Sản phẩm dịch vụ trong thanh toán theo phương thức TDCT còn nghèo nàn, đơn điệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 47 - 50)

nghèo nàn, đơn điệu.

Trong xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu về sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ TTQT cũng như thanh toán theo phương thức TDCT là điều tất yếu. Tại hầu hết các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì việc thực hiện các loại L/C tuần hoàn, L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng…đã khá quen thuộc thì tại BIDV Đông Đô những loại L/C đặc biệt này dường như còn rất mới mẻ và hầu như không xuất hiện. Các loại L/C được thực hiện ở chi nhánh chủ yếu là L/C không hủy ngang và L/C xác nhận. Sự đơn điệu về sản phẩm thanh toán như hiện nay sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến mở rộng hoạt động của BIDV Đông Đô nhất là khi sẽ có ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan.

Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT của NHTM còn

thiếuthiếu.

Do chưa có văn bản pháp qui nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động TTQT một cách cụ thể tại Việt Nam. Hiện tại, các bên tham gia hoạt động TTQT vận dụng một số văn bản quốc tế như Incoterms 2000, UCP 600, URC 522…làm căn cứ qui định trách nhiệm quyền hạn các bên liên quan, nhưng trên thực tế, những văn bản trên chỉ là thông lệ quốc tế được áp dụng một cách tùy

chọn nếu có tham chiếu đến. Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đều có những luật hoặc văn bản dưới luật qui định cụ thể về các loại hình nghiệp vụ TTQT dựa trên thông lệ quốc tế nhưng có tính đến đặc thù của nước họ.

Hai là, Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối phát triển, tỷ giá không

ổn định và luôn có chiều hướng tăng, cán cân thương mại còn thâm hụt.

Hiện nay, Việt Nam chưa có một thị trường hối đoái hoàn chỉnh theo đúng dạng của nó mà mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, mặc dù thị trường này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ song lại kém sôi động, nghiệp vụ đơn giản, đối tượng mua bán chủ yếu là USD. Do đó có ảnh hưởng lớn đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho thanh toán nhập khẩu. Ngoài ra, chủ yếu là giao dịch giao ngay, còn giao dịch kỳ hạn rất ít, tạo khó khăn cho việc tính toán hiệu quả kinh doanh và giảm bớt những rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp khi tham gia thanh toán quốc tế. Thêm vào đó, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra một chiều, khi ngoại tệ dư thì ngân hàng nào cũng chào bán, đến khi khan hiếm thì các ngân hàng lại chào mua, có ngân hàng dư thừa cũng không bán. Điều này ảnh hưởng đến lượng ngoại tệ cung cấp cho thanh toán quốc tế của các ngân hàng khi có biến động tỷ giá hoặc vào thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài.

Ba là, chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước và môi trường kinh tế

chưa tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển.

Chính sách mở cửa Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia hoạt động ngoại thương. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách quản lý nhập khẩu như chính sách thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, VAT, danh sách các mặt hàng cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu…thay đổi liên tục trong thời gian ngắn và chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu và từ đó ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Ngoài ra, sự hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM chưa có trong khi hoạt động này gặp rất nhiều rủi ro, đòi hỏi cần được quan tâm, hỗ trợ một phần từ NHNN.

Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 80 ngân hàng thương mại tiến hành cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, trong đó có những ngân hàng rất có kinh nghiệm và tiềm lực trong loại hình dịch vụ này như: Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu…Thêm vào đó, Việt Nam mới gia nhập WTO khiến cho tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có những ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, công nghệ hiện đại hơn. Chính vì vậy, ngân hàng BIDV Việt Nam nói chung và ngân hàng BIDV Đông Đô nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể ban giám đốc, nhân viên của toàn ngân hàng.

Năm là, những hạn chế xuất phát từ phía khách hàng.

Thực lực của các doanh nghiệp còn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Do vậy, trong việc làm ăn với nước ngoài, hợp đồng không chặt chẽ dẫn đến doanh nghiệp bị lừa, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và việc thu hồi nợ của ngân hàng.

Thêm vào đó là hiểu biết của cán bộ giao dịch của doanh nghiệp về các qui tắc, thông lệ quốc tế đối với thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế, do đó việc kết hợp với ngân hàng trong giao dịch đôi lúc gặp khó khăn.

b. Nguyên nhân chủ quan.

Một là, công nghệ thanh toán chưa phù hợp.

Hệ thống công nghệ của chi nhánh tuy liên tục được nâng cấp và đổi mới nhưng thực tế các phần mềm ứng dụng còn thiếu đồng bộ, chưa khép kín, tính tương thích chưa cao, tính tự động trong giao dịch và giữa các chương trình ứng dụng còn thấp

Hai là, việc cân đối ngoại tệ phục vụ cho khách hàng chưa hiệu quả.

Tại chi nhánh, số lượng khách có hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ rất ít, đa số khách hàng chỉ có hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cân đối được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của khách hàng. Vào những thời kỳ ngoại tệ khan hiếm, chi nhánh chỉ phục vụ được các khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán còn những khách hàng mua ngoại tệ để giao ngay thanh toán thì không được đáp ứng hoặc đáp ứng hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh.

Thêm vào đó là giá bán ngoại tệ cao làm khiến những khách hàng có nhu cầu thanh toán những món trị giá lớn đã lựa chọn những ngân hàng khác để giao dịch.

Ba là, chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing tại chi nhánh.

Việc ứng dụng marketing vào ngân hàng là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và con người. Vì vậy không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện thành lập phòng marketing riêng cho các chi nhánh trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn, con người. Tại chi nhánh, hoạt động marketing chưa được coi như một chiến lược trong việc thu hút khách hàng mà chỉ mang tính bị động, tức là lúc nào khách hàng đến với ngân hàng mới tìm cách giữ chân khách hàng mà chưa có biện pháp để đến với khách hàng. Những chiến lược marketing như phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa biện pháp thu hút khách hàng, sử dụng hệ thống các công cụ kích thích tiêu thụ sản phẩm…vẫn chưa được chi nhánh chú ý đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 47 - 50)