HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 80)

Từ kết quả phân tích dữ liệu trên, người nghiên cứu rút ra hàm ý để làm căn cứ cho các nhà hoạch định chính sách tại địa phương có cơ sở để đề ra những chính sách thích hợp nhằm giảm số lượng hộ nghèo tại địa phương:

- Cần tạo thêm việc làm và khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào những công việc ngoài những việc trong phạm vi nông nghiệp cho các hộ gia đình – được rút ra từ kết quả hồi quy của biến D1- ‘Nghề nghiệp của chủ hộ’.

- Cần nâng trình độ văn hóa của các hộ gia đình tại địa phương lên cao hơn – hàm ý này được rút ra từ biến X2- ‘Trình độ văn hóa chủ hộ’.

- Biến D3- ‘Giới tính chủ hộ’ có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của các hộ gia đình tại địa phương, nhưng hiện trạng này không thể thay đổi được vì đây là đặc thù của địa phương và của mỗi hộ gia đình.

- Giảm số người phụ thuộc trong mỗi hộ gia đình – do biến X4- ‘Số người phụ thuộc’ thể hiện điều này.

- Biến D6- ‘Có hay không vay vốn ngân hàng’ cho thấy các hộ gia đình có vay vốn ngân hàng thì khả năng thuộc hộ nghèo cao, nhưng thực tế khía cạnh này cũng không thể có chính sách thay đổi được.

- Có thể chuyển đổi cây trồng theo hướng trồng cây hàng năm sẽ giúp các hộ nghèo thoát nghèo – biến D10 – ‘Loại cây trồng chủ lực’ cho ra nhận định này.

- Cần xem xét thực trạng làm thêm của các hộ gia đình có thực sự mang lại hiệu quả về kinh tế không (hàm ý được rút ra từ phân tích phụ trợ).

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)