Đo lường các biến trong môhình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 55)

Chương 1, tác giả đã xây dựng thành công mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến khả năng nghèo đói của các hộ dân tại huyện Khánh Vĩnh. Để kiểm định mô hình nghiên cứu, người nghiên cứu xây dựng các thang đo cho các biến trong mô hình, kết quả như sau:

Bảng 2.2: Tên biến và biểu hiện của các hệ số hồi quy

Biến Định nghĩa Thang đo Biểu hiện

P Xác suất nghèo đói của các hộ gia đình Danh nghĩa 0: Không Nghèo 1: Có nghèo

D1 Nghề nghiệp Danh nghĩa

1: Chỉ sản xuất nông nghiệp 2: Có làm ở khu vực phi nông nghiệp

X2 Trình độ văn hóa: Từ 1 – 12 (Lớp 1 đến lớp 12) Khoảng cách Từ 1 – 12 (Lớp 1 đến lớp 12)

D3 Giới tính của chủ hộ Danh nghĩa 1: Nam

2: Nữ X4 Số người phụ thuộc trong hộ (Người) Tỷ lệ

X5 Quy mô diện tích đất nông nghiệp (m2) Tỷ lệ

D6 Khả năng tiếp cận tín dụng Danh nghĩa 1: Không vay 2: Có vay

D7 Dân tộc của chủ hộ Danh nghĩa 1: Kinh

2: Khác X8 Khoảng cách từ hộ gia đình tới đường tỉnh lộ

(đường có xe trọng tải lớn đi qua) (km) Tỷ lệ X9 Khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm

(km) Tỷ lệ

D10 Cây trồng chủ lực của hộ gia đình (lúa nước,

cây trồng hàng năm khác, cây trồng lâu năm) Danh nghĩa

1: Cây trồng hàng năm 2: Cây trồng lâu năm Từ phương án đo lường các biến trong mô hình đã được tác giả xác định (bảng 2.2), người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi tương ứng bao gồm nội dung trong mô hình (các biến đo lường) cùng những thông tin cần thu thập thêm:

- Công việc làm thêm của hộ gia đình.

- Có tham gia và áp dụng kiến thức mới đã được học trong canh tác nông nghiệp……

- Loại đất canh tác

Bảng câu hỏi được thiết kế được thể hiện tại phụ lục 1. Bảng câu hỏi được người nghiên cứu sử dụng trong điều tra thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp từng người đại diện của mỗi hộ gia đình trên toàn địa bàn huyện Khánh Vĩnh. 2.5.2. Phương án lấy mẫu và quy trình phân tích dữ liệu

Phương án lấy mẫu: theo tập thể tác giả cuốn: “Một số vấn đề phương pháp luận thống kê”. Viện khoa học thống kê, năm 2005 thì xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu) chính là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẩu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

Các phương án xác định cỡ mẫu theo lý thuyết và thực tế trong các cuộc điều tra thống kê ở Việt Nam.

a. Xác định cỡ mẫu theo các công thức lý thuyết. Một tổng thể khi tiến hành điều tra không chia thành các tổng thể nhỏ (các tổ) thì chỉ có một cách xác định cỡ mẫu trên cơ sở thông tin về quy mô và phương sai của tổng thể chung. Đối với một tổng thể khi điều tra có chia thành các tổng thể nhỏ có hai cách xác định cỡ mẫu: Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu như trường hợp không phân tổ, sau đó phân bổ số mẫu chung cho các tổ theo nguyên tắc phân bổ mẫu. Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở quy mô và phương sai của từng tổ.

Công thức xác định cỡ mẫu theo hai cách nói trên nhưng chỉ cho trường hợp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản hoặc có phân tổ và được áp dụng cho nghiên cứu chỉ tiêu bình quân với cách chọn không lặp.

+ Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của tổng thể chung:

2 2 2 x 2 2 S . t . N S . t . N n    Trong đó: N - Số đơn vị tổng thể chung;

n - Số đơn vị mẫu; t - Hệ số tin cậy;

x - Phạm vi sai số chọn mẫu; S2 - Phương sai của tổng thể chung.

+ Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của các tổ t:         K 1 t 2 t t 2 2 x K 1 t 2 t t S w N 1 t S w n Trong đó: N - Số đơn vị tổng thể chung; n - Số đơn vị mẫu; t - Hệ số tin cậy; x - Phạm vi sai số chọn mẫu;

wt - Tỷ trọng số đơn vị của tổ t trong tổng thể chung; K - Số lượng tổ (t = 1, 2,...K);

2 t

S - Phương sai tổng thể chung của tổ t.

Từ các công thức trên, để xác định cỡ mẫu trong quá trình chuẩn bị phương án điều tra phải có được những thông tin sau:

- N: Số đơn vị tổng thể. Chỉ tiêu này có đầy đủ ở phần lớn các cuộc điều tra thống kê;

- wt: Tỷ trọng số đơn vị của tổ t trong tổng thể. Đại lượng này xác định được trên cơ sở so sánh số đơn vị từng tổ (Nt) với số đơn vị toàn bộ tổng thể (N);

- t, x: Hệ số tin cậy và phạm vi sai số chọn mẫu là những thông tin của chỉ tiêu điều tra và được ấn định từ trước do yêu cầu thuộc chủ quan của những người quản lý và tổ chức điều tra;

- 2 t

S : Phương sai của từng tổ t. Số liệu để tính các phương sai trên, cần có trước khi điều tra, song thực tế lại không có, do vậy thường phải dùng số liệu điều tra toàn bộ của các cuộc điều tra trước (nếu có). Trường hợp không có số liệu của các cuộc điều tra trước thì phải tiến hành điều tra mẫu nhỏ. Tuy nhiên, việc điều tra mẫu nhỏ cũng khá phức tạp, mất nhiều thời gian, nhiều khi còn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

của cuộc điều tra chính.

Một khó khăn nữa là trong một cuộc điều tra chọn mẫu thường tiến hành thu thập thông tin về nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu khác nhau sẽ có quy luật phân phối và độ biến thiên khác nhau, tức là có phương sai khác nhau.

Và do vậy, mỗi chỉ tiêu tính ra sẽ có một cỡ mẫu riêng (mặc dù yêu cầu về độ tin cậy (t) của các chỉ tiêu điều tra như nhau). Nói cách khác, có bao nhiêu chỉ tiêu điều tra thì phải tính bấy nhiêu cỡ mẫu, sau đó sẽ chọn ra cỡ mẫu lớn nhất dùng chung cho điều tra tất cả các chỉ tiêu. Với nhiều cỡ mẫu đòi hỏi phải tính nhiều phương sai nên công việc tính toán càng trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức, khó thực hiện.

Vì những đặc điểm trên đây, trong thực tế điều tra chọn mẫu ở nước ta còn ít khi áp dụng một cách trực tiếp các công thức trên để xác định cỡ mẫu.

Ngành Thống kê trong những năm gần đây đã có một số cuộc điều tra chọn mẫu mà các chuyên gia chọn mẫu đã dựa vào thông tin của các cuộc điều tra có liên quan trước đó để xác định cỡ mẫu theo công thức lý thuyết. Song kết quả thu được còn khiêm tốn.

b. Xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế: Trong thực tế nhiều khi các chuyên gia thống kê thường căn cứ vào cỡ mẫu của các cuộc điều tra có điều kiện và quy mô tương tự đã thực hiện thành công trước đó ở trong nước hoặc trên thế giới để xác định cỡ mẫu cho cuộc điều tra sau. Có nhiều cách xác định cỡ mẫu nhưng phổ biến nhất vẫn dựa vào tỷ lệ mẫu chung đã được điều tra và bổ sung thêm một tỷ lệ mẫu dự phòng nào đó.

Cách làm này đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện, tức là có tính khả thi cao. Tuy nhiên làm như vậy chủ yếu vẫn là theo chủ nghĩa kinh nghiệm và gần như chưa tính đến mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.

c. Xác định cỡ mẫu cũng dựa theo cỡ mẫu của cuộc điều tra nào đó: (có điều kiện, quy mô tương tự và đã được tiến hành thành công), nhưng có điều chỉnh (tăng lên hoặc giảm đi) trên cơ sở phân tích tỷ lệ sai số chọn mẫu của một số chỉ tiêu chủ yếu. Quá trình này được tiến hành theo hai hướng:

Trước hết liệt kê những chỉ tiêu chủ yếu cùng được tổ chức thu thập số liệu trong cả 2 cuộc điều tra (cuộc điều tra trước đó đã hoàn chỉnh và cuộc điều tra lần này đang chuẩn bị); trong đó chọn ra một chỉ tiêu trong cuộc điều tra lần trước có tỷ lệ sai số chọn mẫu lớn nhất (từ đây chỉ tiêu được chọn gọi là chỉ tiêu nghiên cứu).

Tiếp theo, tiến hành xem xét tỷ lệ sai số chọn mẫu của chỉ tiêu nghiên cứu tính được của cuộc điều tra lần trước và xử lý như sau:

- Nếu tỷ lệ sai số chọn mẫu đó lớn hơn mức độ cho phép thì phải điều chỉnh cỡ mẫu của cuộc điều tra lần này tăng lên so với cuộc điều tra trước;

- Nếu tỷ lệ sai số chọn mẫu đó nhỏ hơn mức độ cho phép thì có thể điều chỉnh cỡ mẫu giảm đi.

Chú ý:

+ So sánh tỷ lệ sai số chọn mẫu là căn cứ quan trọng để điều chỉnh cỡ mẫu. Song đó không phải là căn cứ duy nhất, mà thực tế còn phải dựa vào một số yếu tố khác như sự thay đổi về quy mô tổng thể chung, thay đổi về số lượng chỉ tiêu điều tra,...

+ Điều kiện để áp dụng cách điều chỉnh cỡ mẫu trên đây là trong cuộc điều tra kỳ trước phải tính được tỷ lệ sai số chọn mẫu cho các chỉ tiêu chủ yếu.

Cách ước lượng này đơn giản và thuận tiện hơn nhiều so với cách tính cỡ mẫu theo lý thuyết, nhưng lại có cơ sở chắc chắn hơn so với cách xác định cỡ mẫu có tính chất ước đoán thuần tuý theo kinh nghiệm.

d. Cách xác định cỡ mẫu chủ yếu dựa vào khả năng về kinh phí. Công thức xác định cỡ mẫu (n) trong trường hợp này như sau:

Z C C n   0 Trong đó: C - Tổng kinh phí được cấp;

C0 - Kinh phí chi cho các khâu chuẩn bị, tập huấn nghiệp vụ thu thập, xử lý và các chi phí chung khác;

Z - Chi phí cần thiết cho tất cả các khâu điều tra tính cho một đơn vị điều tra. Dựa trên các phương án điều tra chọn mẫu, tác giả nhận thấy việc sử dụng kết hợp giữa hai phương án trong đó dựa trên gợi ý, kinh nghiệm của các chuyên gia trong mảng điều tra thống kê đồng thời có sự tham khảo nhận xét từ những nghiên cứu đã thành công trước đó để xác định cỡ mẫu của nghiên cứu là phù hợp và có tính khả thi cao.

Mô hình nghiên cứu trong luận văn gồm 11 biến (1 biến phụ thuộc và 10 biến độc lập), do đó bộ mẫu cần ít nhất 110 quan sát (bằng số biến trong mô hình nhân 10 –

theo tư vấn của chuyên gia). Đồng thời phải được lấy mẫu ngẫu nhiên và phân bổ đều khắp theo các xã/ thị trấn tại huyện Khánh Vĩnh. Thông qua quá trình tham khảo các nghiên cứu, luận văn đã thành công trước đó người nghiên cứu nhận thấy có luận văn của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2011), Nghèo đói ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu tại Thái Nguyên, địa phương có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội với huyện Khánh Vĩnh là địa bàn nghiên cứu của luận văn. Tác giả Hạnh đã lấy 400 quan sát thuộc 2 huyện nghèo nhất để đại diện cho toàn tỉnh Thái Nguyên (trung bình khoảng 200 quan sát trên 1 huyện) và đã nghiên cứu thành công, chính vì vậy tác giả xác định số lượng quan sát của luận văn nên đáp ứng cả 2 con số 110 và 200 theo hai phương án đã đặt ra. Như vậy số lượng quan sát thực tế sau quá trình thu thập của tác giả là 261 quan sát đủ đáp ứng yêu cầu của một cuộc điều tra thống kê. Tuy nhiên để giảm bớt thời gian và kinh phí khi tiến hành điều tra tác giả lựa chọn giải pháp lấy mẫu thuận tiện.

Trình tự phân tích dữ liệu: Nhằm thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu

với dữ liệu thị trường, người nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu theo trình tự sau: - Mô tả mẫu điều tra: các kỹ thuật thông kê mô tả, để thể hiện đặc điểm mẫu và khẳng định mẫu đủ sức đại diện và đủ độ tin cậy cho các bước kiểm định mô hình.

- Ước lượng hàm hồi quy Logistic: thông qua phầm mềm SPSS.

- Phân tích phụ trợ: sử dụng kỹ thuật bảng thống kê để thể hiện sự tác động của các biến đến biến mục tiêu (khả năng nghèo đói của các hộ dân).

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế -xã hội và tình hình đói nghèo tại huyện Khánh Vĩnh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa, phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh. Huyện có diện tích 1.165 km² với dân số là 34.886 người. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên tỉnh lộ 652, cách tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang 30 km về hướng Tây. Ngoài ra huyện còn bao gồm các xã: Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Nam, Giang Ly, Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà, Khánh Thành, Khánh Phú và Sông Cầu.

3.1.1.2. Địa hình

Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là đồi núi và phân thành 2 khu vực chính. Khu vực phía Đông, dọc theo lưu vực các phụ lưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp, khu vực phía Tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh núi cao từ 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh, Mật độ sông suối bình quân là 0,65 km/km². Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang.

Địa hình phức tạp dốc cao, chiều dài sườn dốc ngắn; hướng dốc chủ yếu là hướng Tây -> Đông, Bắc -> Nam và Nam -> Bắc tuỳ theo các sông lớn như sông Cái, sông Chò, sông Cầu, sông Khế,... Mức độ chia cắt lớn nên việc khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất nông - lâm nghiệp còn nhiều khó khăn. Diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở vùng có độ cao dưới 100 m.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Những đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Khánh Vĩnh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.

- Đặc điểm chung: Do địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều dãy núi che hướng gió khác nhau nên điều kiện khí tượng thuỷ văn có biến đổi giữa các khu vực trong huyện:

+ Tiểu vùng núi cao: tập trung khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam huyện từ độ cao 600 m trở lên thuộc các xã Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Thượng, Giang Ly, Sơn Thái, Khánh Thành, Khánh Phú,.. Lượng mưa lớn giống như huyện Khánh Sơn, độ ẩm cao, dòng chảy phân bố khá đều trong năm.

+ Tiểu vùng núi thấp: tập trung vùng có độ cao dưới 600 m thuộc hầu hết các xã. Lượng mưa ít, phân bố dòng chảy không đều, các suối có lưu vực lớn song về mùa khô không sinh dòng chảy.

- Chế độ mưa: Phân bố lượng mưa không đều, chia làm 2 vùng rõ rệt.

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)