Thời gian vừa qua, Việt Nam được biết đến là quốc gia có thu nhập thấp nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhưng thành tựu giảm nghèo của Việt Nam lại là một trong những nước thành công nhất trong phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Khoảng gần 2 thập kỷ trước (năm 1993), Việt Nam có hơn 58% dân số sống dưới mức chi tiêu bình quân đáp ứng cho nhu cầu lương thực và phi lương thực cơ bản
nhất. Năm năm sau đó tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 37%, đến năm 2002 tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 28,9%, năm 2006 là 16% và đến năm 2008 tỷ lệ nghèo chỉ còn 14,5% (xem bảng1.3). Tỷ lệ nghèo đói đo lường bằng chuẩn nghèo lương thực thực phẩm, giảm từ 24,9% năm 1993 xuống còn 10,9% năm 2002 và 6,9% năm 2008. Nếu dùng chuẩn USD $1 PPP, Việt Nam đã vượt xa Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ: “giảm 50% tỷ lệ người dân có thu nhập dưới mức USD $1 PPP/ngày trong giai đoạn 1990- 2015”. Tỷ lệ này đã giảm được trên 9 lần từ 39,9% xuống còn 4,1% năm 2008.
Bảng 1.3 cho thấy việc giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cư, thành thị, nông thôn, nhóm đa số, nhóm dân tộc thiểu số, và ở các vùng địa lý. Tỷ lệ nghèo ở khu vực thành thị giảm từ 25,1% xuống 3,3% trong thời kỳ 1993-2008, còn tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 66,6% xuống còn 18,7% trong cùng kỳ.
Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm cũng giảm đi theo thời gian cho cả khu vực thành thị và nông thôn, cũng như nhóm người Kinh và Hoa và nhóm dân tộc thiểu số. Năm 1993 có tới 29,1% người nông thôn và 7,9% người thành thị thuộc nhóm nghèo lương thực thì đến năm 2008 chỉ có 9,2% người nông thôn và 0,9% người dân thành thị thuộc nhóm nghèo này.
Bảng 1.3: Tỷ lệ và khoảng cách nghèo ở Việt Nam, năm 1993-2008
(ĐVT: %) Năm Chỉ tiêu 1993 1998 2002 2004 2006 2008 1. Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9 19,5 16 14,5 - Thành thị 25,1 9,2 6,6 3,6 3,9 3,3 - Nông thôn 66,4 45,5 35,6 25,0 20,4 18,7 - Kinh và Hoa 53,9 31,1 23,1 13,5 10,3 8,9 - Dân tộc thiểu số 86,4 75,2 69,3 60,7 52,3 50,3 2. Nghèo lương thực 24,9 15 10,9 7,4 6,7 - Thành thị 7,9 2,5 1,9 0,8 1,2 - Nông thôn 29,1 18,6 13,6 9,7 8,7 - Kinh và Hoa 20,8 10,6 6,5 3,5 3,2 - Dân tộc thiểu số 52 41,8 41,5 34,2 29,2 3. Khoảng cách nghèo 18,5 9,5 6,9 4,7 3,8 3,5 - Thành thị 6,4 1,7 1,3 0,7 0,7 0,5 - Nông thôn 21,5 11,8 8,7 6,1 4,9 4,6 - Kinh và Hoa 16,0 7,1 4,7 2,6 2,0 1,7 - Dân tộc thiểu số 34,7 24,2 22,8 19,2 15,4 15,1
Ghi chú: Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số. Khoảng cách nghèo đo mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo.
Bảng 1.4: Tỷ lệ nghèo giữa các vùng ở Việt Nam, năm 1993-2008
(ĐVT: %) Năm Khu vực 1993 1998 2002 2004 2006 2008 1. Vùng núi phía Bắc 81,5 64,2 43,9 35,4 30,2 - Đông Bắc 38,4 29,4 25,0 24,3 - Tây Bắc 68,0 58,6 49,0 45,7 2. Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3 22,4 12,1 8,8 8,1 3. Duyên hải Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 43,9 31,9 29,1 22,6 3. Duyên hải Nam Trung Bộ 47,2 34,5 25,2 19,0 12,6 13,7
4. Tây Nguyên 70,0 52,4 51,8 33,1 26,8 24,1
5. Đông Nam Bộ 37,0 12,2 10,6 5,4 5,8 3,5
6. Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4 15,9 10,3 12,3
7. Việt Nam 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam (2008) [5]
Bảng 1.4 cho thấy xu hướng giảm nghèo ở một số vùng nhưng tốc độ giảm nghèo và tỷ lệ nghèo thì khác nhau. Nhìn chung vùng núi phía Bắc là vùng nghèo nhất nước tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian hơn mười năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo Vùng núi phía Bắc đã đạt được những kết quả vượt bậc tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 81,5% xuống còn 30,2%. Tuy nhiên, ở vùng này vẫn thể hiện sự hạn chế ở khả năng giảm nghèo trong những năm qua, nghèo về lương thực ít thay đổi.
Bảng 1.5: Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm ngũ vị phân trong dân số ở Việt Nam Năm 1999-2006 Năm Chỉ tiêu 1999 1998 2002 2004 2006 1. Nghèo nhất (%) 8,4 8,2 7,8 7,1 7,2 2. Gần nghèo nhất (%) 12,3 11,9 11,2 11,2 11,5 3. Trung bình (%) 16,0 15,5 14,6 15,2 15,8 4. Gần giàu nhất (%) 21,5 21,2 20,6 21,8 22,3 5. Giàu nhất (%) 41,8 43,3 45,9 44,7 43,3 Tổng (%) 100 100 100 100 100 6. Giàu nhất/Nghèo nhất (lần) 5 5,3 5,9 6,3 6 7. Hệ số Gini (lần) 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn về tăng trưởng và giảm nghèo được thế giới đánh giá cao trong khi sự bất bình đẳng chỉ tăng lên rất ít. Số liệu về chi tiêu hộ gia đình cho phép chúng ta xây dựng được một số chỉ số chuẩn về vấn đề này. Ví dụ ta có thể chia dân số thành 5 nhóm dựa vào mức sống và ước tính tỷ lệ chi tiêu của mỗi “nhóm ngũ vị phân” (bảng 1.5). Từ bảng này cho thấy 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm có 7,2% tổng chi tiêu của cả nước, so với 43,3% của nhóm giàu nhất. Từ đó có thể thấy rằng một người trung bình ở nhóm giàu nhất chi tiêu nhiều gấp 6 lần một người trung bình ở nhóm nghèo nhất. Qua bảng một chỉ số cần quan tâm là hệ số Gini, được đo thang điểm từ 0 đến 1 hệ số này càng gần tới 1 thì bất bình đẳng càng lớn. Vì tốc độ chuyển đổi kinh tế và tăng trưởng đáng kể nên hệ số Gini của Việt Nam có thể dự đoán là sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên chúng ta thấy từ năm 1993 đến 2004 có tăng đôi chút và còn giảm đôi chút giai đoạn 2004-2006. Độ ổn định của hệ số Gini được tạo nên bởi sự cải thiện mức sống tốt ba nhóm ngũ vị phân chia giữa của dân số và điều này đã làm nổi lên một tầng lớp trung lưu ngày càng quan trọng.
So sánh một số chỉ tiêu giữa Việt Nam và các nước, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt nổi bật trong công tác xóa đói giảm nghèo so với các nước trong và ngoài khu vực. Khi sử dụng ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày thì mức giảm nghèo ở Việt Nam thật là đáng khen. Theo ngưỡng này, tỷ lệ nghèo đã giảm 2/3 trong giai đoạn 1993-2002, mặt khác nếu mức giảm nghèo lại khiêm tốn hơn nếu dùng chuẩn nghèo 2 đô-la/ngày. Sự tương phản giữa hai xu hướng này là do một bộ phận lớn người dân Việt Nam không còn nghèo cùng cực nhưng tỷ lệ cận nghèo còn nhiều và chắc chắn là chưa giàu. Một so sánh quốc tế có ý nghĩa cần tính đến sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước, xét trên giác độ này thì Việt Nam cũng làm rất tốt. Bảng 1.6 cho thấy những ước tính mới nhất về ngưỡng nghèo 1 đô-la/ngày ở một loạt nước có thể so sánh với Việt Nam vì những nước này thuộc cùng khu vực hoặc là những nền kinh tế mới nổi lên. Qua bảng ta thấy GDP tính theo đầu người theo đô la PPP, tuy Việt Nam có tỷ lệ nghèo cao hơn Ma-lai-xia, Thái Lan và In-đô-nê-xia nhưng Việt Nam lại giảm nghèo tốt hơn các nước giàu hơn như Trung Quốc, Ấn Độ và Philippin.
Bảng 1.6: Tỷ lệ so sánh GDP tính trên đầu người của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới
Tên quốc gia GDP tính trên đầu người
theo đô la PPP
Phần trăm dân số sống dưới 1 đô la PPP/1 ngày
1. Ma-lai-xi-a 8.922 2,0 2. Thái Lan 6.788 2,0 3. Nga 7.926 6,1 4. Sri-lan-ka 3.447 6,6 5. In-đô-nê-xi-a 3.138 7,2 6. Mê-xi-cô 8.707 8,0 7. Bra-xin 7.516 9,9 8. Việt Nam 2.240 13,4 9. Mông cổ 1.651 13,9 10. Phi-lip-pin 4.021 14,6 11. Trung Quốc 4.475 16,1 12. Lào 1.678 26,3 13. Ấn Độ 2.571 34,7
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam (2004) (GDP tính trên đầu người theo đô la PPP là lý thuyết về Tổng sản phẩm quốc nội và
ngang giá sức mua nhằm đánh giá mức sống tại các quốc gia).
Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi không biết chữ rất thấp, khoảng 6,6%. Số năm đi học và chi phí cho việc đi học ngày càng tăng mặc dù phần nhận được thêm trong lương từ kết quả đầu tư cho giáo dục là không lớn, một đặc điểm của những nước đang phát triển vào những năm 80 (Nguyệt Nga, 2002). Mặt khác, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em với tốc độ giảm tương đối cao. Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam đã đem lại sự thay đổi tích cực trong ngành y tế. Cũng giống như giáo dục, thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này nhìn chung cao hơn của các nước có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam lại chậm thay đổi trong tỷ lệ người dân được tiếp cận với các thiết bị vệ sinh điều này đã phần nào cho thấy cuộc sống của người dân Việt Nam vẫn còn trong khó khăn, chưa đạt chất lượng như mong muốn.
Trong thời gian tới, công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam sẽ không còn được hưởng những điều kiện thuận lợi như đã từng có nữa, Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền các địa phương các cấp phải đối mặt với những thách thức: Kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo nhưng sự tăng trưởng này sẽ ít có lợi cho người nghèo hơn. Những thành quả do việc phân phối lại đất nông nghiệp cho các hộ gia định ở nông thôn sẽ không còn nữa vì đất đã được tận dụng hết và số dân thì ngày một tăng lên. Cùng với thời kỳ hội nhập, giá cả leo thang, nghèo đói ở nông thôn trong những năm tới sẽ chiếm đa số nhưng tập trung vào vùng sâu, vùng xa, biên giới và ảnh hưởng nhiều hơn đến các dân tộc thiểu số. Tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục giảm nghèo ở nông thôn nhưng chưa đủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghèo đói ở các vùng này. Những vùng tăng trưởng chậm sẽ không có đủ khả năng để chi trả cho các dịch vụ xã hội làm cho các hộ gia đình sẽ dựa vào những người cung cấp dịch vụ tư nhân với giá đắt hơn. Đầu tư hạn chế của những vùng chậm tăng trưởng vào giáo dục, y tế, vệ sinh sẽ làm tăng khoảng cách về nguồn nhân lực với nhưng vùng giàu hơn dẫn đến làm giảm sự hấp dẫn đầu tư tư nhân và kết cục là những vùng nghèo sẽ tạo được thêm ít việc làm hơn.
Từ những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn của Việt Nam, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác xóa đói giảm nghèo tại các xã bãi ngang ven biển huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
Trước hết là chu cấp các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình xóa đói giảm nghèo, các giải pháp giãn nợ, giảm nợ đối với những hộ rơi vào cảnh nghèo đói đến mức mất khả năng trả nợ.
Thứ hai đó là việc trợ giúp những hộ gia đình nghèo về vay vốn, tạo cho họ những việc làm phi nông nghiệp, cung cấp cơ sở hạ tầng cho họ.
Thứ ba là có chính sách bảo trợ xã hội cho những đối tượng thất nghiệp, người già và những người nghèo góp phần giảm tình trạng nghèo đói cho những đối tượng này. 1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÓI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới.
Reducing poverty: Major findings and Implications, ADB, Sep.1999 (Xóa đói giảm nghèo: Những phát hiện và tác động chính, Ngân hàng phát triểu Châu Á, tháng chín 1999) [18]
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Khung để giảm nghèo đói bao gồm 3 nhân tố: sự tăng trưởng kinh tế, hiệu quả của phân phối và tăng trưởng dân số. Mối quan hệ giữa 3 nhân tố trên có thể biểu diễn như sau:
Tăng trưởng kinh tế x Phân phối hiệu quả Giảm nghèo đói =
Tăng trưởng dân số Theo tài liệu này:
Để tăng trưởng kinh tế, cần phải ổn định tài chính, thị trường vốn, chính sách và cơ sở hạ tầng.
Để phân phối đạt hiệu quả, cần có nền tảng về Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế & chăm sóc sức khoẻ, có chương trình mục tiêu cho khu vực nghèo, nhóm người dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Về vấn đề dân số, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong vùng có mức tăng trưởng dân số cao, đề cao quyền phụ nữ và giáo dục cho phụ nữ.
Poverty Manual, All, JH Revision of August 8, 2005 (Page 125 of 218) (Thông tin về nghèo, JH Revision 08/08/2005 trang 125) [32] đưa ra các nguyên nhân về nghèo đói, có những nguyên nhân sau:
+ Đặc trưng vùng miền:
- Sống ở vùng xa xôi/ cách biệt, giới hạn về cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và thị trường.
- Sống dựa chính vào tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng. - Yếu tố thời tiết, ví dụ như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động đất…
+ Đặc tính cộng đồng:
- Cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận đường giao thông. - Phân phối đất.
- Tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh viện. - Cấu trúc xã hội và tài sản xã hội.
+ Đặc trưng hộ gia đình: - Kích cỡ hộ gia đình.
- Tỷ số phụ thuộc (người già hoặc trẻ em không có khả năng lao động). - Giới tính của chủ hộ
- Cấu trúc của thu nhập và công việc.
- Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình). + Đặc trưng cá nhân: - Tuổi. - Trình độ học vấn. - Tình trạng việc làm. - Tình trạng về sức khỏe. - Sắc tộc.
Poverty measurement and analysis in jeni Klugman (ed), Aline, A.Coudouel, J.Hentschel, Jeko S. and Q.Wodon,Quentin T. (2002) WB. [21] Nhóm tác giả cho rằng: Tiêu dùng là một chỉ số phản ánh kết quả tính toán các thước đo tiền tệ của đói nghèo tốt hơn thu nhập; Tiêu dùng có thể được đo lường chính xác hơn thu nhập và phản ánh tốt hơn khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình. Và để phân tích tương quan đói nghèo, có thể sử dụng phép hồi qui đa biến về thu nhập hoặc tiêu dùng. 1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, tháng 11 năm 1999, Báo cáo chung của nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ [1]: Giảm nghèo được xem xét trên khuôn khổ gồm có 3 vấn đề:
- Trước hết, phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt ra khỏi nghèo đói thông qua đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn chính thức; và tạo cơ hội / cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cung cấp nước sạch, điện, vệ sinh, y tế, phòng học phù hợp.
- Thứ hai, phải có các biện pháp để đảm bảo lợi ích của tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ một cách khách quan và công bằng. Công bằng trong phân phối thu nhập, tiếp cận thông tin và quyền phụ nữ.
- Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương của người