Quản trị rủi ro trong thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 58 - 60)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN

3.2.2.4.Quản trị rủi ro trong thanh toán TDCT

Rủi ro trong thanh toán TDCT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động này. Mặc dù đây là phương thức thanh toán tương đối ưu việt trong TTQT song nó không phải là phương thức tuyệt đối an toàn. Chính vì vậy, các ngân hàng phải có những biện pháp riêng để hạn chế rủi ro, nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động TTQT.

Dưới góc độ là ngân hàng phát hành thư tín dụng

• Trước khi quyết định phát hành thư tín dụng: ngân hàng cần phải thẩm

định rất kỹ năng lực tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định tỷ lệ ký quĩ phù hợp. Rõ ràng là xác định tỷ lệ ký quĩ thấp sẽ giúp ngân hàng có được lợi thế trong cạnh tranh nhưng lại đẩy ngân hàng vào trạng thái rủi ro trong trường hợp nhà nhập khẩu không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đối với ngân hàng sau này. Chính vì vậy, việc xác định tỷ lệ ký quĩ nên được ngân hàng xem xét một cách thận trọng để vừa đảm bảo tính cạnh tranh

lại vừa tránh rủi ro c ho ngân hàng. Mức ký quĩ nên được xác định căn cứ vào

quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, năng lực tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong thời gian tới.

Với vai trò là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành cũng cần phải có những hỗ trợ, tư vấn thích hợp đối với khách hàng để tránh khách hàng do thiếu thận trọng hoặc do thiếu trình độ nghề nghiệp mà chấp nhận những điều khoản bất lợi do phía nhà xuất khẩu đưa ra. Thực hiện dịch vụ tư vấn như vậy vừa có tác dụng gia tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa giúp khách hàng tránh được rủi ro sau này, từ đó giúp ngân hàng đảm bảo được phần nào khả năng thanh toán từ phía khách hàng.

• Khi thanh toán L/C nhập khẩu: ngân hàng phát hành căn cứ vào L/C

kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ. Trong trường hợp phát hiện ra sai sót, ngân hàng phát hành phải thông báo cho ngân hàng chuyển chứng từ hoặc ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc (với UCP 500) hoặc 5 ngày làm việc (với UCP 600) kể từ ngày ngân hàng nhận được bộ chứng từ. Nội dung thông báo phải nêu rõ các bất hợp lệ mà ngân hàng phát hiện ra. Các bất hợp lệ đó là cuối cùng và toàn bộ, nghĩa là ngân hàng sẽ không được bổ sung thêm bất kỳ một bất hợp lệ khác mà ngân hàng phát hiện ra sau này.

Dưới góc độ là ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ với tư cách là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán. Ngân hàng thông báo có thể nhận được thư tín dung bằng điện như Telex, SWIFT hoặc bằng thư. Trong mọi trường hợp ngân hàng đều phải kiểm tra mã khóa nếu nhận qua Telex hoặc SWIFT hay chữ ký nếu nhận qua thư để xác định tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng, đề phòng thư tín dụng là giả. Nếu ngân hàng thông báo không thể xác định được tính xác thực bề ngoài của thư tín dụng thì phải thông báo ngay điều này cho ngân hàng phát hành biết, còn nếu muốn thông báo thì phải nói rõ cho người hưởng lợi biết rằng ngân hàng chưa xác định được tính chân thật của thư tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng từ chối thông báo một thư tín dụng thì ngân hàng phải thông báo quyết định này cho ngân hàng phát hành biết.

Dưới góc độ là ngân hàng xác nhận.

Theo UCP 600 có thể thấy trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận là ngang nhau đối với việc thanh toán và gánh chịu rủi ro. Do đó, để đảm bảo uy tín và tránh rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng chỉ nên thực hiện xác nhận khi chắc chắn được khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành.

• Dưới góc độ là ngân hàng chiết khấu

Với vai trò là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng cần thận trọng trong khâu

kiểm tra chứng từ, chuú ý từng loại chứng từ, cơ quan cấp, tên người hưởng…

cầu người bán chỉnh sửa kịp thời trong thời hạn hiệu lực của L/C để đảm bảo bộ chứng từ được chiết khấu là hoàn toàn phù hợp với các điều khoản L/C.

Ngoài ra ngân hàng cần nghiên cứu tình hình kinh tế - chính trị của nước nhập khẩu để quyết định chiết khấu bộ chứng từ. Trong trường hợp quốc gia nước nhập khẩu có tình hình kinh tế, chính trị không ổn định, ngân hàng không nên thực hiện chiết khấu bộ chứng từ vì khi đó khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu cho bộ chứng từ đã được ngân hàng chiết khấu là rất ít.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô (Trang 58 - 60)