Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội và tình hình đói nghèo tại huyện KhánhVĩnh

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 61)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh. Huyện có diện tích 1.165 km² với dân số là 34.886 người. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên tỉnh lộ 652, cách tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang 30 km về hướng Tây. Ngoài ra huyện còn bao gồm các xã: Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Nam, Giang Ly, Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà, Khánh Thành, Khánh Phú và Sông Cầu.

3.1.1.2. Địa hình

Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là đồi núi và phân thành 2 khu vực chính. Khu vực phía Đông, dọc theo lưu vực các phụ lưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp, khu vực phía Tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh núi cao từ 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh, Mật độ sông suối bình quân là 0,65 km/km². Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang.

Địa hình phức tạp dốc cao, chiều dài sườn dốc ngắn; hướng dốc chủ yếu là hướng Tây -> Đông, Bắc -> Nam và Nam -> Bắc tuỳ theo các sông lớn như sông Cái, sông Chò, sông Cầu, sông Khế,... Mức độ chia cắt lớn nên việc khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất nông - lâm nghiệp còn nhiều khó khăn. Diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở vùng có độ cao dưới 100 m.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Những đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Khánh Vĩnh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.

- Đặc điểm chung: Do địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều dãy núi che hướng gió khác nhau nên điều kiện khí tượng thuỷ văn có biến đổi giữa các khu vực trong huyện:

+ Tiểu vùng núi cao: tập trung khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam huyện từ độ cao 600 m trở lên thuộc các xã Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Thượng, Giang Ly, Sơn Thái, Khánh Thành, Khánh Phú,.. Lượng mưa lớn giống như huyện Khánh Sơn, độ ẩm cao, dòng chảy phân bố khá đều trong năm.

+ Tiểu vùng núi thấp: tập trung vùng có độ cao dưới 600 m thuộc hầu hết các xã. Lượng mưa ít, phân bố dòng chảy không đều, các suối có lưu vực lớn song về mùa khô không sinh dòng chảy.

- Chế độ mưa: Phân bố lượng mưa không đều, chia làm 2 vùng rõ rệt. + Tiểu vùng núi cao: lượng mưa trung bình năm 2.150,20 mm/năm. + Tiểu vùng núi thấp: lượng mưa trung bình 1.485,80 mm/năm.

- Nhiệt độ: nhiệt độ 2 tiểu vùng khí hậu chênh lệch 1,60C. Nhiệt độ bình quân năm tiểu vùng núi cao là 25,50C. Nhiệt độ bình quân năm tiểu vùng núi thấp là 26,60C. - Gió: mùa khô hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa mưa hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN thực hiện năm 1987 và kết quả phúc tra của Phân viện QH & TKNN miền Trung năm 1992 và 1995 trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 toàn huyện gồm 5 nhóm đất chính sau:

+ Nhóm đất Feralít: diện tích lớn nhất huyện với 80.822 ha, chiếm 69,38% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp không nhiều do phân bố ở địa hình cao, tầng đất mỏng. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành nhóm đất này chia ra làm4 loại như sau: (i)Đất vàng đỏ trên đá Mácma acid (ký hiệu Fa): diện tích 57.148,57 ha, chiếm 49,06 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở địa hình núi cao, tập trung nhiều nhất ở các xã Khánh Phú, Khánh Thượng, Khánh Trung, Khánh Bình; (ii) Đất vàng đỏ trên đá Phiến sét (ký hiệu Fs): diện tích 22.343,43 ha, chiếm 19,18 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở địa hình đồi thoải đến núi cao; địa hình bị chia cắt nhẹ bởi các hợp thuỷ. Tập trung ở khu trung tâm huyện, nhiều nhất là xã Khánh Nam và Thị trấn; (iii) Đất Nâu tím trên đá Phiến sét (ký hiệu Fe): diện tích 1.210 ha, chiếm 1,04 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố ở địa hình đồi thoải đến núi cao; mức độ chia cắt lớn. Tập trung ở các xã

Khánh Trung, Khánh Bình, Khánh Hiệp; (iv) Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 120 ha, chiếm 0,10 % tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở xã Khánh Trung và Khánh Nam (phía Đông sông Giang), độ dốc 8 - 150.

+ Nhóm đất Xám (Xa): diện tích 657 ha, chiếm 0,56 % tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở các xã Khánh Thượng, Khánh Hiệp, Khánh Trung. Do đất tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng nên những vùng đất có độ dốc dưới 80 thì bố trí trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Những vùng đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày > 50 cm nên bố trí trồng cây lâu năm để bảo vệ đất chống xói mòn, diện tích đất còn lại dùng cho sản xuất lâm nghiệp.

+ Nhóm đất Mùn: (đất Mùn vàng đỏ trên núi cao - Ha): diện tích 30.729,80 ha, chiếm 26,38 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; tập trung ở các xã Khánh Trung, Khánh Thành, Khánh Phú, Khánh Thượng và Sơn Thái. Nhóm đất này phân bố ở dãy núi núi cao trên 900 m bao quanh khu vực phía Nam và phía Tây huyện.

+ Nhóm đất Phù sa: Diện tích 3.147,6 ha, chiếm 2,70 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; phân bố dọc 2 bên các sông chính như sông Cái - Thác Ngựa, sông Chò, sông Giang, sông Cầu, sông Khế và các nhánh suối đổ xuống các sông trên. Tập trung ở hầu hết các xã nhưng các xã có diện tích khá lớn là Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Phú, Sông Cầu. Nhóm đất này chia làm 3 loại như sau: (i) Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): diện tích 315 ha, chiếm 0,27 % tổng diện tích toàn huyện. Vùng đất này nằm dọc sông Chò, địa hình thấp thuộc xã Khánh Bình và Khánh Hiệp; (ii) Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): diện tích 593,9 ha, chiếm 0,51 % tổng diện tích toàn huyện. Vùng đất này phân bố ở địa hình bằng cao ít bị ngập nước ven sông Thác Ngựa, sông Giang, sông Cầu, sông Chò thuộc các xã Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Phú; (iii) Đất phù sa suối (Py): diện tích 2.238,7 ha, chiếm 1,92 % tổng diện tích toàn huyện. Tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Hiệp,Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Phú, Cầu Bà, Khánh Thượng.

Đây là nhóm đất phân bố ở địa hình bằng phẳng, có những tính chất lý hoá học tốt hơn các nhóm đất khác, rất thích hợp cho các loại cây trồng nhất là lúa, màu, mía,... nên cần khai thác triệt để vào sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 405 ha, chiếm 0,35 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; phân bố ở xã Khánh Bình và Khánh Hiệp.

Theo số liệu thống kê năm 2012, hiện trạng sử dụng đất toàn huyện năm 2012 như sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Khánh Vĩnh, năm 2012 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 116.498,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 95.191,99 81,71

- Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.059,55 9,49

- Đất lâm nghiệp LNP 84.115,70 72,20

- Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 8,42 0,01

- Đất nông nghiệp khác NKH 8,32 0,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.314,53 1,99

- Đất ở OTC 249,82 0,21

- Đất chuyên dùng CDG 2.064,71 1,77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đất chưa sử dụng CSD 18.991,48 16,30

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khánh Vĩnh

Tài nguyên khoáng sản của Khánh Vĩnh chủ yếu gồm thiếc, cao lanh... và các loại gỗ quí hiếm. Khánh Vĩnh có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện với tổng trữ lượng gỗ lên đến 10 triệu m3, trong đó khoảng 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

- Tài nguyên nước: huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang và đổ ra biển. Mật độ sông suối bình quân 0,65 km/km2, thay đổi trong phạm vi 0,4- 0,8 km/km2 tại các xã. Hiện nay chưa tiến hành khảo sát đánh giá trữ lượng nước ngầm. Tuy nhiên, khả năng khai thác còn hạn chế, chủ yếu đào, khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Toàn huyện có gần 500 giếng nước, độ sâu các giếng từ 6-12 m tuỳ theo từng điểm dân cư. Cụ thể như sau:

+ Nước mặt: huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Hầu hết sông suối ở huyện đều xuất phát từ các dãy núi cao trên 1000 m ở

phía Nam, Tây và Bắc của huyện rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang và đổ ra biển. Mật độ sông suối bình quân 0,65 km/km2, thay đổi trong phạm vi 0,4 - 0,8 km/ km2 tại các xã. Hướng dòng chảy chủ yếu là từ Tây sang Đông theo sông Cái Nha Trang và các suối nhánh chảy gần vuông góc với sông chính có dạng cành cây.

Do đặc điểm tiểu vùng khí hậu I gồm các xã phía Tây huyện có lượng nước mặt dồi dào, phân bố đều tạo khả năng khai thác thuận lợi phục vụ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Khu vực phía Đông huyện thuộc tiểu vùng khí hậu II nên các suối nhánh hầu như bị khô vào mùa nóng nên cần có các biện pháp trữ nước (đập dâng, hồ chứa) để điều tiết phục vụ nông nghiệp.

Bảng 3.2: Thống kê một số con sông chính trong huyện Khánh Vĩnh

Tên sông Cao độ phát sinh (m) Cao độ cửa ra (m) Chiều dài (km) Độ dốc (%) Diện tích lưu vực (km2) 1. Sông Thác ngựa 1.027 13 45 2.2 684 2. Sông Chò 1.475 30 63 2.3 586 3. Sông Giang 1.500 40 40 3.4 198 4. Sông Khế 1.803 28 22 7.6 75.4 5. Sông Cầu 1.395 25 32 4.3 140

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà- Viện Quy hoạch Thuỷ lợi

Huyện Khánh Vĩnh có nhiều sông lớn nhưng do độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh nên không thể khai thác phục vụ giao thông đường thuỷ được. Việc khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng bị hạn chế do địa hình các vùng đất canh tác ven sông cao, địa hình không bằng phẳng. Hiện nay chủ yếu là khai thác các nhánh suối của các sông trên làm đập dâng, hồ chứa nhỏ để mở rộng diện tích trồng lúa.

Bên cạnh đó, do sông có độ dốc lớn nên có khả năng khai thác làm các công trình thủy điện vừa và nhỏ.

+ Nước ngầm: hiện nay chưa tiến hành khảo sát đánh giá trữ lượng. Khả năng khai thác còn hạn chế, chủ yếu đào, khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Toàn huyện có gần 500 giếng nước, độ sâu các giếng từ 6 - 12 m tuỳ theo từng điểm dân cư.

+ Tài nguyên rừng, thảm thực vật: Theo số liệu kiểm kê đất đai 2010 toàn huyện có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên trên toàn huyện chiếm 75%. Trong đó diện tích đất còn rừng che phủ 62% tổng diện tích tự nhiên.

+ Động vật: Các loại động vật tự nhiên trong vùng chủ yếu là Lợn rừng, Chồn, Mang,... Tuy nhiên, số lượng các loài ngày càng giảm do tình trạng săn bắn vẫn xảy ra. 3.1.2. Điều kiện kinh tế

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2000-2012 đạt 7,41%/năm. Trong đó: ngành công nghiệp – xây dựng tăng 11,71%; nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,05%; dịch vụ tăng 22,90%.

3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh thời kỳ 2000 đến 2012 có sự biến động như sau: Tỷ trọng nông – lâm – thuỷ sản: giảm từ 74,01% năm 2000 xuống còn 44,36% năm 2012. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng: tăng từ 18,75% năm 2000 lên 27,77% năm 2012. Tỷ trọng dịch vụ: tăng từ 7,24% năm 2000 lên đạt 27,87% năm 2012.

Nhìn chung, trong 12 năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng không đánh giá đúng thực tế phát triển kinh tế của huyện; nông, lâm, thuỷ sản vẫn là ngành sản xuất quan trọng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm xã hội3.1.3.1. Tình hình dân số 3.1.3.1. Tình hình dân số

Tổng dân số trung bình năm 2012 toàn huyện: 34.886 người, chiếm 2,89 % dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn huyện có 15 dân tộc anh em đang cùng sinh sống. Mật độ dân số bình quân toàn huyện 29 người/km2. Theo tiêu chí mới hiện nay huyện có tỷ lệ hộ nghèo là 25,9%. Dân số huyện phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã thị trấn phía Đông và thưa thớt hơn rất nhiều ở các xã phía Tây. Nơi có mật độ dân số đông nhất là tại thị trấn Khánh Vĩnh với 416 người/km² và nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Khánh Thượng chỉ có 10 người/km².

Bảng 3.3: Danh sách các xã, thị trấn thuộc huyện Khánh Vĩnh Xã/Thị Trấn Diện Tích (km²) Dân số năm 2010 (người) Dân số năm 2011 (người) Dân số năm 2012 (người) 1. Thị trấn Khánh Vĩnh 9,36 3.896 4.023 4.082 2. Khánh Hiệp 162,39 3.280 3.386 3.437 3. Khánh Bình 88,22 4.027 4.158 4.220 4. Khánh Trung 177,03 2.647 2.733 2.774 5. Khánh Đông 57,08 3.074 3.174 3.221 6. Khánh Thượng 209,42 2.073 2.140 2.172 7. Khánh Nam 42,25 1.725 1.781 1.808 8. Sông Cầu 25,13 992 1.024 1.039 9. Giang Ly 44,56 1.404 1.450 1.471 10. Cầu Bà 19,63 2.231 2.303 2.338 11. Liên Sang 58,02 1.640 1.693 1.718 12. Khánh Thành 57,52 1.666 1.720 1.746 13. Khánh Phú 157,02 2.875 2.968 3.013 14. Sơn Thái 62,36 1.763 1.820 1.847 Tổng cộng 1.169,99 33.293 34.374 34.886

Dân cư Khánh Vĩnh chủ yếu là các dân tộc thiểu số, trên địa bàn huyện có 15 dân tộc đang cùng sinh sống. Theo điều tra dân số năm 2009 toàn huyện có 16.297 người Raglai chiếm 49% dân số toàn huyện, Người Kinh có khoảng 9.176 người chiếm 27.5% dân số, ngoài ra huyện còn có 4.592 người Cơ Ho (14%) (chủ yếu là nhóm Cơ Ho String nên đôi khi bị gọi nhầm là người Xtiêng), 1.481 người Ê Đê, 1.022 người Tày, 615 người Nùng và 110 người Mường. Người Kinh sinh sống trải đều trong toàn huyện nhưng tập trung đông ở thị trấn Khánh Vĩnh (chiếm gần 60% dân số thị trấn) cùng với các xã Khánh Đông, Khánh Bình... Người Kinh cũng chiếm đa số tại các xã, thị trấn phía Đông của huyện như Sông Cầu (90%), Khánh Đông (70%) và Thị trấn Khánh Vĩnh (60%). Người Raglai sinh sống ở hầu hết các xã, thị trấn trừ xã Giang Ly. Người Cơ Ho sinh sống tập trung ở các xã phía Nam của huyện và chiếm đa số ở các xã Cầu Bà (69%),Sơn Thái (82%) và Giang Ly (94%). người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở khu vực Tây Bắc của huyện, giáp ranh với tỉnh Đăk

Lăk. Các dân tộc Tày, Nùng, Mường... chủ yếu di cư từ miền Bắc vào sinh sống trong các năm gần đây họ tập trung chủ yếu tại các xã phía Bắc của huyện.

3.1.3.2. Công tác giáo dục

Tổng kết năm học 2012-2013, bậc tiểu học: tỷ lệ học sinh khá giỏi là 49,4%, trung bình là 45,4% và yếu là 5,2%; bậc trung học cơ sở: tỷ lệ học sinh giỏi là 9,4%,

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 61)