Kiến nghị chính phủ cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 63 - 64)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN

3.3.1.5. Kiến nghị chính phủ cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP)

Tình trạng cán cân TTQT có liên hệ mật thiết đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái của 1 quốc gia. Bởi BOP chính là công cụ tổng hợp để phân tích, đánh giá hoạt động đối ngoại, là biểu hiện doanh số xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, vay nợ, viện trợ nước ngoài. Để cải thiện tình trạng BOP của nước ta thì chính phủ cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động XNK, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ nước ngoài cũng như đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách kinh tế của chính phủ, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, hoàn thiện thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ…Trong đó, biện pháp cần được thực hiện trước hết là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Hiện nay sản phẩm xuất khẩu của chúng ta còn ít, cán cân thương mại ở tình trạng nhập siêu. Vì vậy, để có thể tăng doanh số xuất khẩu nhằm thực hiện

chiến lược hướng về xuất khẩu vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, chính phủ cần thực hiện các biện pháp sau.:

- Khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến và mang thương hiệu của Việt Nam. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chuyển dịch dần cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước như: khoáng sản, đất đai, động thực vật, nguồn lao động…Đồng thời, đầu tư thích đáng vào những sản phẩm Việt Nam có lợi thế so sánh như: gạo, cà phê, chè, thủy hải sản…

- Tích cực nghiên cứu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm tốt công tác marketing hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng: Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN và các thị trường tiềm năng như: Nhật, Mỹ, châu Âu.

- Thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô như: thuế, hạn ngạch, trợ giá…để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

- Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp để đảm bảo cho tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều có đủ năng lực tài chính, phương hướng hoạt động kinh doanh hiệu

quả. Đây cũng là 1 một biện pháp gián tiếp giảm rủi ro trong TTQT cho các

NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w