Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập nhằm thoát

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 90 - 119)

thoát nghèo, hướng đến có tích lũy vươn lên trung bình, khá.

4.3.4.1. Hỗ trợ tín dụng: Áp dụng cơ chế tín dụng đặc thù cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số:

Đồng bào dân tộc thiểu số không phải là hộ nghèo được vay vốn theo chương trình tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội.

4.3.4.2. Hỗ trợ giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động:

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về việc làm, về xuất khẩu lao động. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ về văn hóa, học vấn, tay nghề cho đối tượng thanh niên nông thôn, thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số để đủ điều kiện đi xuất khẩu lao

động. Nâng mức hỗ trợ vốn vay xuất khẩu lao động đảm bảo chi trả đủ các khoản chi phí để đi xuất khẩu lao động.

Đối với người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ toàn bộ lãi xuất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động (được vay với lãi suất bằng 0%).

4.3.4.3. Hỗ trợ đất sản xuất, phương tiện sản xuất:

Sắp xếp lại việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: chú trọng giao đất, giao rừng cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để sản xuất nông nghiệp, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Về hỗ trợ phương tiện sản xuất: các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận đỡ đầu có kế hoạch hỗ trợ cụ thể, thiết thực, phù hợp về phương tiện sản xuất cho hộ nghèo để sản xuất kinh tế hiệu quả vươn lên thoát nghèo.

4.3.4.4. Khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp:

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để hướng dẫn phương thức sản xuất mới cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tập huấn cần chú trọng hướng đến các ngành nghề: trồng rừng, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Hình thức tập huấn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, đảm bảo hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sau khi được đào tạo có thể áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất.

Hỗ trợ giống cây trồng, vật tư nông nghiệp cho các hộ nghèo để áp dụng các phương pháp sản xuất mới, giống mới có năng suất cao.

4.3.4.5. Hỗ trợ đào tạo nghề:

Trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho học viên học nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Khánh Vĩnh.

Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để người dân có thể tự tạo việc làm sau khi học nghề như: nghề trồng rừng, nghề chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, nghề tiểu thủ công nghiệp.

Có chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút, khuyến khích giáo viên dạy nghề nhiệt tình với công việc, nâng cao chất lượng dạy nghề.

Động viên khuyến khích học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số học nghề dài hạn tập trung (trung cấp nghề, cao đẳng nghề).

4.3.5. Đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản

Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, văn hóa, nhà ở. Tâm lý của đại bộ phận hộ nghèo là mặc cảm và cam chịu dường như lấn át sự nỗ lực vươn lên của họ để vượt khó, như vậy làm cản trở khả năng năng động của họ trong sản xuất và đời sống sinh hoạt nên cần phải có các hoạt động xã hội phù hợp hỗ trợ họ cùng phát triển. Kết quả này phải được thông qua công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường chương trình tuyên truyền bằng tiếng dân tộc, chăm lo về sinh đẻ có kế hoạch, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, số y bác sĩ, số giường bệnh, số giáo viên trên đầu người, số dân số trong độ tuổi đi học được đến trường hàng năm.

4.3.6. Các hoạt động nâng cao nhận thức cho người nghèo nhằm tạo lập ý thức vươn lên thoát nghèo.

Truyền thông nâng cao nhận thức của hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng đối với công cuộc giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao và huy động tối đa nguồn lực của xã hội vào giảm nghèo.

Tổ chức truyền thông định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nhóm thường xuyên ở thôn, bản về các chủ trương, chính sách công tác giảm nghèo của Đảng, Nhà nước; hướng dẫn người dân cách chi tiêu tiết kiệm hợp lý, chia sẽ phổ biến kinh nghiệm trong sản xuất.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HUYỆN KHÁNH VĨNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO MỘT CÁCH BỀN VỮNG:

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp huyện Khánh Vĩnh xóa đói giảm nghèo như sau:

Giải pháp 1: Các giải pháp về đào tạo nghề

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều phương pháp và hình thức phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về tầm quan trọng của học nghề, đặc biệt học nghề của lao động nông thôn để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững.

Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tư vấn về công tác dạy nghề, tổ chức cho người học nghề tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh có

hiệu quả, trên cơ sở đó định hướng cho người học nghề giải quyết việc làm và tự tổ chức việc làm ổn định; phát hành bản tin, tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, biểu dương các điển hình nông dân sản xuất giỏi.

Hàng năm, xây dựng các chuyên đề về tư vấn học nghề, tổ chức các phiên giao dịch việc làm đối với lao động nông thôn. Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 huyện Khánh Vĩnh.

Xây dựng các mô hình đạo nghề:

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề và các phòng, ban có liên quan tổ chức tham quan, học tập ở hai huyện điểm Diên Khánh và Vạn Ninh về tổ chức mô hình dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn để có kế hoạch và phương án triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề: Đối với các cơ sở dạy nghề công lập: có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Khánh Vĩnh, đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên, bảo đảm các điều kiện để tổ chức các lớp Tin học, Ngoại ngữ... Nghiên cứu và đề xuất Tỉnh cho thành lập mô hình Trường Vừa học Vừa làm đối với một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS không đủ điều kiện học tiếp Trung học Phổ thông.

Đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: qui hoạch quỹ đất ở các trung tâm cụm xã, thị trấn để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập theo hình thức xã hội hóa khi có điều kiện.

Phát triển chương trình, giáo trình, trang thiết bị dạy nghề

Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề: xây dựng các chương trình dạy nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo đúng quy định để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề chủ động biên soạn, chỉnh sửa chương trình, giáo trình hiện có, có tham khảo, học tập, bổ sung cập nhật các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đặc biệt, bên cạnh trang bị kiến thức nghề, hết sức coi trọng xây dựng tác phong lao động công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động cho người học nghề là đồng bào dân tộc thiểu số.

Về trang thiết bị dạy nghề: chỉ đạo các cơ sở dạy nghề sử dụng, phát huy có hiệu quả các trang thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia và tự làm thiết bị dạy nghề phục vụ công tác dạy nghề; vận dụng khai thác cơ sở vật chất, máy móc của các doanh nghiệp và thực tế của địa phương, gắn dạy nghề với doanh nghiệp và giải quyết việc làm, tự tạo việc làm.

Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

Phát triển đội ngũ giáo viên: thực hiện có hiệu quả Chương trình dạy nghề - Giải quyết việc làm - Giảm nghèo giai đoạn từ nay đến 2020, bố trí đủ giáo viên cơ hữu cho Trung tâm dạy nghề huyện theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xây dựng cán bộ quản lý dạy nghề: Bố trí 01 biên chế chuyên trách công tác dạy nghề tại các phòng Lao động- Thương binh và Xã hội của huyện (theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.

Hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn: hỗ trợ học phí cho từng nghề cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát sinh ngành nghề mới trên địa bàn huyện.

Hỗ trợ về tín dụng cho lao động nông thôn học nghề: lao động nông thôn làm việc ổn định ở khu vực nông thôn sau khi học nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất đối với vốn vay để học nghề. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Giải pháp 2: Các giải pháp nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo

Tập trung chỉ đạo và đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia để đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Từng bước xây dựng trường học đủ diện tích theo quy định, phù hợp với quy hoạch, đảm bảo cảnh quan môi trường sư phạm, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy và học; xây dựng các phòng học chuẩn, phòng thực hành, phòng bộ môn, thư viện, các công trình phụ để đảm bảo công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn.

Đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường học mầm non, mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn huyện để đủ điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh, nhằm mục đích chống lưu ban bỏ học, chống suy dinh dưỡng trẻ em miền núi và rèn kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội về giáo dục và đào tạo. Từ đó tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và huy động mọi nguồn lực xã hội, trong đó có “Quỹ vì người nghèo” để đầu tư cho giáo dục. Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, đảm bảo tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân; có cơ chế hỗ trợ học sinh gia đình nghèo, gia đình chính sách, học sinh có năng khiếu được theo học ở những bậc học cao.

Phát huy tốt vai trò của Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phát động sâu rộng các hoạt động khuyến học từ huyện đến các xã, thị trấn, các nhà trường, các làng văn hóa, dòng họ, gia đình; các cơ quan, phòng ban, các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ quy định.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Chú trọng công tác xây dựng Đảng trong các nhà trường, phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong trường học. Tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác giáo dục và đào tạo ở địa phương. Phân công cán bộ phụ trách, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và có chủ trương, giải pháp chỉ đạo kịp thời. Quan tâm đầu tư ngân sách hợp lý cho giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo củng cố và tổ chức tốt hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn lao động đã được đào tạo; tạo điều kiện, cơ hội cho lực lượng này phát huy năng lực, trình độ phục vụ công cuộc CNH – HĐH của huyện.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các lực lượng xã hội về giáo dục và đào tạo; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội, đoàn thể kết phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh và huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương.

Tăng cường thanh tra công tác quản lý, chất lượng công tác giảng dạy, đào tạo, nâng cao năng lực giáo viên và thực hiện đúng các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số miền núi.

Giải pháp 3: Giảm số người phụ thuộc trong hộ

Củng cố, kiện toàn mạng lưới truyền thông – giáo dục sức khỏe từ huyện đến cơ sở và từng thôn bản, nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi ngưởi dân trong việc tự bảo vệ, chăm sóc bản thân, tự giác và tích cực tham gia vào các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, phòng chống dịch bệnh xã hội, hạn chế lối sống và thói quen có hại cho sức khỏe như rượu, thuốc lá…

Khảo sát đánh giá về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, tỷ lệ giới tính khi sinh, tình trạng dị tật, khuyết tật bẩm sinh.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng phòng chống HIV, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, bảo đảm an toàn thực phẩm, sức khỏe sinh sản, sức khỏe học đường.

Giảm sinh vững chức, thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 nhằm ổn định quy mô dân số một cách hợp lý.

Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng

Trong những năm qua nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình, thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong công cuộc XĐGN của huyện Khánh Vĩnh. Đây là kênh dẫn vốn hiệu quả đến người nghèo, giúp họ thoát nghèo.

Để có một cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tín dụng cho người nghèo, trước hết cần phải hoàn thiện các vấn đề sau:

Xác định đúng đối tượng vay vốn: để phù hợp với tình hình thì Nhà nước chỉ đề ra tiêu chuẩn mang tính định hướng, còn tiêu chuẩn cụ thể như thế nào nên giao cho Hội đồng nhân dân các cấp xác nhận. Như vậy, mới phù hợp với tình hình kinh tế tại chính địa phương đó, nơi mà NHCSXH trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho vay.

Việc cung cấp vốn cho hộ nghèo phải kịp thời: ở nông thôn miền núi tình trạng cho vay nặng lãi đã hạn chế rất nhiều là vì thông qua cho vay hộ nghèo đã đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 90 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)