KHÔNG THỂ “QUÁ TAM BA BẬN”

Một phần của tài liệu Tâm lý học xã hội (Trang 77 - 78)

II. CÁC NHÓM KỸ NĂNG GIAO TIẾP 1 Kỹ năng ñịnh hướng giao tiếp

BÀI ðỌC THÊM VÂNG! TÔI CÓ LỖ

KHÔNG THỂ “QUÁ TAM BA BẬN”

“Hôm nay bạn nào trực nhật? Gần trống truy bài rồi mà sao không ai quét lớp? Chưa ai lau bảng?” - Tiếng cái Hà lớp trưởng hỏi như quát.

Thằng Minh ñứng lên: “Theo thứ tự thì là bàn tớ, nhưng bàn thằng Quang bị phạt trực nhật là vì thứ bảy chúng nó không giặt giẻ lau bảng”.

Thằng Quang lớn tiếng: ”Bàn tớ phân công cụ thể rồi, ñứa nào quét lớp, ñứa nào lấy nước rửa tay, ñứa nào giặt giẻ lau. Cái Hằng không giặt giẻ lau thì mình nó phải trực nhật lại”. Tôi nhớ ra rồi, cái Hằng bị hỏng xe dọc ñường, nó dắt bộ nên bây giờ chưa tới. Kệ, cho nó bị phạt tuần nữa. Ồn ào một lúc rồi mỗi ñứa chạy một nơi, ñứa chơi, ñứa ôn bài, việc trực nhật cứ bỏ vậy.

Trống hết giờ truy bài vang lên. Chúng tôi ùa vào lớp, lớp chưa quét, cái Hằng cũng chưa tới. Cô giáo chủ nhiệm ñến lớp. Cô hơi nhăn mặt: “Chỉ còn 10 phút nữa là vào lớp sao các em vẫn chưa trực nhật?” Cả lớp ngồi im, cô hỏi cái Hà, nó ñáp: Bàn bạn Minh ạ. Thằng Minh thưa: Bàn bạn Quang ạ, thằng Quang ñứng bật dậy: Phiên bạn Hằng ạ.

À ra vậy. Cô nói khẽ rồi cúi xuống thổi bụi trên mặt bàn giáo viên, ñể cái cặp xuống và ñi ra ngoài. Rất nhanh ñã thấy cô quay lại tay cô cầm cái chổi và tay kia xách xô nước. Cô nói nhanh: “Tất cả các em ñi ra ngoài”. Rồi cô nói thêm “Khẩn trương kẻo trống vào lớp bây giờ”. Cô rẩy nước lên nền lớp và quét rất vội. Chúng tôi nhìn nhau. Cái Hà vội chạy tới: “Cô ñể em quét ạ”. Mấy ñứa chúng tôi cùng chạy tới: ñứa lau bàn, ñứa ñi mượn chổi quét lớp bên cạnh ñể quét cho nhanh. Cô giáo không nói gì bởi vì khi ấy vừa quét xong thì trống vào tiết học.

Suốt cả tuần chúng tôi nơm nớp lo cô “xạc” cho một trận nhưng vẫn không thấy cô nói gì. Mãi tới giờ sinh hoạt thứ bảy, khi nhận xét các hoạt ñộng trong tuần, không thấy cô nói ñến việc ấy, cái Hà mới ñứng lên nhận khuyết ñiểm, cái Hằng cũng nhận lỗi, cô mới nói rất nhỏ: “Cô cũng là thành viên của lớp, các em không làm thì cô làm, ta bình ñẳng mà”. Cả lớp cúi mặt xuống... tôi liếc thấy mắt cô rơm rớm ướt.

Và hôm nay, sau 8 năm trời, tôi ñã học xong cấp 2, cấp 3 và cao ñẳng sư phạm, về công tác cùng một trường với cô, chuyện như lặp lại. Sáng hôm ñó, chúng tôi tới trường, tất cả vào văn phòng chờ tới giờ lên lớp. Chị văn thư nghỉ con ốm nên không có nước uống và không ai quét văn phòng. Bụi bám ñầy, mỗi người lấy một mảnh giấy lau ñủ chỗ mình ngồi và tranh luận phim “Một gia ñình ở Thượng Hải” rất say sưa. Trống vào tiết 1, mọi người lên lớp gần hết, ñể lại mấy mảnh giấy lót chỗ ngồi. Văn phòng còn lại ba người: cô chủ nhiệm cũ, tôi và một thầy giáo trẻ. Cô nhẹ nhàng bảo: “Hai em ra hè ñi”.Và cô cầm cái chổi quét văn phòng. Mặt tôi ñỏ bừng: “Cô ñể em làm ạ”. Cô chỉ lên bàn: “Em rửa hộấm chén ñi kẻo có khách thì ngượng lắm”.Thầy giáo trẻ cũng vội vàng ñi lấy cái ấm ñiện cắm một ấm nước.

Tôi bưng thau chén ñi mà thấy xấu hổ vô cùng. Khi là học trò của cô, bài học ấy tôi tưởng ñã nhớ, vậy mà ñến nay ñã làm thầy, bài học ñạo ñức ñời thường như thế mà tôi không hiểu ư!

Tôi tự nhủ, có lẽ không thể “Quá tam ba bận”.

Một phần của tài liệu Tâm lý học xã hội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)