần của đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng phát triển.

Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đầy khó khăn và phức tạp, bởi vì nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhƣ tƣ tƣởng chính trị, giáo dục, đạo đức, lối sống… liên quan đến chính sách tôn giáo, và là sự đan xen giữa cái mới với cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn nại trong tổ chức thực hiện, không chủ quan nóng vội. Thực hiện tốt phƣơng châm “xây” đi đôi với “chống” và lấy “xây” làm chính.

Nâng cao vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong phát triển đời sống tinh thần. Các tổ chức chính trị - xã hội ở vùng đồng bào Công giáo bao gồm đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… mỗi tổ chức có nhiệm vụ, chức năng và phƣơng thức tổ chức hoạt động cụ thể để tập hợp các tầng lớp nhân dân với những hình thức đa dạng, thông qua đó góp phần thực

thi quyền lực chính trị của nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong phát triển đời sống tinh thần, là nâng cao chất lƣợng phối hợp và thống nhất hành động của các lực lƣợng, tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đời sống tinh thần. Với yêu cầu đó, thì trƣớc hết phải xây dựng quy chế phát huy quyền dân chủ đại diện và quyền dân chủ trực tiếp của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống tinh thần nói riêng. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ở cơ sở. Bảo đảm quyền tự do dân chủ trong hoạt động sáng tạo và hƣởng thụ các giá trị tinh thần, phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của các gia đình Công giáo ở đồng bằng sông Hồng để tạo ra nhiều sản phẩm tinh thần có giá trị nhân văn.

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở tôn trọng quyền làm chủ của mọi công dân, phát huy vai trò của hàng ngũ giáo sỹ, chức việc Công giáo, để họ thực sự làm cầu nối giữa chính quyền và đồng bào Công giáo để tham gia phát triển các lĩnh vực của đời sống tinh thần.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đời sống tinh thần, các bộ phận hợp thành HTCT phải định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, thƣờng xuyên đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động gắn liền với việc đổi mới kinh tế-xã hội vùng đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, HTCT mới vận hành thông suốt và có hiệu lực.

Khi xác định khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại vùng đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng là khâu công tác cán bộ, thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải quy hoạch, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán vững mạnh về mọi mặt, tăng số lượng đội ngũ cán bộ xuất thân từ người Công giáo. Đội ngũ đó phải trung thành với lý tƣởng cộng sản,

chất đạo đức tốt, đủ sức đảm đƣơng các trọng trách tại vùng có đông đồng bào Công giáo ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Để nhận thức hết đƣợc tầm quan trọng của khâu tổ chức nhân sự làm công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, trƣớc hết cần phải nhận thức đƣợc đối tƣợng quản lý. Đó là đội ngũ giáo sĩ, chức sắc, chức việc tôn giáo, đội ngũ này là những ngƣời lo việc đạo, có phẩm chất khác nhau và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại của mỗi tôn giáo.Với đội ngũ giáo sĩ đƣợc đào tạo có hệ thống bài bản là những ngƣời có trình độ học vấn và trình độ thần học cao, yêu cầu đặt ra cho công tác tôn giáo hiện nay, cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao để quản lý, đối thoại. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đang đứng trƣớc yêu cầu phải đƣợc kiện toàn, củng cố và bổ sung cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Một là, cần phân loại đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo để có kế hoạch đào tạo

bồi dƣỡng cụ thể, từ đó có cơ sở định ra tiêu chuẩn đối với cán bộ theo chuyên môn chuyên nghành.

Hai là, cần có chính sách tạo ra sự ổn định cần thiết cho đội ngũ cán bộ đƣợc phân

công trực tiếp làm công tác tôn giáo hiện nay.

Ba là, cần có kế hoạch định suất biên chế cán bộ làm công tác tôn giáo cho cấp cơ

sở và cho một số tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Đảng.

Một phần của tài liệu Đời sống tinh thần gia đình người Công giáo ở đồng bằng sông Hồng hiện nay (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)